VnFinance
Thứ ba, 22/12/2020, 09:57 AM

Gió Tây yếu dần, Kiev nuối tiếc khi bài Nga cực đoan

Có lẽ "anh em xa" sẽ vui lòng bị "bán", song "láng giềng gần" thì không phải muốn "mua" là được. Rõ ràng bài Nga cực đoan là Kiev sai lầm...

Ngày 16/12, trong cuộc thảo luận về về các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ukraine năm 2021, Ngoại trưởng Dmitry Kuleba cho hay, xúc tiến đối thoại, sau đó hoàn thiện chiến lược quan hệ với Nga là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Kiev.

Dù cho rằng trong quan hệ với Moscow, việc tiếp cận phải được tiến hành một cách thận trọng do trong đời sống chính trị-xã hội Ukraine còn nhiều cảm xúc về vấn đề này, nhưng ông Kubela khẳng định cải thiện quan hệ với Nga là tối cần thiết.

Thậm chí, người đứng đầu ngành ngoại giao Ukraine còn nhấn mạnh rằng những ai vì đất nước Ukraine, yêu đất nước Ukraine thì phải có cái nhìn tỉnh táo về nước láng giềng phía đông, bởi Ukraine "không bao giờ có thể chạy khỏi vị trị địa lý của mình".

Từ nhìn nhận đó, Ngoại trưởng Dmitry Kuleba đã khẳng định : "Nếu không có chiến lược quan hệ với Nga thì sẽ không thể có an ninh và thịnh vượng với Ukraine. Vì vậy, điều này phải được tiến hành", RIA Novosti tường thuật.

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Nói là làm, Ngoại trưởng Ukraine đã tìm cách liên lạc với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau 8 tháng hai bên không có tiếp xúc nào, kể từ cuộc họp cấp ngoại trưởng của Nhóm Bộ tứ Normandy hồi tháng 4/2020 theo hình thức trực tuyến.

Ông Dmitry Kuleba cam kết :"Tôi hoàn toàn không chống Nga....Tôi kiên quyết bác bỏ những cáo buộc rằng tôi chống Nga". Ông Kubela cho biết ông luôn sẵn sàng đối thoại với Ngoại trưởng Lavrov và tin rằng họ có nhiều điều để nói với nhau.

Tuy nhiên, mong muốn của người đứng đầu ngành ngoại giao Ukraine không được đáp ứng từ người đồng cấp Nga, vì "ông ấy không trả lời cuộc gọi của tôi  và cũng không gọi lại theo yêu cầu của tôi".

Ngoại trưởng Ukraine cho biết người đồng cấp Nga không muốn tiếp xúc với ông - cả trong định dạng Normandy lẫn phương thức đối thoại song phương. "Tôi không buồn, không rơi nước mắt, nhưng thất vọng vì không có liên lạc và cơ hội trao đổi".

Từ lập trường và quan điểm đến hành động và cảm xúc của Ngoại trưởng Kuleba cho thấy dường như chính quyền Ukraine nhiệm kỳ 2 thời hậu Yanukovych đã có thay đổi căn bản trong đánh giá về mối quan hệ với Nga.

Điều này khiến dư luận khá ngạc nhiên, vì mới đây thôi chính quyền Kiev - đi đầu là Ngoại trưởng Kuleba - còn xây dựng Cương lĩnh Crimea, kêu gọi Mỹ-phương Tây giúp giải phóng bán đảo này và kế hoạch hành động bắt đầu từ tháng 5/2021.

Tuy nhiên, theo giới phân tích thì sự thay đổi của chính quyền Ukraine đương nhiệm theo hướng tích cực trong quan hệ với Nga là hoàn toàn có thể hiểu được. Điều đó xuất phát từ cả Ukraine, "láng giềng gần" Nga và "anh em xa" Mỹ-phương Tây.

Thứ nhất, từ Ukraine. Chính sách bài Nga cực đoan của Kiev mang lại hậu quả rất lớn đối với Ukraine. Bởi cứ mỗi khi Moscow chiều lòng Kiev là người dân, doanh nghiệp và đất nước Ukraine lại mất đi những lợi ích to lớn có được từ Nga.

Sau khi lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych hồi tháng 2/2014, chính quyền Kiev thời hậu EuroMaidan gần như cắt đứt quan hệ ngoại giao với Moscow. Cùng với đó là Ukraine đã đóng giao thông hàng không, cắt đứt giao thông đường sắt với Nga.

Không dừng lại ở đó, chính quyền Kiev đã "té nước" theo Mỹ-phương Tây, khi áp đặt trừng phạt các công dân và thực thể pháp lý của Nga. Giới chính trị Maidan xem bài Nga cực đoan là hành trang bước vào ngôi nhà chung Châu Âu-Đại Tây Dương 

Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Thị trường Tài chính của Duma Quốc gia Nga Anatoly Aksakov đã cho rằng : "Trên thực tế chính phủ Ukraine không chống nước Nga, mà chống chính nhân dân Ukarine".

Bởi chính quyền Ukraine thực hiện trừng phạt Nga là kinh tế hoá chính trị, trong khi người dân Ukraine không liên quan đến các mưu đồ của Kiev. Song thực tế chứng minh hậu quả từ việc bị vạ lây lại vô cùng nặng nề với cuộc sống và công việc của họ.

Ukraine cấm toàn bộ chuyến bay thẳng đến Nga

Hẳn dư luận còn nhớ việc Nga, hồi tháng 12/2017, hoàn tất việc nắn lại tuyến đường sắt phía Nam nước Nga - vốn kết nối thông thương với Ukraine - khiến cho kinh tế Ukraine thiệt hại tới 200 triệu USD mỗi năm.

Theo đánh giá của chuyên gia độc lập về giao thông Aleksey Zakharov, thiệt hại của Ukraine, kể từ ngày 11/12/2017, khi Nga ngừng hoạt động giao thông đường sắt qua lãnh thổ nước này, bao gồm phí quá cảnh mà Nga trả cho Ukraine.

Bên cạnh đó là thiệt hại của người dân các địa phương của Ukraine khi mất việc làm và thu nhập bởi không còn được phục vụ các đoàn tàu Nga. Ngân sách của các địa phương tại Ukraine cũng bị thất thu.

Chỉ một ví dụ nhỏ đã cho thấy Ukraine thiệt hại như thế nào mỗi khi Moscow chiều lòng Kiev. Mà Nga từng là đối tác lớn nhất của Ukraine, thử hỏi lợi ích người dân và doanh nghiệp Ukraine bị mất lớn chừng nào bởi chính sách bài Nga của Kiev.

Trong khi đó lợi ích có được từ những người "anh em xa" lại quá nhỏ. Bởi lẽ sau khi để mất bán đảo Crimea, Washington và đồng minh rất thất vọng với Kiev-Maidan, vì vậy Mỹ-phương Tây được cho là chỉ giúp Ukraine "nước lã cầm hơi".

Từ khi hướng Tây, xã hội Ukraine thì liên tục bất ổn, kinh tế Ukraine thì nợ công tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng, chất lượng sống người dân thì chậm được cải thiện, còn chính quyền thì ngày càng phụ thuộc, lệ thuộc những người "anh em xa".

Khi đại dịch Covid-19 hoành hành, những người "anh em xa" phải vật lộn với cuộc sinh tồn khiến việc trợ giúp Kiev vốn đã ít ỏi càng ít ỏi hơn. Vì vậy, Kiev tính "bán anh em xa" để "mua láng giềng gần" là có thể hiểu được.

Thứ hai, từ "anh em xa" Mỹ-phương Tây. Những chuyển động trong không gian Châu Âu-Đại Tây Dương cùng những hành xử của Washington và các đồng minh trước những chuyển động trong không gian hậu Xô Viết, khiến Kiev vỡ mộng.

Có thể thấy, khi quyết định chọn đóng cửa hướng Đông, mở cửa đón gió Tây, chính quyền Ukraine thời hậu Yanukovych rất kỳ vọng vào những người "anh em xa" giúp nhanh chóng đưa Ukraine bước vào ngôi nhà chung Châu Âu-Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, gió Tây không hẳn là toàn gió lành, mà những cơn gió thổi lại Ukraine từ hướng Tây có nhiều độc tố. Trong khi xã hội Ukraine chưa thể sạch trơn tàn dư đối đầu ý thức hệ vốn tồn tại gần một thế kỷ.

Khi gió Tây thổi vào đã cho khiến đời sống chính trị và đời sống xã hội Ukraine có những chuyển động không như giới chính trị Ukraine có tư tưởng hướng Tây mong muốn. Vì vậy, đến nay máu và nước mắt vẫn thầm đẫm các cấu trúc xã hội Ukraine.

Máu và nước mắt còn thấm đẫm cấu trúc xã hội Ukraine

Khi tình hình diễn ra tại Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 cùng với những gì diễn ra tại Châu Âu cho thấy chuẩn của "nền văn minh phương Tây" dường như còn quá xa với Ukraine, vì thế Kiev đã trở nên thực tế hơn trong nhìn nhận "hướng Tây".

Điều đó cộng thêm những hành xử "khó hiểu" của Washington và các đồng minh đối với những chuyển động gần đây trong không gian hậu Xô Viết, khiến cho Kiev trở thành con tin của Moscow bởi chính sách bài Nga cực đoan của mình.

Từ bầu cử tổng thống tại Belarus, rồi biểu tình bạo loạn tại Kyrgyzstan đến xung đột ở Nargono-Karabakh, Mỹ-phương Tây đều cho thấy sự dè dặt của mình trước các hành động của Nga-Putin.

Hậu quả của việc Washington và đồng minh dè dặt khiến lần đầu tiên sau hơn 1/4 thế kỷ, từ khi Liên Xô tan rã, Nga hiện diện quân sự trên toàn Nam Caucasus. Đây như một sự báo trước cho Kiev về việc rơi vào vòng xoáy ngoại giao nước lớn Mỹ-Nga.

Bất an trước hiệu ứng từ lối hành xử của những người "anh em xa", Kiev chủ động đánh tiếng với người "láng giềng gần" là cần thiết và hợp lý. Chỉ có điều Kiev đã chạy quá xa về hướng Tây nên không dễ dàng quay lại hướng Đông.

Thứ ba, từ "láng giềng gần" Nga. Moscow không "cạn tàu ráo máng" và Nga vượt cấm vận của Mỹ-phương Tây một cách ngoạn mục đã cho Kiev thấy lợi ích địa chính trị của nước Nga mới thực sự đảm bảo an ninh và thịnh vượng cho Ukraine.

Thời điểm chính quyền Kiev trừng phạt tới 1.762 cá nhân và 786 pháp nhân Nga mà Moscow vẫn không thực hiện trừng phạt các cá nhân và pháp nhân Ukraine, nhiều ý kiến cho rằng Nga còn quá nhiều lợi ích liên quan nên Tổng thống Putin phải dè dặt.

Song thực tế đã chứng minh đó là những nhận định không chính xác, mà lý do Tổng thống Putin và chính phủ Nga không muốn trừng phạt các cá nhân và pháp nhân cụ thể của Ukraine là không muốn làm khổ người dân Ukraine

Điều đó thể hiện rõ qua việc, ngày 24/9/2015, Thủ tướng Nga Medvedev đã ký sắc lệnh, giảm 9,8% giá khí đốt bán cho Ukraine, từ 252 USD /1000m3 xuống còn 227,36 USD/1000m3, dù khi đó chính quyền Kiev thực hiện chính sách bài Nga.

Còn Chủ tịch Ủy ban Thị trường Tài chính của Duma Quốc gia Anatoly Aksakov thì lên tiếng : "Người dân Ukraine đến Nga làm việc và kiếm tiền, chúng ta không ngăn cản người dân Ukraine đến Nga...Nga là người anh em của Ukraine".

Đến nay, dù Nga có ban hành nhiều lệnh trừng phạt Ukraine như hầu hết là nhằm trả đũa chính quyền Kiev và các biện pháp trả đũa của Moscow luôn nhẹ hơn, nó không hướng tới việc tương xứng với các biện pháp trừng phạt của Kiev.

Không những thể hiện sự thân thiện với người dân Ukraine, chính quyền Tổng thống Putin cũng không thể hiện "cạn tàu ráo máng" với chính quyền Kiev, khi Moscow sẵn sàng rộng lượng trước sự ương ngạnh, quá quắt của Kiev. 

