Kiến nghị tạm hoãn làm sân bay Long Thành: Thêm cơ hội...
Chuyên gia hàng không Nguyễn Thiện Tống cho rằng đây là cơ hội để xem xét lại dự án sân bay Long Thành một cách chặt chẽ, nghiêm túc.
Cơ hội nhìn lại
Trong báo cáo tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và khuyến nghị chính sách ứng phó với dịch Covid-19, một trong những giải pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân kiến nghị tạm hoãn các khoản đầu tư công chưa cấp bách, ví dụ như sân bay Long Thành được đề cập trong Chỉ thị 11.
Theo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc đầu tư sân bay là cần thiết, tuy nhiên trong thời gian này nên chuyển các nguồn vốn này sang hỗ trợ các doanh nghiệp. Sau khi nền kinh tế hồi phục sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư.
Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia hàng không - PGS.TS Nguyễn Thiện Tống tán thành với quan điểm của các chuyên gia kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và cho rằng đó là điều cần thiết.
Phân tích cụ thể, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống chỉ ra các lý do cần phải xem xét lại dự án sân bay Long Thành nhân đề xuất của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thứ nhất, về nguồn vốn đầu tư, bình thường, khi không có dịch cúm Covid-19 thì tiền đầu tư cho sân bay Long Thành đã rất khó khăn, dù đó là vốn huy động từ xã hội, vốn tư nhân hay vốn Nhà nước... Bây giờ, khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, cần phải ưu tiên vốn cho những lĩnh vực, dự án cần thiết hơn, có lợi hơn nhằm khôi phục đà phát triển của nền kinh tế. Nếu xét như vậy thì sân bay Long Thành không thuộc diện phải ưu tiên đầu tư.
Thứ hai, dịch bệnh Covid-19 khiến ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, các hãng hàng không phải tốn rất nhiều thời gian để phục hồi, muốn vậy thì phải giảm bớt các chi phí cho họ. Trong khi đó, làm sân bay rất tốn kém, để thu hồi lại các chi phí đã bỏ ra, nhà đầu tư phải đẩy giá các dịch vụ lên cao, càng gây khó khăn hơn cho các hãng hàng không.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhu cầu đi lại hàng không hiện đã giảm sâu do tác động của dịch bệnh Covid-19 và triển vọng còn giảm sút nhiều nữa. Lượng khách giảm, cộng với tốc độ gia tăng hành khách chậm lại nên tương lai càng không có nhiều nhu cầu đối với sân bay Long Thành.
“Nhu cầu hành khách cho sân bay Long Thành được tính toán từ dự báo nhu cầu hành khách cho sân bay Tân Sơn Nhất rồi trừ đi phần năng lực của sân bay Tân Sơn Nhất. Cách tính toán đơn giản này dựa trên giả thiết toàn bộ nhu cầu hành khách thặng dư của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chuyển qua sử dụng sân bay Long Thành.
Cách tính toán này rất cơ học, máy móc, tiềm ẩn rủi ro rất lớn về dự báo nhu cầu hành khách cho sân bay Long Thành khi phần lớn nhu cầu hành khách thặng dư của sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chuyển qua sử dụng các sân bay trong khu vực, đặc biệt là hành khách vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ sử dụng sân bay Cần Thơ.
Với sự phát triển của các đường bay trong năm qua, có thể thấy các đường bay quốc tế sẽ được phát triển thêm ở sân bay Cần Thơ và lượng khách dư ở Tân Sơn Nhất sẽ chuyển bớt xuống sân bay Cần Thơ, chứ không phải là sân bay Long Thành. Như vậy, sân bay Long Thành sẽ không có khách”, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nói.
Thứ ba, phải thực hiện thăm dò thị trường, xem thử phản ứng của hàng không thế giới và khu vực ra sao, vì đã có những cảnh báo nhiều hãng hàng không đứng bên bờ vực phá sản do dịch Covid-19 khiến nhu cầu đi lại giảm sút mạnh.
Từ những phân tích trên, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng, nếu kiến nghị của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành hiện thực thì đó cũng là một điều hay cho dự án sân bay Long Thành.
“Như vậy sẽ có thì giờ để xem xét lại cách chặt chẽ, nghiêm túc các số liệu dự báo, vốn đầu tư, thủ tục, luật lệ... từ đó có quyết định đúng đắn đối với dự án sân bay Long Thành”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Hỗ trợ doanh nghiệp thế nào cho hiệu quả?
Khẳng định việc tạm hoãn các khoản đầu tư công chưa cấp bách, như sân bay Long Thành, để chuyển sang hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 là điều đúng đắn, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cũng lưu ý đến việc sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả.
Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhiều dự án sử dụng vốn Nhà nước một cách kém hiệu quả, gây thua lỗ mà không có ai chịu trách nhiệm... Khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, kinh tế tư nhân được xác định là động lực chính của nền kinh tế, bởi vậy, theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, để thúc đẩy kinh tế tư nhân, Nhà nước có thể ủng hộ bằng cách giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, cải cách thủ tục hành chính... đặc biệt hỗ trợ tư nhân chi phí đầu tư nghiên cứu.
“Doanh nghiệp tư nhân không có nhiều tiền để nghiên cứu, trong khi nhiều công trình nghiên cứu của Nhà nước lại tiêu tiền vô tội vạ, xong đút ngăn kéo.
Bây giờ phải kêu gọi tư nhân nêu vấn đề mà họ có nhu cầu nghiên cứu, với dự kiến cần bao nhiêu tiền mà trong đó tư nhân đầu tư một phần, còn Nhà nước hỗ trợ thêm. Công tư kết hợp như thế thì mới có được những kết quả nghiên cứu vừa đáp ứng nhu cầu vừa hiệu quả bởi tư nhân có trách nhiệm tham gia quản lý và biết xót đồng tiền họ đầu tư cho nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần giao nhiệm vụ cho các trường đại học uy tín nghiên cứu các đề tài lớn từ kinh tế đến kỹ thuật để đóng góp cho đất nước.
Chẳng hạn như dự án sân bay Long Thành, tại sao các trường đại học không được tham gia nghiên cứu, dự báo nhu cầu hành khách, nghiên cứu khả thi, hạch toán chi phí... thay vì để dự án mang sẵn rủi ro ban đầu vì không đặt nền tảng trên các kết quả nghiên cứu độc lập và khách quan?”, vị chuyên gia đề nghị.
Theo Thành Luân/ Báo Đất Việt
Link nguồn: https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/kien-nghi-tam-hoan-lam-san-bay-long-thanh-them-co-hoi-3399989/
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh nơi được chọn đặt 18 khẩu pháo phục vụ Đại lễ 30/4
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) đang được cải tạo một số vị trí để đặt 18 khẩu pháo phục vụ lễ 30/4.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao...
Xem nhiều




