Kinh tế thế giới: Nhìn lại năm 2020 và dự báo 2021
Đại dịch Covid-19 đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào một trong những cuộc suy thoái tồi tệ nhất từ trước đến nay và tương lai phục hồi hoàn toàn vẫn còn mờ mịt.
Những tiến triển mới nhất của vaccine chống Covid-19 thắp hy vọng phục hồi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định việc triển khai vaccine chậm ở một số quốc gia đang phát triển có thể cản đường kinh tế toàn cầu trở lại mức trước đại dịch.
Bức tranh ảm đạm

Sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19 đã buộc nhiều quốc gia phải đóng cửa vào năm 2020, khiến hoạt động kinh tế sa sút rõ rệt. Nhiều nền kinh tế chứng kiến GDP rơi xuống mức thấp kỷ lục.
Năm 2020 là một năm bi đát của ngành du lịch thế giới. Các giải pháp nhằm kích cầu du lịch từ đại dịch Covid-19 được giới nghiên cứu và nhiều chính phủ quan tâm. Nhưng theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế đã giảm 72% trong năm 2020.
Chưa bao giờ Mỹ và châu Âu đón một Giáng sinh khắc nghiệt như năm nay trong bối cảnh nhiều nước phải áp đặt lệnh phong tỏa và số ca mắc mới Covid-19 liên tục gia tăng. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo các kế hoạch của Chính phủ nước này nhằm nới lỏng những hạn chế vào dịp Giáng sinh sẽ bị hủy bỏ vì sự gia tăng các ca mắc Covid-19 liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Theo các biện pháp hạn chế của Anh, người dân tại những vùng bị áp dụng các biện pháp hạn chế Bậc 4 sẽ không được gặp hộ gia đình khác. Còn người dân sống ở những khu vực khác sẽ chỉ được gặp trong một ngày, thay vì 5 ngày trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh như kế hoạch ban đầu.
Pháp, Tây Ban Nha cũng ở trong “tình trạng báo động”. Chính phủ đã ra quy định toàn quốc để ngăn chặn các kịch bản có thể khiến người dân tụ tập đông người. Tây Ban Nha cũng có quy định đóng cửa biên giới giữa các khu vực từ 23.12.2020 tới 6.1.2021 để ngăn đi lại giữa các cộng đồng tự trị. Thụy Điển khuyến nghị một số điều cho người dân vào dịp Giáng sinh và năm mới.
Do khủng hoảng dịch Covid-19, ngành Du lịch toàn cầu đã thiệt khoảng 935 tỉ USD, chịu tổn thất gần hơn 10 lần tổn thất trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Đây là những thông tin chính được đưa ra trong báo cáo mới nhất về tác động của đại dịch Covid-19 với ngành du lịch thế giới do UNWTO thực hiện. Sụt giảm tổng thu từ du lịch ước tính lên đến 1,1 nghìn tỉ USD, gián tiếp gây ra thiệt hại khoảng 2 nghìn tỉ USD cho GDP toàn cầu.
Tổng thư ký UNWTO, ông Zurab Pololikashvili cho biết, mặc dù vaccine ngừa Covid-19 ra đời giúp nhiều du khách bớt lo âu.
Tuy nhiên, chặng đường phục hồi còn rất dài, có thể phải mất từ 2,5-4 năm nữa thì lượng khách du lịch quốc tế trên phạm vi toàn cầu mới có thể trở lại mức độ như năm 2019 trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
UNWTO mô tả việc hạn chế đi lại, sự gia tăng các ca nhiễm và nhiều mối lo ngại của du khách tạo thành một năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành du lịch.

Mức độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 giảm khoảng từ 5 đến 7% so với mức độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước. Và, kinh tế thế giới cần thời gian ít nhất từ 2 đến 3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước khi dịch bệnh bùng phát và lây lan. Những nền kinh tế lâu nay chưa giải quyết được các vấn đề và bất cập mang tính cơ cấu cũng như phụ thuộc nhiều nhất vào ngành dịch vụ thì đều bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề nhất.
