VnFinance
Thứ hai, 05/07/2021, 15:35 PM

GDP 6 tháng đầu năm tăng thấp 5,64%: Sức ép cuối năm

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% của năm 2021 là một thách thức và như vậy, sức ép đang dồn vào 6 tháng cuối năm.

Nỗ lực cao nhất

Với mức tăng 6,61% trong quý 2/2021, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 5,64%, thấp hơn so với mức dự báo 5,8% được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đưa ra trước đó.

Tổng cục Thống kê nhận định, dịch Covid-19 bùng phát tại một số địa phương trên cả nước từ cuối tháng 4/2021 với những diễn biến phức tạp, khó lường đang đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho nước ta trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.

Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) đánh giá, tốc độ tăng trưởng GDP 5,64% của 6 tháng đầu năm 2021 là một con số tích cực, xét trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành và có nhiều diễn biến phức tạp với các biến chủng virus SARS-CoV-2, sản xuất gặp nhiều khó khăn.

"Trong 6 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 và lần thứ 4 ở Việt Nam, đặc biệt là lần thứ 4 rất nghiêm trọng, chủng Delta có nguồn gốc Ấn Độ có tốc độ lây lan rất nhanh và khả năng lây nhiễm cao, nó lây lan ở những đầu tàu tăng trưởng kinh tế của cả nước như TP.HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang. Cho đến nay, Bắc Ninh, Bắc Giang đã cơ bản kiềm chế được dịch, còn TP.HCM tình hình dịch diễn biến phức tạp.

Cho nên, mức tăng trưởng 6,61% trong quý II/2021 thể hiện sự nỗ lực, cố gắng cao độ của doanh nghiệp, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ", ông Thịnh nhận xét. 

Xét về động lực tăng trưởng, vị chuyên gia cho biết, 6 tháng đầu năm có nhiều động lực tăng trưởng. Trước tiên, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng tốt, ước 11,42%, là động lực để sản xuất công nghiệp tăng 8,9%, bất chấp dịch bệnh tác động vào các khu công nghiệp.

Một động lực rất lớn khác là việc tái cấu trúc nền kinh tế đã đi vào chiều sâu. Nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm có tốc độ tăng trưởng 4,11% là mức rất cao, là nền tảng để kinh tế phát triển bền vững trong tương lai.

Bên cạnh đó, phải nhắc đến sự tăng trưởng khả quan của hoạt động xuất nhập khẩu, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 28,4%; nhập khẩu tăng 36,1%.

Với đầu tư công, theo ông Thịnh, giải ngân vốn đầu tư công thời gian qua còn chậm, dù đến tháng 5-6 đã được đẩy nhanh hơn, nhưng từ tháng 1-4/2021 rất sốt ruột với giải ngân vốn đầu tư công, nhất là giải ngân vốn vay ODA. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tận cuối tháng 5/2021, tốc độ giải ngân vốn vay ODA mới chỉ chỉ hơn 2%. Ông Thịnh cho rằng, điều này chưa ổn, phải đẩy mạnh hơn.

Về tiêu dùng, tiêu dùng trong nước từ tháng 1-4/2021 tăng trưởng khoảng 10%, nếu trừ tăng trưởng do giá thì vẫn còn khoảng 9%. Tuy nhiên, do tháng 5, 6 dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, người tiêu dùng phải thắt chặt hầu bao, giảm chi tiêu, nên mức tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng trong 6 tháng đầu năm chỉ khoảng 3,56% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng thấp và sẽ rất khó đạt được mức tăng trưởng lớn trong sản xuất, kinh doanh vì nếu không có tiêu dùng, sản xuất ra cũng để đấy.

Một điểm sáng trong 6 tháng đầu năm 2021 được PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ ra, đó là mặc dù đầu tư nước ngoài có giảm, vốn đăng ký cấp mới chỉ đạt gần 15,3 tỷ USD, giảm 2,6%, nhưng bù lại có một tín hiệu đáng mừng, đó là giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao, tăng so với cùng kỳ năm trước.

Điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt những người đã và đang đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Bên cạnh đó, vốn đầu tư tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Thách thức của 6 tháng cuối năm

Do tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 5,64%, thấp hơn mức dự báo của Bộ KH-ĐT, nên để đạt được tốc độ tăng trưởng cả năm 6,5% như kế hoạch đề ra thì theo tính toán của Tổng cục Thống kê tăng trưởng 6 tháng cuối năm phải đạt trên 7,2%.

Tán thành tính toán này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tốc độ tăng trưởng 6,5% là một mục tiêu thách thức nhưng không phải là không làm được, dĩ nhiên, nó còn tùy thuộc vào khả năng kiểm soát dịch Covid-19.

Theo ông Thịnh, những động lực tăng trưởng nêu trên sẽ tiếp tục phát huy trong 6 tháng cuối năm. Đặc biệt, dù đợt bùng phát dịch lần thứ 4 rất phức tạp với các biến chủng, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, dịch đã cơ bản được khống chế ở Bắc Ninh, Bắc Giang, các khu công nghiệp đã có thể hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới kể từ ngày 1/7. Ông Thịnh lưu ý, đóng góp của Bắc Ninh, Bắc Giang trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay cũng ngang ngửa TP.HCM. Do đó, động lực tăng trưởng về xuất nhập khẩu sẽ vẫn được phát huy.

