VnFinance
Thứ sáu, 15/10/2021, 20:18 PM

"Khủng hoảng năng lượng chỉ là cú sốc đầu tiên trong một loạt biến động thế giới sắp phải đối mặt"

Theo Economist, nếu các nhà lãnh đạo không đưa ra các biện pháp cải cách nhanh chóng, nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng hơn sẽ diễn ra. Hơn nữa, đây có thể sẽ là thực trạng phổ biến đi ngược lại những chính sách về biến đổi khí hậu.

Tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ góp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh COP26. Theo kế hoạch, họ sẽ đặt ra một lộ trình để cắt giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu xuống mức 0 vào năm 2050. Khi chuẩn bị cam kết tham gia vào nỗ lực 30 năm này, họ đang chứng kiến nỗi sợ hãi đầu tiên của kỷ nguyên năng lượng xanh.

Kể từ tháng 5, giá dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh – nước chủ nhà của hội nghị, đã phải tái khởi động các nhà máy nhiệt điện than. Giá xăng ở Mỹ đã chạm mức 3 USD/gallon, cảnh mất điện cũng "nhấn chìm" Trugn Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhắc nhở châu Âu về việc nguồn cung nhiên liệu của họ sẽ phụ thuộc vào thiện chí của Nga.

Sự hoảng loạn trong thời gian gần đây chính là một lời nhắc nhở rằng cuộc sống hiện đại cần nguồn năng lượng dồi dào. Nếu không có nguồn năng lượng đó, hóa đơn dịch vụ sẽ cao đến mức không thể chi trả, nhiều địa điểm sẽ bị "đóng băng" và các doanh nghiệp cũng bị đình trệ.

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay cũng làm lộ rõ những vấn đề sâu sắc hơn khi thế giới chuyển dịch sang hệ thống năng lượng sạch: Các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo vẫn chưa đủ, một số thay đổi cũng diễn ra ở lĩnh vực khai thác nhiên liệu hóa thạch và rủi ro địa chính trị gia tăng.

Nếu không có những cải cách nhanh chóng, nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng hơn sẽ diễn ra. Hơn nữa, đây có thể sẽ là thực trạng phổ biến đi ngược lại những chính sách về biến đổi khí hậu.

Suy nghĩ về tình trạng thiếu hụt năng lượng dường như là một điều không tưởng vào năm 2020, khi nhu cầu toàn cầu giảm 5% - cao nhất kể từ Thế chiến II, khiến chi phí của toàn ngành năng lượng giảm xuống.

Song, nền kinh tế thế giới hồi phục, nhu cầu cũng tăng vọt trong bối cảnh lượng hàng tồn kho sụt giảm xuống mức thấp nghiêm trọng. Tồn kho dầu chỉ ở mức 94% so với thông thường, dự trữ khí đốt của châu Âu là 86%, than của Ấn Độ và Trung Quốc là dưới 50%.

Theo đó, thị trường thiếu hụt nhiều thứ càng dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc và một số loại năng lượng tái tạo khó khai thác liên tục. Một loạt sự gián đoạn đã xảy ra: quá trình khai thác cần bảo trì định kỳ, những vụ tai nạn không mong muốn, châu Âu có quá ít gió, hạn hán đã làm giảm sản lượng thủy điện của Mỹ Latinh và lũ lụt ở châu Á đã kìm hãm nguồn cung than.

Thế giới vẫn có thể tránh được cuộc suy thoái năng lượng nghiêm trọng. Diễn biến khả quan sẽ đến nếu Nga và OPEC có thể tăng sản lượng dầu và khí đốt. Tuy nhiên, chi phí sẽ đẩy lạm phát tăng cao và tăng trưởng toàn cầu giảm tốc là những hậu quả hiển nhiên. Hơn nữa, nhiều đợt nguồn cung bị thắt chặt như hiện nay cũng có thể tiếp tục diễn ra.

Nguyên nhân đến từ 3 vấn đề lớn. Thứ nhất, đầu tư vào năng lượng đang thấp hơn 1 nửa so với mức cần thiết để đáp ứng tham vọng phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Chi tiêu cho năng lượng tái tạo cần tăng lên và cung, cầu của nhiên liệu hóa thạch bẩn cũng phải được cắt giảm. Tuy nhiên, những rủi ro pháp lý, áp lực của nhà đầu tư đã khiến đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch giảm 40% kể từ năm 2015.

Một vấn đề khác là địa chính trị. Các quốc gia phát triển đang dần ngừng sản xuất nhiên liệu hóa thạch và chuyển nguồn cung sang những nước khác như Nga với chi phí thấp hơn. Tỷ trọng sản lượng dầu của OPEC và Nga có thể tăng từ 46% ở hiện tại lên hơn 50% vào năm 2030. Nga cung cấp 41% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu, do đó rủi ro luôn hiện hữu nếu quốc gia này cắt giảm nguồn cung.

Yếu tố gây khó khăn cuối cùng là thị trường năng lượng thiếu những quy định rõ ràng. Việc bãi bỏ quy định kể từ những năm 1990 đã khiến nhiều quốc gia chuyển từ các ngành công nghiệp năng lượng được vận hành bởi nhà nước sang hệ thống mở. Tại đây, giá điện và khí đốt do thị trường thiết lập, các nhà cung cấp cạnh tranh bằng cách tăng nguồn cung nếu giá tăng đột biến.

Dẫu vậy, những nhà cung cấp này phải đối diện với một thực tế mới là sản lượng nhiên liệu hóa thạch giảm, trong khi những bên khai thác năng lượng mặt trời và gió lại không tăng đều. Cũng giống như Lehman Brothers dựa vào những khoản vay qua đêm, một số công ty năng lượng đảm bảo nguồn cung cho doanh nghiệp và hộ gia đình bằng hợp đồng trên thị trường giao ngay.

Để cải thiện những vấn đề của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, chính phủ các nước cần đa dạng hóa nguồn cung. Để làm được điều này, lượng vốn cần có phải được tăng gấp đôi lên 4-5 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nhận định những chính sách hiện hành vẫn còn khó hiểu. Nhiều quốc gia đã cam kết phát thải carbon ở mức 0 nhưng không đưa ra kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Họ cũng chưa thông báo với công chúng rằng hóa đơn dịch vụ và thuế sẽ phải tăng giá.

Các nhà lãnh đạo tại COP26 cần thực hiện nhiều hơn việc chỉ đưa ra những cam kết và có hướng giải quyết rõ ràng cho quá trình chuyển đổi. Nếu không thực hiện, hệ thống điện trên thế giới vẫn chạy bằng than.

Tham khảo Economist


Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
20/05/2025 Tin nóng

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...

Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
20/05/2025 Tin nóng

Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
20/05/2025 Tin nóng

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
15/05/2025 Tin nóng

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.

Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
14/05/2025 Tin nóng

Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.

Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
14/05/2025 Tin nóng

Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...

Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
14/05/2025 Tin nóng

Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...

VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
14/05/2025 Tin nóng

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
13/05/2025 Tin nóng

Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
12/05/2025 Tin nóng

Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...

EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
12/05/2025 Tin nóng

Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...

Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
12/05/2025 Tin nóng

Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...

Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
10/05/2025 Tin nóng

Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...

Lộ diện nhiều khí tài 'khủng' tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
10/05/2025 Tin nóng

Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).

Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
09/05/2025 Tin nóng

Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
08/05/2025 Tin nóng

Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.

'Cuộc chiến' thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
07/05/2025 Tin nóng

Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...

CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
07/05/2025 Tin nóng

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài...

PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
06/05/2025 Tin nóng

Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, những thông báo về thuế quan của Mỹ đã khiến Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 giảm...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance