Gói 26.000 tỷ được giải ngân quá ít, cần thêm gói hỗ trợ mới để 'cứu' doanh nghiệp
Theo PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, sau hơn 2 tháng triển khai gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 68, đã giải ngân được hơn 380 tỷ đồng cho 730 doanh nghiệp trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất kinh doanh tại 63 tỉnh, thành. Đây là con số quá ít trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp cần hỗ trợ để vượt qua đại dịch.
Chính sách chưa đi vào cuộc sống
Tại Tọa đàm tham vấn các chuyên gia kinh tế chuyên gia về kinh tế - xã hội do Chủ tịch Quốc hội chủ trì sáng 27/9, PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 đã khiến các doanh nghiệp (DN) vốn đã gặp rất nhiều khó khăn từ các đợt sóng dịch bệnh trước nay càng thêm khó khăn, làm cho nhiều DN trên bờ vực phá sản. Do vậy, rất cần phải có các chính sách can thiệp của Nhà nước để cứu DN.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Cộng đồng DN bị ảnh hưởng trên diện rộng, đáng kể nhất là với các DN siêu nhỏ và DN nhỏ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (hợp tác xã) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn 90% hợp tác xã giảm doanh thu và lợi nhuận; lao động bị cắt giảm, nghỉ việc không lương chiếm hơn 50% tổng số lao động.
Theo PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, thực tế này đang đòi hỏi các cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, nhất là trong những ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp với tổng thể các biện pháp, chủ yếu mang tính ngắn hạn, ứng phó với dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia này, nhiều chính sách vẫn chưa đi vào cuộc sống.
Cụ thể, vì khó khăn về thủ tục nên gói hỗ trợ cho vay 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% dành cho DN để trả lương cho người lao động mất việc vì COVID-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2020 gần như không có được kết quả, vì số tiền giải ngân không đáng bao nhiêu.
Về gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng hỗ trợ DN vay theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết, sau hơn 2 tháng triển khai, đến ngày 17/9, hệ thống đã phê duyệt 746 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền trên 392 tỷ đồng để trả lương cho 112.397 lượt người lao động.
"Trong đó đã giải ngân được 382 tỷ đồng cho 730 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 109.373 lượt người lao động tại 63 tỉnh, thành phố. Con số như vậy là quá ít trong bối cảnh rất nhiều DN cần hỗ trợ", PGS. TS. Bùi Quang Tuấn đánh giá.
Theo chuyên gia Bùi Quang Tuấn, số lượng DN nộp hồ sơ vay vốn trả lương cho người lao động như vậy là rất ít so với nhu cầu hiện nay. Thực trạng này bắt nguồn từ thủ tục còn khó khăn cộng với tình trạng giãn cách xã hội làm cho việc đi lại không dễ dàng.
Nhiều DN phản ánh đang gặp không ít khó khăn về các điều kiện vay vốn, nhất là yêu cầu DN phải có quyết toán thuế thu nhập DN năm 2020 và hiện không có nợ xấu. Trong điều kiện dịch bệnh kéo dài, những yêu cầu đó là quá khó với DN.
Cần gói hỗ trợ mới cho doanh nghiệp
Trước thực trạng trên, PGS. TS. Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh việc Chính phủ cần ban hành gói hỗ trợ mới cho DN. Đây là giải pháp trọng tâm, trước mắt để hỗ trợ DN vượt qua đại dịch.
Ông Tuấn đề xuất, gói kích thích nhằm hỗ trợ DN kịp thời, bao gồm: Gia hạn nợ, khoanh nợ cho các DN, nhất là các DN trong khu vực dịch vụ; Thực hiện miễn, giảm thuế, lùi thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh, miễn, giảm các nghĩa vụ đóng góp, chú ý đến khoanh nợ cho các DN bị tác động nặng nề; Cơ cấu lại các khoản nợ, khoanh trả lãi tiền vay, không tính vay quá hạn; thuận lợi hóa tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DN; miễn giảm thuế trong đó có thuế VAT ở một số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề và có tầm quan trọng để DN có thời gian phục hồi.
Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, DN và người dân chịu tác động rất mạnh của COVID-19, các giải pháp kiểm soát dịch bệnh và phục hồi nền kinh tế trước tiên phải lấy DN và người dân làm trung tâm và là mục tiêu của các chính sách can thiệp.
Chính phủ nên xem xét giải cứu tất cả DN gặp khó khăn, không nên phân biệt DN nào. Còn trong tình huống bắt buộc phải lựa chọn một số đối tượng để giải cứu theo hướng có trọng tâm, trọng điểm do nguồn lực có hạn, thì cần có các tiêu chí phù hợp.
Ngoài ra, cần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở trên các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, quá trình này không dễ dàng, khó liên tục và dễ thất bại do nhiều nguyên nhân. Cần hỗ trợ phát triển bằng công cụ thể chế và tài chính đối với các DN công nghệ số để tạo cú huých chuyển đổi số.
Tập trung cắt giảm chi phí logistics, chi phí vận chuyển cũng được chuyên gia kiến nghị. Trong đó, cần đẩy mạnh thực hiện đầy đủ các giải pháp cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; chú trọng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giảm chi phí và giá thành vận chuyển, thành lập tổ công tác liên ngành của các bộ và các cơ quan liên quan để rà soát, tháo gỡ ngay các khó khăn về chi phí logistics và tình trạng thiếu công-ten-nơ; tiếp tục cắt giảm các loại phí, chi phí đối với các hoạt động phục vụ xuất nhập khẩu.
Với đề xuất khẩn trương xây dựng chính sách mở cửa cho thị trường du lịch quốc tế, ông Tuấn kiến nghị Việt Nam cần nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng áp dụng chế độ chứng nhận miễn dịch y tế để đón tiếp, phục vụ các đối tượng đã tiêm chủng hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 tham gia các hoạt động giao thương quốc tế; chủ động, tích cực và sáng tạo trong hợp tác quốc tế, khu vực, song phương và đa phương trong việc đồng bộ hóa các tiêu chí và điều kiện kỹ thuật về thống nhất chấp nhận các hình thức xác nhận miễn dịch COVID-19 trong giao thương quốc tế.
Ngoài ra, cần coi các khu công nghiệp là thành trì cần được bảo vệ và duy trì sản xuất, bảo đảm dịch không xâm nhập và lây lan tại các khu công nghiệp.
"Bảo vệ và duy trì sản xuất các khu công nghiệp là bảo vệ uy tín của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế về phục hồi chuỗi cung ứng để giữ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác", ông Tuấn nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
-
NHNN bác tin có gói hỗ trợ 20.500 tỷ đồng
-
Tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng: Doanh nghiệp cần chính sách giãn nợ từ phía ngân hàng
-
Điều kiện "không có nợ xấu" là rào cản lớn khi doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ
-
Tổng giám đốc Viettravel: Các gói hỗ trợ doanh nghiệp rất khó tiếp cận, chỉ tiếp cận được trên tivi
-
Nới điều kiện, gói hỗ trợ 16.000tỷ giải ngân được 31tỷ
Đề xuất miễn học phí trường công, hỗ trợ học sinh trường tư
Sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi đến năm 2030,...
Đề xuất giảm 2% VAT với toàn bộ hàng hóa, dịch vụ
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ.
Hà Nội triển khai bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện trước 30/9/2025
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý, vận hành hệ thống y tế, đồng thời từng bước xây dựng nền y tế số hiện...
Hải Phòng: 100% người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp qua tài khoản
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Xem nhiều