Đối với TP.HCM, mặc dù dịch còn diễn biến phức tạp, nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của TP, ông Thịnh cho rằng, chỉ trong tháng 7, về cơ bản TP.HCM và các tỉnh lân cận có thể dập được dịch. Như vậy, động lực tăng trưởng lại quay trở lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Với hoạt động xuất, nhập khẩu, ông Thịnh cho biết, xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng lên đáng kể. Chưa kể, các thị trường chủ yếu của Việt Nam đã và đang tiến hành tiêm chủng đại trà và dần mở cửa trở lại. Các tổ chức quốc tế cho rằng Mỹ có thể tăng trưởng năm nay từ 6-7%, Trung Quốc khoảng 8,5%, EU khoảng 4,8%... Khi các thị trường chủ yếu của Việt Nam tăng trưởng và phát triển trở lại thì nhu cầu về nguyên vật liệu, linh phụ kiện sẽ tăng lên để đáp ứng đầu vào của sản xuất kinh doanh.

Thứ nữa, thu nhập của người dân cũng tốt hơn, nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Đây cũng sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào những thị trường này.

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam cũng đẩy mạnh nhập khẩu ở các thị trường trên, từ sắt, thép đến các linh phụ kiện, máy móc, nguyên liệu phục vụ da giày, may mặc... Việc nhập siêu trong 6 tháng, theo ông Thịnh, là không đáng ngại bởi danh mục nhập khẩu là các tư liệu sản xuất, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm là rất cao.

"Khi Việt Nam đẩy mạnh tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, chúng ta có thể quay trở lại sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới tốt hơn, thu nhập của người lao động sẽ tăng lên và tiêu dùng vì thế cũng tăng theo .

Việt Nam cũng đang đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết 63 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công, do đó có thể tin rằng trong  6 tháng cuối năm vốn đầu tư công sẽ được giải ngân cấp tập để đáp ứng yêu cầu", ông Thịnh nói và khẳng định, mức tăng trưởng trên 7% trong 6 tháng cuối năm là hoàn toàn có thể thành hiện thực.

Từ đây, ông lạc quan đưa ra 2 kịch bản bản tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm.

Kịch bản thứ nhất, nếu biến chủng SARS-CoV-2 tiếp tục có diễn biến phức tạp thì mức tăng trưởng kinh tế có thể đạt 6,8-7% trong 6 tháng cuối năm.

Kịch bản thứ hai, trong điều kiện thế giới có thể kiểm soát biến chủng Delta, nền kinh tế thế giới mở cửa sớm hơn, Việt Nam có thể khống chế được dịch bệnh ngay trong tháng 7, không để lây lan vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, tận dụng cơ hội, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tiêu dùng nội địa thì có thể đạt mức tăng trưởng 7-7,4% cho 6 tháng cuối năm.

Cần ưu tiên những vấn đề ngoài kinh tế

Thể hiện một quan điểm khác, PGS.TS Lê Cao Đoàn, nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, Việt Nam không nên sa đà vào tăng trưởng GDP và ở thời điểm này cần ưu tiên cho những vấn đề ngoài kinh tế.

Phân tích cụ thể, ông Đoàn cho hay, nền kinh tế đang chịu tác động bởi dịch bệnh, cần dự phòng cho sự suy giảm tăng trưởng. Khi dịch bệnh xảy ra, mọi hoạt động bình thường đều khó duy trì, từ đi lại, buôn bán đến các hoạt động văn hóa, giải trí..., những chuyện đó không tính toán được, do đó, các dự báo hiện nay rất khó, không khác nào "đếm cua trong lỗ".

Theo ông Đoàn, những vấn đề rất cơ bản của xã hội hiện nay đang bị xâm hại nặng nề, đó là chuyện sức khỏe của người dân, là chuyện học hành của trẻ, là sự ổn định trật tự-an ninh-xã hội... Phải giảm thiệt hại xuống mức tối thiểu và duy trì những yếu tố cơ bản đó để khi dịch bệnh qua đi có thể khôi phục nhanh chóng.

"Đó là những vấn đề ngoài kinh tế cần quan tâm hơn hiện nay. Kinh tế là cơ bản và lâu dài, nó mang tính quyết định nhưng hiếm có "giặc" nào như dịch Covid-19 hiện nay, do đó, nên điều chỉnh ngay các mục tiêu, chống dịch là ưu tiên hàng đầu.

Do dịch bệnh nên các mục tiêu đặt ra phải giảm đi rất nhiều, chúng ta cần ưu tiên cho những yếu tố dễ bị tổn thương nhất. Giảm mục tiêu không có nghĩa là kém hơn, trái lại giảm để cho các yếu tố cơ bản khác ổn định lại là  rất tốt. Xét về lâu dài, những yếu tố ngoài kinh tế như giáo dục, sức khỏe con người... chính là yếu tố để kinh tế phát triển dài hạn", PGS.TS Lê Cao Đoàn nói.


Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
20/05/2025 Tin nóng

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...

Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
20/05/2025 Tin nóng

Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
20/05/2025 Tin nóng

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
15/05/2025 Tin nóng

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.

Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
14/05/2025 Tin nóng

Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.

Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
14/05/2025 Tin nóng

Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...

Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
14/05/2025 Tin nóng

Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...

VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
14/05/2025 Tin nóng

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
13/05/2025 Tin nóng

Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
12/05/2025 Tin nóng

Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...

EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
12/05/2025 Tin nóng

Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...

Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
12/05/2025 Tin nóng

Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...

Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
10/05/2025 Tin nóng

Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...

Lộ diện nhiều khí tài 'khủng' tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
10/05/2025 Tin nóng

Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).

Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
09/05/2025 Tin nóng

Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
08/05/2025 Tin nóng

Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.

'Cuộc chiến' thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
07/05/2025 Tin nóng

Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...

CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
07/05/2025 Tin nóng

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài...

PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
06/05/2025 Tin nóng

Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, những thông báo về thuế quan của Mỹ đã khiến Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 giảm...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance