Kết quả kinh doanh “bết bát” của khách sạn Thắng Lợi sau 3 năm bị BRG “thâu tóm”
Sau khi thâu tóm Khách sạn Thắng lợi vào năm 2014, Tập đoàn BRG được kỳ vọng sẽ đưa khách sạn này lên một tầm mới cùng việc kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đã 3 năm trôi qua, trái ngược với sự kỳ vọng, tình hình kinh doanh của Thắng Lợi dần được hé lộ và cho thấy hoạt động kinh doanh ngày càng đi xuống.
Chi 294 tỷ đồng, thâu tóm hàng nghìn mét đất "kim cương"
Khách sạn Thắng Lợi là công trình do Cu Ba xây tặng Việt Nam và bắt đầu hoạt động từ năm 1975, nằm trên đường Yên Phụ và bao trọn một góc Hồ Tây. Hiện, khách sạn này đang được quản lý bởi CTCP Khách sạn Thắng Lợi, có vốn điều lệ lên tới 980 tỷ đồng.
Được biết, trước đây, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước, nhưng đến giữa tháng 9/2014 đã cổ phần hóa.
Thông tin Khách sạn Thắng Lợi cổ phần hóa khiến giới đầu tư, kinh doanh du lịch tại Việt Nam xôn xao về doanh nghiệp đứng sau thương vụ “thâu tóm” khách sạn Thắng Lợi.
Theo đó, một công ty thành viên của CTCP Tập Đoàn BRG đã “âm thầm” mua lại 30% cổ phần với giá 294 tỷ đồng và trở thành cổ đông lớn nhất của CTCP Khách sạn Thắng Lợi lúc bấy giờ. Đổng thời, bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG (Chủ tịch Ngân hàng SeaBank) đã lên giữ chức Chủ tịch HĐQT CTCP Khách sạn Thắng Lợi.
Kinh doanh bết bát trên vốn nghìn tỷ
Với tiềm lực tài chính cùng kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, mục tiêu Tập Đoàn BRG góp vốn nhằm mục đích sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp để đẩu tư hiệu quả.
Tuy nhiên, trái ngược với sự kỳ vọng của mọi người về “màn lột xác” sau khi cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh của Thắng Lợi ngày càng mờ nhạt, kém hiệu quả.
Kết thúc kỳ hoạt động 3 tháng cuối năm 2014, tổng tài sản của Công ty đạt 1.005 tỷ đồng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là hơn 24,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế thu về chỉ vỏn vẹn 885 triệu đồng.
Bước sang năm 2015, tình hình kinh doanh của Thắng Lợi không những không được cải thiện mà tiếp tục đi xuống.
Cụ thể, tổng doanh thu cả năm của khách sạn chỉ đạt 78,4 tỷ đồng, trong đó 53,4 tỷ đồng là từ giá vốn bán hàng. Đặc biệt, chi phí phải bỏ ra để quản lý doanh nghiệp đã lên tới 56 tỷ đồng, chiếm 71% tổng doanh thu cả năm.
Chính vì vậy, lợi nhuận sau thuế Thắng Lợi thu về chỉ còn 964 triệu đồng.
Năm 2016, dù thị trường du lịch được đánh giá là tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thắng Lợi lại tiếp tục giảm chỉ còn 71 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí liên quan, lợi nhuận sau thuế của Công ty còn lại là 1,588 tỷ đồng, đạt 36% kế hoạch.
Những con số này thấp hơn rất nhiều so với quy mô vốn ngót ngét 1.000 tỷ đồng của Thắng Lợi.
Theo đánh giá của Thắng Lợi, doanh thu năm 2016 sụt giảm do lượng khách giảm mạnh. Sự tăng nhanh của các cơ sở lưu trú, các trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới mới trên địa bàn,... đồng thời cơ sở vật chất của công ty đã xuống cấp, thiếu đồng bộ đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty.
Bên cạnh đó, công ty cho biết, hoạt động lữ hành bị ảnh hưởng nặng nề do việc kết thúc Quyết định 849 về loại hình khách Trung Quốc đi du lịch vào sâu nội địa bằng sổ thông hành, nên các công ty hạ giá tour bằng 0. Do đó, từ tháng 8/2016 đến nay, chi nhánh của Thắng Lợi không đón được khách và phải ngừng hoạt động, trong khi vẫn phải chi trả các chi phí cố định và một phần lương nhân viên, khiến doanh thu tại các chi nhánh sụt giảm nghiêm trọng.
Theo BCTC mới nhất , lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Thắng Lợi đạt 38,3 tỷ đồng, giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm 2016, lợi nhuận sau thuế thu về là 1.137 triệu đồng, giảm gần 33% so với cùng kỳ năm 2016
Hiện tại, ngoài khách sạn tại Hà Nội, Thắng Lợi cũng có 2 chi nhánh tại TP.HCM và Quảng Ninh kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành du lịch. Trong năm 2016, cả hai chi nhánh này đều không đóng góp bất kỳ khoản lợi nhuận nào mà còn gây cho Thắng Lợi khoản lỗ ròng 593 triệu đồng.
Không quá kỳ vọng vào 2 chi nhánh của mình, năm 2017, Thắng Lợi chỉ đặt mục tiêu doanh thu của chi nhánh Quảng Ninh đạt 2,1 tỷ đồng và chi nhánh tại TP.HCM đạt 15 tỷ đồng và không báo lỗ.