Nga vượt cấm vận ngoạn mục tạo ra sức hút với Ukraine

Chỉ riêng việc Kiev quyết không trả 3 tỷ USD trái phiếu Châu Âu chính quyền Tổng thống Yanukovych vay của Nga, nhưng Nga vẫn trả tiền cho Ukraine trong vụ kiện phi lý liên quan đến khí đốt Nga quá cảnh Ukraine, đã thấy Moscow rộng lượng.

Khi đại dịch Covid-19 hoành hành, kinh tế Nga đã thể hiện thích ứng tốt hơn cả kinh tế Mỹ và nhiều nước phương Tây. Điều này một lần nữa chứng tỏ nước Nga đã vượt cấm vận một cách ngoạn mục và Kiev phải tận dụng lợi ích khai thác được từ Nga.

Có một điều cho thấy cách cải thiện quan hệ Ukraine-Nga là tối cần thiết với Kiev. Đó là Nga không tăng trưởng bằng gia tăng nợ công, trong khi Mỹ và hầu hết những là nước "anh em xa" của Ukraine lấy gia tăng nợ công làm nền tảng cho tăng trưởng.

Trong kinh tế, người không có nợ thì mới có thể có tiền giúp người khác và giúp một cách vô tư, còn người mang nợ đầy mình thì nếu có giúp người khác cũng chỉ là vay nợ giúp và tất nhiên là không thể giúp vô tư.

Do vậy, Kiev tính "bán anh em xa mua láng giềng gần" là cần thiết và hợp lý. Có lẽ "anh em xa" sẽ vui lòng để bị Kiev "bán", song "láng giềng gần" thì Kiev không phải muốn "mua" là được. Thế mới thấy bài Nga cực đoan là Kiev đã quá sai lầm!


Phó Thủ tướng chỉ đạo không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng
Phó Thủ tướng chỉ đạo không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng
19/04/2025 Tin nóng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Trong hệ sinh thái xanh, công nghệ xanh có vai trò quyết định
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Trong hệ sinh thái xanh, công nghệ xanh có vai trò quyết định
19/04/2025 Tin nóng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng Kế hoạch hành...

Thuế đối ứng Hoa Kỳ: phải nhìn nhận trong nguy có cơ
Thuế đối ứng Hoa Kỳ: phải nhìn nhận trong nguy có cơ
19/04/2025 Tin nóng

Quyết định tăng thuế nhập khẩu các ngành hàng sang Hoa Kỳ tới 46% của Tổng thống Hoa Kỳ, công bố hồi đầu tháng 4, đang trở thành mối lo ngại toàn cầu. Tuy nhiên,...

5 địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2025
5 địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2025
15/04/2025 Tin nóng

Cục Thống kê cho biết, trong quý I/2025 có 43 địa phương có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của cả nước, trong đó phải kể đến 5 địa phương dẫn đầu về tăng...

Du khách tấp nập tới TPHCM dịp lễ 30/4, tour lịch sử hứa hẹn 'hút khách'
Du khách tấp nập tới TPHCM dịp lễ 30/4, tour lịch sử hứa hẹn "hút khách"
13/04/2025 Tin nóng

Nhiều người dân ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước đã có kế hoạch đến TPHCM xem các hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Trong khi đó, các đơn vị...

Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán
12/04/2025 Tin nóng

Chính sách thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có hiệu lực vào ngày 9/4 đang tạo ra những chấn động đối với thương mại toàn cầu.

Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
11/04/2025 Tin nóng

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa; riêng đối với Trung Quốc,...

Thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực
Thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực
09/04/2025 Tin nóng

Hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Mỹ bắt đầu chịu mức thuế mới từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.

Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
09/04/2025 Tin nóng

Theo Cục Thống kê, trong quý I/2025, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I/2025, CPI...

Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
08/04/2025 Tin nóng

Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, người dân và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ...

'Đòn thuế' của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
08/04/2025 Tin nóng

Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu...

7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
07/04/2025 Tin nóng

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...

Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
05/04/2025 Tin nóng

Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.

Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
05/04/2025 Tin nóng

Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...

Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
04/04/2025 Tin nóng

Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.

Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
04/04/2025 Tin nóng

Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...

Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
04/04/2025 Tin nóng

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.

5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
04/04/2025 Tin nóng

Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...

Giám đốc AmCham: 'Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam'
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
04/04/2025 Tin nóng

Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance