Khó khăn bủa vây, doanh nghiệp khẩn thiết kiến nghị giảm lãi suất cho vay
Trong bối cảnh "sức khỏe" doanh nghiệp (DN) bị bào mòn do đối mặt với những khó khăn chưa từng có, giải pháp cấp thiết hiện nay là giảm lãi suất ngân hàng. Nếu duy trì lãi suất ở mức cao như hiện nay, DN không thể trụ được...
"Sức khỏe" doanh nghiệp bị bào mòn
Tại diễn đàn kinh tế Thủ đô (CEF) 2023 do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HANOISME) tổ chức chiều 21/4 tại Hà Nội, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HANOISME cho biết, thông tin phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của các hội viên cho thấy, DN còn gặp nhiều khó khăn, nhất là thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu đều giảm sút. DN khó tiếp cận tín dụng, lãi suất ngân hàng ở mức cao, thủ tục vay vốn còn phức tạp.
Do đó, cần thiết phải tìm ra những giải pháp cấp bách để hỗ trợ DN đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nhằm, qua đó góp phần phát triển kinh tế thủ đô.

Đề cập đến những khó khăn của ngành da giày, ông Phạm Hồng Việt - Chủ tịch Hội Da giày Hà Nội cho biết, chưa bao giờ DN ngành da giày khó khăn như hiện nay.
Ngay từ tháng 7/2022, các DN đã bắt đầu chứng kiến tình trạng sụt giảm đơn hàng xuất khẩu (XK). Quý IV/2022 tình trạng giảm đơn hàng trở nên rõ ràng hơn khi việc cắt giảm đơn hàng đối với các DN sản xuất lên tới 50%.
Sang quý I/2023, tình hình trở nên nghêm trọng khi đơn hàng giảm đến 50 - 70%, thậm chí có DN không có đơn hàng nào. Dịp Tết Nguyên đán, nhiều DN da giày không có thưởng, thậm chí cho công nhân nghỉ tết dài ngày. DN phải cắt giảm lao động hoặc buộc phải sa thải công nhân. Không ít DN phải cắt giảm quy mô sản xuất, cá biệt có DN dừng sản xuất, chuyển sang cho thuê nhà xưởng.
Nhiều DN không đủ tài chính để chi trả cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ thuế, đóng BHXH... DN phải chấp nhận chậm thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng, dẫn đến bị phong tỏa tài sản.
Nêu nguyên nhân "sức khỏe" DN bị bào mòn, theo ông Việt, do nhu cầu của Mỹ và châu Âu - thị trường xuất khẩu chính - suy giảm nhanh chóng, các DN châu Âu và Mỹ cũng tồn kho số lượng lớn. Sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, khách hàng đổ xô sang Trung Quốc do giá rẻ hơn. Trong khi đó, các DN Việt Nam đang loay hoay không biết tìm hướng đi như thế nào.
Cũng "than phiền" về khó khăn của DN, ông Hoàng Ngọc Linh - Chủ tịch Hội DN nhỏ và vừa huyện Phúc Thọ (Hà Nội) phản ánh, các DN, nhất là các làng nghề đối mặt với những khó khăn nhất định. Đa phần các chủ DN đều có điểm xuất phát thấp, không ít người từ nông dân đứng lên lập DN, nên hạn chế trong quản trị rủi ro, quản trị pháp luật cũng như quản lý nguồn vốn. Một trong những khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay là vốn. Hàng tồn kho của DN chưa kịp xử lý, cho đối tác trả chậm nên DN không có tiền để thanh toán cho ngân hàng.
Cần thiết phải giảm lãi suất ngân hàng
Trước thực trạng trên, Chủ tịch Hội Da giày Hà Nội cho rằng, các DN phải có biện pháp tự cứu mình. Theo đó, phải cơ cấu lại tổ chức, cắt giảm quy mô sản xuất, phát huy mảng lợi thế. Tiếp cận người tiêu dùng thông qua nhiều kênh, đặc biệt là các kênh trực tuyến để gia tăng khách hàng. Cùng với đó, cần phải khai thác thị trường mới thay vì phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ và châu Âu như hiện nay.

Với cơ quan quản lý Nhà nước, ông Việt đánh giá, chính sách hỗ trợ DN như giảm 2% thuế VAT hay giảm tiền thuê đất trong năm 2022 là rất kịp thời và thiết thực. Tuy nhiên, với vác DN da giày, chính sách này như "muối bỏ bể" do "sức khỏe" DN yếu, cần duy trì và kéo dài chính sách này cũng như có các chính sách hỗ trợ thiết thực khác. Biện pháp cấp thiết hiện nay là giảm lãi suất ngân hàng, nếu duy trì lãi suất như hiện nay thì DN không thể trụ được. Tiếp tục thực hiện chính sách giãn nợ, giảm tiền thuê đất trong năm 2023 để DN có sức dồn nguồn lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chủ tịch Hội DN nhỏ và vừa huyện Phúc Thọ cho rằng, nguồn vốn tự có của các DN nhỏ và vừa rất ít nên chủ yếu phải vay từ ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng nên lưu tâm và tiếp cận sát hơn đến đối tượng DN này.
Tuy vậy, các DN cũng phải ý thức được việc tự cứu mình trước khi Nhà nước cứu DN. Theo đó, DN phải tìm cách quản trị dòng tiền tốt, điều chỉnh các khoản nợ với đối tác, thể hiện năng lực, uy tín của mình để có thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Chia sẻ khó khăn với DN, ông Nguyễn Minh Tuấn- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP Hà Nội cho biết, việc các DN thiếu vốn là điều các ngân hàng luôn trăn trở. Các ngân hàng mong muốn được hỗ trợ DN sản xuất, phục hồi kinh tế. Tuy vậy, bản thân các DN cũng phải tự soi lại mình, cần đảm bảo tiêu chí minh bạch để tiếp cận vốn. Nếu DN thiếu minh bạch trong quản trị điều hành và tài chính hay vướng pháp lý thì khó vay vốn. Trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng sẽ nghiên cứu để có giải pháp hỗ trợ phù hợp, giúp DN vượt qua khó khăn.
Trong khi đó, nhấn mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ông Bùi Duy Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Hà Nội khuyến nghị các DN tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để mở rộng thị trường. Các DN cũng nên chủ động tìm hiểu, bám sát thông tin thị trường từ Bộ Công Thương bởi đây là kênh quan trọng nhất để định hướng hoạt động xúc tiến thương mại.
TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Xem nhiều