Tính toàn hệ thống Thắng Lợi đặt mục tiêu đạt gần 118 tỷ đồng doanh thu, nhưng kế hoạch lợi nhuận sau thuế chỉ khiêm tốn đạt 1,2 tỷ đồng.
Mặc dù được biết đến là một Tập đoàn nổi tiếng và có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên sau 3 năm thâu tóm và vận hành, "bàn tay quyền lực" mang tên BRG của bà Nguyễn Thị Nga vẫn chưa thể giúp thay đổi diện mạo, cũng như kéo kết quả của Khách sạn Thắng lợi khởi sắc hơn.
Điều đáng nói là khách sạn này lại có vị trí vô cùng lý tưởng cho việc kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cùng nguồn tài chính mạnh mẽ lên tới 1.000 tỷ đồng và có lịch sử phát triển hơn 40 năm.
Vị trí của Khách sạn Thắng Lợi trên bản đồ Hà Nội
Ánh Phượng
Theo Báo Thời Đại
FLC GAB thay Chủ tịch Hội đồng quản trị
HĐQT FLC Gab vừa ban hành hàng loạt Nghị quyết liên quan đến vấn đề nhân sự cấp cao của doanh nghiệp.
Vì sao Trung Nam Group lỗ gần 8 tỷ đồng mỗi ngày
Năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 2.878 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, công ty lỗ khoảng 7,9 tỷ đồng.
Bình Dương: Loạt doanh nghiệp BĐS đứng đầu danh sách nợ thuế hơn 100 tỷ đồng
Cục Thuế tỉnh Bình Dương vừa công khai danh sách 365 cá nhân và doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.400 tỷ đồng. Trong đó, đứng đầu danh sách này...
Nhà và Đô thị Nam Hà Nội dừng phát hành 8,8 triệu cổ phiếu ra công chúng
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã chứng khoán NHA: HOSE) dừng kế hoạch chào bán hơn 8,8 triệu cổ phiếu.
Chủ đầu tư Palm City xin gia hạn tất toán 2.000 tỷ đồng trái phiếu thêm 24 tháng
Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc chủ đầu tư dự án Palm City xin gia hạn tất toán 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng thêm 24 tháng.
Bất động sản An Gia (AGG) bị phạt gần 400 triệu đồng do không công bố thông tin, giao dịch 'chui'
Ngày 2/12, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán AGG) tổng cộng gần 400 triệu đồng với hàng loạt sai phạm,vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Hải Phát (HPX) muốn thoái vốn toàn bộ khỏi Hải Phát Land?
Hải Phát (HPX) quyết định thoái toàn bộ 18% cổ phần tại Hải Phát Land với giá trị đầu tư 127,8 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL
Ngày 01/12/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do ông Lê Mạnh Hùng...
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
Xu thế chuyển đổi sang năng lượng sạch đang ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu...
Thủy điện Thác Mơ (TMP) chốt trả cổ tức năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 18%
CTCP Thủy điện Thác Mơ (mã chứng khoán: TMP) sẽ chốt danh sách trả cổ tức lần 1 năm 2024 cho cổ đông với tỷ lệ 18% bằng tiền mặt.
Petrolimex kỳ vọng lợi nhuận phục hồi trong quý IV/2024
Kết quả kinh doanh của Petrolimex dự kiến sẽ phục hồi trong quý IV/2024, nhờ giá xăng dầu phục hồi 6% - 7% từ đầu tháng 10, hỗ trợ lợi nhuận cho công ty.
CEO Thuduc House bất ngờ từ nhiệm sau 7 tháng, ban điều hành công ty đối mặt nguy cơ không còn ai
Ông Nguyễn Hải Long - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (HoSE: mã chứng khoán TDH) mới đây đã gửi đơn xin từ nhiệm đến HĐQT công ty...
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững
Hơn bốn thập kỷ qua, Liên doanh Vietsovpetro đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Nga, là đơn vị tiên phong...
Vi phạm thuế, Hà Đô 1 bị phạt hơn 1,5 tỷ đồng
Mới đây, Cục thuế Thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Hà Đô 1 (Hà Đô 1) nộp số tiền hơn 1,85 tỷ đồng, gồm tiền thuế truy thu, tiền phạt...
Dư nợ tài chính của doanh nghiệp bất động sản đang ra sao?
Diễn biến trái chiều về tình hình nợ vay tài chính của loạt doanh nghiệp bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2024 kéo theo chi phí lãi vay cũng biến động.
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) bảo lãnh vay vốn ngân hàng cho hai công ty con
Ngày 25/11/2024, HĐQT CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) thông qua việc bảo lãnh cho 2 công ty con vay vốn ngân hàng.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024
Tập đoàn Bảo Việt (BVH) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 (soát xét) với hiệu quả kinh doanh toàn Tập đoàn tăng trưởng khả quan.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Nhiều ý kiến trái chiều
Đề xuất bổ sung nước giải khát có đường với hàm lượng từ 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất là 10%...
Tập đoàn Hòa Phát: Lợi nhuận mảng nông nghiệp và bất động sản hiện ra sao?
Tại Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG), bên cạnh “nghề tay phải” là sản xuất kinh doanh thép, mảng bất động sản và nông nghiệp hiện là mảng kinh doanh chủ lực.