Hơn một nửa số vụ rò rỉ liên hệ với TQ, đến lượt Hàn Quốc lo bảo vệ bí mật công nghệ
"Tổn hại tài chính sẽ như thế nào nếu các bản vẽ này rơi vào tay Trung Quốc?" thẩm phán tại phiên toà ở thành phố Suwon, Hàn Quốc nói về hành vi phạm tội của các bị cáo.
83/123 vụ rò rỉ công nghệ có liên hệ đến Trung Quốc
Mặc bộ quần áo tù màu be, hai cựu nhân viên Samsung ngồi im lặng nghe đại diện toà án phán xử.
"Tổn hại về tài chính sẽ như thế nào nếu các bản vẽ này rơi vào tay phía Trung Quốc?" thẩm phán nhận định khi nói về hành vi phạm tội của các bị cáo tại phiên toà ở thành phố Suwon, thủ phủ của quận Gyeonggi vào tháng 11/2020.
Nếu bị tuyên có tội, cả 3 bị cáo sẽ phải đối mặt với án phạt ít nhất 3 năm tù.

Hai bị cáo trong phiên xử, một người trong đó là nghiên cứu cấp cao tại Samsung Display, đã bị các công tố viên Suwon bắt giữ vào tháng 8 với cáo buộc làm lộ công nghệ của Samsung về quá trình sản xuất màn hình OLED cho Trung Quốc, qua đó vi phạm đạo luật bảo vệ các công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.
Các công tố viên cho rằng những người này đã hợp tác với một công ty sản xuất Hàn Quốc để phát triển hệ thống máy sản xuất màn hình dựa trên công nghệ của Samsung, và sau đó lên kế hoạch bán nó cho một công ty Trung Quốc. Bị cáo thứ ba, là một quản lý tại đơn vị cung cấp vật tư, cũng có mặt tại phiên toà.
Vấn đề được đưa ra trong phòng xử tại Suwon có thể mang tầm quan trọng đối với tương lai của tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc.
Samsung Electronics hiện có giá trị vốn hoá vào khoảng 486,54 tỷ USD, và ghi nhận lợi nhuận vào khoảng 32,4 tỷ USD trong năm tài khoá 2020. Bên cạnh đó, Samsung còn giữ thị phần đứng đầu toàn cầu trong một loạt các sản phẩm điện tử, từ điện thoại di động, cho tới TV và chip thẻ nhớ.
Tuy nhiên, thành công của Samsung đã khiến tập đoàn này trở thành mục tiêu từ các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, vốn đang tìm hướng đi phát triển mới trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh.
Việc đảm bảo sự thành công trong tương lai của Samsung, cũng như bảo vệ các bí mật công nghệ là các ưu tiên thuộc tầm quốc gia đối với chính quyền Seoul. Thực tế cho thấy quá trình điều tra và sau đó dẫn đến việc bắt giữ các nhân viên của Samsung đến từ một chiến dịch bí mật của Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS).
Chính phủ Hàn Quốc nhận định các công nghệ liên quan đến màn hình OLED là "công nghệ trọng yếu của quốc gia", và NIS có một bộ phận chuyên trách đảm bảo các công nghệ này không lọt ra bên ngoài lãnh thổ.
Bất chấp việc Hàn Quốc đã tăng mạnh các án phạt nhằm vào hành vi rò rỉ công nghệ, các vụ việc về gián điệp doanh nghiệp vẫn không có xu hướng suy giảm.
Trong vòng năm năm từ 2014-2019, có tổng cộng 123 vụ việc về rò rỉ công nghệ được phát hiện tại Hàn Quốc, trong đó có 83 vụ có liên hệ tới Trung Quốc. Các mục tiêu trong những trường hợp này thường là các công ty lớn của Hàn Quốc trong lĩnh vực chất bán dẫn, sản xuất màn hình hay đóng tàu.
Kế chiêu dụ nhân viên của Trung Quốc
Đối mặt với các nguy cơ này, Samsung cũng không đứng yên. Các biện pháp được gã khổng lồ về công nghệ này đưa ra đến từ cả các khu vực làm việc và trong bộ phận các thiết bị điện tử được sản xuất.
Samsung đã vô hiệu chế độ quay phim và ghi âm trong các thiết bị điện thoại của nhân viên làm việc trong các cơ sở nghiên cứu hay sản xuất. Tại một trung tâm nghiên cứu, các giấy in được sử dụng trong máy photocopy có chứa hoạt chất kim loại.
Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các nhân viên in những tài liệu nhạy cảm và mang ra bên ngoài khi không có sự cho phép từ các cấp có thẩm quyền. Mỗi khi những giấy tờ này được mang ra ngoài văn phòng, hệ thống báo động sẽ được kích hoạt.
Trong bối cảnh chính phủ Hàn Quốc kêu gọi các công ty trong nước áp dụng chế độ làm việc từ xa do đại dịch Covid-19, Samsung vẫn kiên trì thực hiện chính sách không cho phép nhân viên mang các tài liệu kĩ thuật ra khỏi nơi làm việc.
Nhưng dù cho các biện pháp này có chặt chẽ đến đâu, rủi ro vẫn không nhỏ khi Samsung có tới 287.000 nhân viên trên toàn cầu, và họ hoàn toàn có quyền được đổi việc.
Một yêu cầu tuyển dụng được đăng trên một trang web Hàn Quốc có đoạn "Nơi làm việc: tại Trung Quốc" hoặc "Mong muốn tuyển dụng nhân viên từng làm tại các công ty sản xuất màn hình", cùng với những lời hứa như "sẽ có ưu đãi đối với những người từng làm việc tại S hay L".
Đây là những chữ cái viết tắt của Samsung và LG, nơi các nhân viên thường được các công ty Trung Quốc săn đuổi với những hứa hẹn về lương cao và nhiều chế độ cao. Đối với những kĩ sư cảm thấy khó cạnh tranh việc làm trong một môi trường khắc nghiệt tại những tập đoàn của Hàn Quốc, việc chuyển việc sang một công ty Trung Quốc rõ ràng là một phương án hấp dẫn.
Theo các kĩ sư tại Tập đoàn công nghệ BOE, hãng sản xuất màn hình lớn nhất Trung Quốc, công ty hiện có khoảng 120 người Hàn Quốc làm việc tại các nhà máy và cơ sở nghiên cứu. Trong số này có khoảng 50 người là cựu kĩ sư của Samsung và từng đứng đầu quá trình phát triển màn hình OLED cho Apple.
Nhiều người trong số họ đã bỏ việc tại công ty Hàn Quốc sau khi bị giảm lương trong giai đoạn 2015-2016.
Nhà máy của BOE tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã thiết lập dây chuyền sản xuất tương tự như tại nhà máy chính của Samsung Display tại thành phố Asan, tỉnh Chungcheong, Hàn Quốc. BOE cũng có nhiều thiết bị và máy móc do Nhật Bản sản xuất, vốn được mua thông qua các chương trình trợ cấp từ chính phủ Trung Quốc.
BOE hiện là nhà cung cấp màn hình OLED cho thị trường sửa chữa điện thoại iPhone, và công ty đang kì vọng sẽ trở thành nhà cung cấp chính thức cho các mẫu iPhone mới trong năm nay.
Với sự hậu thuẫn từ chính phủ Trung Quốc, BOE đang nỗ lực trở thành nhà cung cấp màn hình chính của Apple, từ đó trở thành mối đe doạ lớn đối với thị phần toàn cầu của Samsung.
Hiện không có quy định nào cấm các chuyên gia Hàn Quốc làm việc ở những công ty nước ngoài, nhưng những người này đều hiểu rõ những rủi ro đi cùng với điều đó.
Các kĩ sư Hàn Quốc và những người làm việc tại Trung Quốc thường đổi tên để tránh bị nhà chức trách hay công ty cũ tại Hàn Quốc theo dõi. Khi quay trở về Hàn Quốc, họ sẽ thường quá cảnh qua Hồng Kông hay Thượng Hải.
Một kĩ sư tại BOE cho biết người này thường tránh các chuyến bay thẳng do lo ngại bị bắt giữ với nghi ngờ tiết lộ bí mật công nghệ trong quá trình nhập cảnh tại sân bay quốc tế Incheon gần Seoul. Với việc đi qua những tuyến bay tấp nập, anh ta thường tự nhận là doanh nhân thông thường.
Vào năm 2020, ban lãnh đạo BOE đã tuyển dụng Chang Won-ki, một kĩ sư công nghiệp kì cựu từng giữ vị trí đứng đầu trong liên danh sản xuất màn hình LCD giữa Samsung và Sony, cho vị trí phó chủ tịch tại đơn vị sản xuất chất bán dẫn.
Tuy nhiên, Chang sau đó đã rời bỏ công ty Trung Quốc sau khi thông tin làm việc tại đây được nhà chức trách tại Hàn Quốc ghi nhận và làm dấy lên lo ngại về rủi ro rò rỉ công nghệ.
"Tôi đã chấp nhận công việc với điều kiện công ty sẽ không cạnh tranh với Samsung", ông Chang nói với truyền thông địa phương, nhưng cũng cho biết thêm ông đang chịu áp lực bởi các luồng thông tin gây hiểu lầm tại Hàn Quốc về việc mình đang góp phần khiến công nghệ lõi bị "chảy máu".
Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, nơi đang xảy ra cuộc cạnh tranh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Một trong những công ty Trung Quốc tích cực trong việc tuyển dụng nhân sự Hàn Quốc trong lĩnh vực này là Semiconductor Manufacuring International Corp (SMIC), công ty hàng đầu của Trung Quốc về sản xuất chất bán dẫn và hiện đang nằm trong danh sách đen của chính phủ Mỹ.
Khi nhìn kĩ vào danh sách đăng ký bằng sáng chế được Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ công bố, Yoo Kyoung-dong, một chuyên gia tư vấn về bằng sáng chế tại Hàn Quốc, xác nhận có 62 tên chuyên gia Hàn Quốc trong danh sách đăng ký do SMIC nộp.
Dựa trên con số này, Yoo cho rằng nhiều khả năng có "hơn 100 nhà nghiên cứu Hàn Quốc đang làm việc cho SMIC".
Các công ty săn đầu người đã đẩy mạnh việc tuyển dụng các kĩ sư tại trung tâm nghiên cứu của Samsung về công nghệ sản xuất chip máy tính tại thành phố Hwaseong, gần Seoul, kể từ khi cuộc chiến tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.
Mối đe doạ từ Trung Quốc đối với Samsung đã được cố lãnh đạo của Samsung, ông Lee Kun-hee, nhận diện như thách thức trong tương lai của tập đoàn này.
"Trong vòng 10 năm tới, phần lớn các mảng kinh doanh và sản phẩm mà Samsung có thế mạnh sẽ không còn", ông Lee, người đã mất vào tháng 10 năm ngoái, nói trong sự kiện vào tháng 3/2010.
TIN LIÊN QUAN
-
Trong số các quái vật làng công nghệ, chỉ còn Mark Zuckerberg là nhà sáng lập duy nhất vẫn nắm ‘ngai vàng’
-
Không phải Huawei, 1 công ty đến từ Hà Lan mới là "hàn thử biểu" cho thấy Mỹ thành công trong việc ngăn cản kế hoạch tự cường công nghệ của Trung Quốc
-
BĐS công nghiệp 'ăn theo' làn sóng dịch chuyển của các tập đoàn công nghệ vào Việt Nam
-
Công nghệ đột phá của Sunshine Group: Tâm điểm thu hút tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021
Lãi ròng quý 1 vọt 72%: GELEX rót 100 tỷ thành lập công ty đầu tư mới
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng bài bản, GELEX chính thức thành lập Công ty mới, đóng vai trò sẽ hoạt động chính trong ngành hỗ trợ dịch vụ tài chính...
Vinaship (VNA) xin ý kiến bán tàu 27 tuổi: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt trong tháng 10
Không chỉ chủ động cơ cấu đội tàu để tinh gọn vận hành, Vinaship vẫn đảm bảo chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 6%. Trong bối cảnh lãi ròng quý I/2025 khiêm tốn...
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Xem nhiều