Mỹ và Châu Âu đều là những tâm điểm chính của diễn biến dịch bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ hơn cả trong năm 2020. Kinh tế Mỹ suy thoái, buộc Chính phủ phải bơm nhiều gói kích thích kinh tế, làm cho đồng USD giảm mạnh trong năm 2020, đưa đồng Bitcoin lập kỷ lục 29 ngàn USD/1 Bitcoin và giá vàng tăng cao ngất ngưỡng.
EU bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh không nặng nề bằng kinh tế Mỹ, nhưng vì không phải là một thực thể kinh tế thống nhất và thuần nhất như Mỹ, nên mức độ suy thoái hay suy giảm tăng trưởng kinh tế khác nhau giữa các nền kinh tế khác nhau.
Sức đề kháng khủng hoảng và đột biến kinh tế thương mại ở nơi đây rất cao, nhưng châu lục không thể tạo ra được hiệu ứng cộng hưởng trong ứng phó dịch bệnh, thúc đẩy tự do hoá thương mại và khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Các nền kinh tế ở châu Á về cơ bản ứng phó dịch bệnh thành công hơn cả, nhanh chóng tìm kiếm được động lực tăng trưởng kinh tế và thương mại mới, duy trì môi trường kinh tế đối ngoại chung thuận lợi, nên mức độ suy giảm tăng trưởng kinh tế thấp và nhanh chóng khôi phục tăng trưởng.
Australia và New Zealand vốn khá tách biệt với các nền kinh tế khác, nhưng cũng bị dịch bệnh tác động tiêu cực nặng nề. Thời kỳ tăng trưởng liên tục nhiều năm liền đã kết thúc ở Australia và New Zealand phục hồi tăng trưởng kinh tế cũng rất chậm.
Kinh tế và thương mại ở châu Phi về cơ bản không khác gì năm trước. Châu lục cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và các biến cố khác của chính trị, kinh tế và thương mại thế giới, nhưng mức độ tác động trong năm qua không đưa lại chuyển biến mới cơ bản gì.
Hy vọng hồi phục
Năm 2021, dịch bệnh vẫn còn dai dẳng trên thế giới, nhưng đã có nhiều tín hiệu phục vụ, nhất là đã có nhiều quốc gia tham gia sản xuất vaccine, chế ngự dịch. Thêm vào đó là các gói kích thích kinh tế và dịch bệnh không còn gây sốc theo hiệu ứng domino. Do vậy, nhiều khả năng bức tranh chung kinh tế và thương mại thế giới trong năm 2021 sẽ có nhiều gam màu sáng.
Các dự báo cho rằng, năm 2021, kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến sự cải thiện về tâm lý đầu tư và điều kiện thương mại, khi các nền kinh tế lớn tiếp tục thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế và quá trình phát triển vắc-xin, thuốc điều trị COVID-19 có nhiều tiến bộ. Nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều bất ổn xung quanh dịch COVID-19. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm nay.

Thời báo phố Wall (Mỹ) đưa ra nhận định tích cực về triển vọng của nền kinh tế Mỹ, và 76 ngân hàng đầu tư ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ tăng trưởng 3,8% trong năm 2021, con số cao nhất trong vòng 20 năm.
Ngoài ra, nhiều dự đoán cho rằng TQ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 7,8% đến 9%. Tóm lại, nền kinh tế toàn cầu có khả năng phục hồi trong năm nay nhờ hiệu ứng cơ sở từ mức tăng trưởng âm của năm ngoái, nhưng sẽ cần một khoảng thời gian đáng kể để vượt qua suy thoái kinh tế từ đại dịch.
Trong năm 2020, nhiều quốc gia đã bắt tay xây dựng và triển khai mạng 5G. Với việc các nước từng bước hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các ứng dụng 5G sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ vào năm 2021, đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên mới “"Internet of Everything".
Nhiều tập đoàn viễn thông đã đẩy mạnh giới thiệu dịch vụ 5G thương mại, tạo ra các kịch bản ứng dụng mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và dần đưa 5G trở thành nền tảng chính cho sự phát triển của kinh tế kỹ thuật số.
Do vậy, cuộc chạy đua công nghệ 5G giữa Mỹ và TQ nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra quyết liệt khi TQ hôm 28-12-2020, cho biết sẽ xây dựng thêm 600.000 trạm phát 5G vào năm 2021. Tuy nhiên, TQ sẽ đối diện thử thách lớn trong việc phát triển mạng thế hệ mới này trong bối cảnh Mỹ đã xem các công ty viễn thông lớn của TQ như Huawei hay ZTE… là những mối đe dọa tiềm tàng tới an ninh mạng quốc gia và vận động các đồng minh cấm cửa công ty TQ.
Năm 2021, sự mở rộng các ứng dụng 5G, cùng những ưu điểm như tốc độ siêu nhanh, độ trễ cực thấp và mật độ kết nối khổng lồ, sẽ giúp thúc đẩy quá trình số hóa các nghành công nghiệp.
Báo cáo của Ngân hàng Morgan Stanley rất tích cực, với kỳ vọng kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi mức tăng trưởng mạnh theo hình chữ V trong 2021, đạt mức 6,4% và đến quý II sẽ trở lại với mức tăng trưởng như trước đại dịch.
Các nền kinh tế phát triển và mới nổi sẽ cùng giữ vai trò động lực trong giai đoạn tiếp theo do nhiều quốc gia nới lỏng chính sách tiền tệ làm gia tăng tỉ lệ lạm phát, song không gây ảnh hưởng quá đáng kể.
Trong khi đó, Ngân hàng JPMorgan Chase đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm sau là 5,8%. Các chuyên gia ở đây cho rằng thời gian đầu của năm 2021 kinh tế thế giới sẽ suy giảm nhẹ nhưng sẽ bắt đầu đi lên khi ngày càng nhiều nước được tiếp cận vaccine COVID-19 và tổ chức tiêm chủng và những nước châu Âu dừng các lệnh phong tỏa hay hạn chế đi lại.
Các nền kinh tế ở châu Á được dự báo sẽ là điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2021 nhờ kiểm soát dịch thành công và nhanh chóng tìm kiếm được động lực tăng trưởng kinh tế và thương mại mới.
Trong năm 2021, du lịch nội địa sẽ trở thành cứu tinh và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp không khói.
Bởi nhu cầu du lịch và giao thông hàng không suy giảm, các hãng sản xuất máy bay, hãng hàng không, khách sạn sẽ phải vật lộn để duy trì hoạt động. Thách thức tương tự cũng chờ đợi các trường đại học phương Tây, vốn thu lợi lớn nhờ sinh viên quốc tế.
Những nhà khoa học và các chính phủ của các quốc gia trên thế giới đang ất tin tưởng vào khả năng chốn dịch Covid-19 thành công nhờ tiêm chủng vaccine. Như thế, một thế giới an lành đang được kỳ vọng trong năm 2021, với sự may mắn, phục hồi kinh tế và hưng thịnh.
TIN LIÊN QUAN
-
Bà Vanga tiên tri năm 2021: Con rồng thâu tóm nhân loại
-
Cổ phiếu các tân binh lên sàn chứng khoán năm 2021 đang thế nào?
-
Ngành TMĐT năm 2021: 3 ông lớn Tiki, Lazada và Shopee sẽ có một năm “đua tranh điên cuồng” hơn cả 2020
-
Tuổi nào mát tay, được lộc buôn bán bất động sản trong năm 2021?
-
Năm 2021: Thị trường bất động sản sẽ đón nhiều sóng M&A
-
Giá nhà tiếp tục quỹ đạo leo thang trong năm 2021
-
TP. HCM khan hiếm nguồn cung, căn hộ vùng ven tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Xem nhiều




