Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ vào năm 2028: Còn sớm hơn
Theo PGS.TS Lê Cao Đoàn, kinh tế Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ và cả EU vì đó là quốc gia kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt nhất thế giới.
Mỹ thua Trung Quốc ở cách giải quyết đại dịch Covid-19
Báo cáo thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) - hãng tư vấn chính sách độc lập tại Anh, dự báo Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028. Mốc này sớm hơn 5 năm so với dự báo năm ngoái của CEBR, do đại dịch khiến kinh tế hai nước có tốc độ hồi phục trái ngược nhau.
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Lê Cao Đoàn, nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam đồng quan điểm với dự báo của CEBR, thậm chí theo ông, mốc thời gian để kinh tế Trung Quốc giành vị thế số 1 từ tay Mỹ sẽ diễn ra sớm hơn.
"Kinh tế Trung Quốc sẽ vượt cả Mỹ và EU nhờ đại dịch. Bình thường, nếu không có dịch Covid-19, GDP Mỹ tăng trưởng 2,8-3% thì Trung Quốc khó mà theo kịp được bởi về tổng thể, trình độ phát triển của Mỹ là đẳng cấp, còn Trung Quốc mới tạo ra được phong độ nhất thời, đẳng cấp vẫn chỉ là nước đang phát triển.
Tuy nhiên, Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn câu chuyện này. Chiến thắng đại dịch giống như câu chuyện "thắng thiên". Khi Trung Quốc đã kiểm soát thành công đại dịch, có thể đánh giá là tốt nhất thế giới, thì dẫu họ "không làm gì" - chỉ cần giữ tăng trưởng 0% vẫn có thể phát triển vượt Mỹ, EU - những quốc gia đang khốn khổ vì Covid-19", PGS.TS Lê Cao Đoàn nhận định.
![]() |
Một góc quận kinh doanh trung tâm tại Bắc Kinh (Trung Quốc) hồi tháng 4. Ảnh: Reuters |
Lý giải việc đánh giá cao thành công của Trung Quốc trong kiểm soát dịch bệnh, vị chuyên gia cho rằng, khó khăn của Trung Quốc chính là quốc gia ấy quá đông dân(khoảng 1,4 tỷ người), độ mở của nền kinh tế rất mạnh, đại dịch lại xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc.
Những tưởng Trung Quốc sẽ suy sụp nhưng cuối cùng họ đã kiểm soát thành công khi thực hiện phong tỏa sớm, ngặt nghèo. Cách tiếp cận ban đầu của đại lục đối với đại dịch là lệnh phong tỏa kéo dài 76 ngày tại Vũ Hán. Song các khu vực khác của cả nước không bị hạn chế nghiêm ngặt như vậy trong suốt đại dịch.
Cách xử lý của chính quyền Trung Quốc sau khi người dân được phép đi làm trở lại rất ấn tượng. Đặc biệt, năng lực theo dõi và truy vết tiếp xúc của các ca nghi nhiễm cho phép chính phủ nhanh chóng kiểm soát từng ổ dịch địa phương.
Trung Quốc có một hệ thống "mã sức khỏe" theo màu, được tận dụng tối đa để theo dõi hoạt động của người dân. Các mã QR được tạo tự động, gán cho mỗi công dân để biểu thị tình trạng sức khỏe. Người khỏe mạnh có mã xanh lá, người từng tiếp xúc bệnh nhân Covid-19, biểu hiện nhiễm bệnh có mã màu đỏ hoặc vàng.
Nhiều doanh nghiệp cần cần có giấy chứng nhận mã xanh của toàn nhân viên để tiếp tục duy trì hoạt động. Điều này khiến việc truy vết tiếp xúc trở nên dễ dàng hơn.
Biên giới giữa các tỉnh được thắt chặt, phương tiện giao thông bị hạn chế hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn khi dịch bệnh bùng phát. Đến khi tình hình đã ổn định, người dân vẫn duy trì đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định vệ sinh nơi công cộng, vốn được chính quyền Trung Quốc giám sát chặt chẽ.
Trung Quốc từng bị chỉ trích trong cách xử lý ban đầu đối với dịch bệnh ở Vũ Hán vì kiểm duyệt tin tức và hạ thấp mức độ nghiêm trọng của mầm bệnh. Song kể từ khi Covid-19 được nhìn nhận như mối đe dọa cấp quốc gia, nước này phản ứng vô cùng nhanh chóng và dứt khoát.
Vì lẽ đó, khi Mỹ và châu Âu đang phải đối mặt với một mùa đông hỗn loạn và chết chóc do Covid-19, Trung Quốc đang dần lấy lại đà phát triển từ trước đại dịch.
Từ cách ứng phó của Trung Quốc với đại dịch, PGS.TS Lê Cao Đoàn so sánh với phản ứng của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump và khẳng định đây chính là điểm yếu của chính quyền Trump.
"Như đã nhiều lần phân tích, ông Trump nhận thức sâu sắc được nguy cơ "Death by China (tạm dịch là Chết bởi tay Trung Quốc) vì sự phát triển của Trung Quốc rất mạnh nhưng vẫn có gì đó trái với sự phát triển chung của thế giới, sự thao túng của Trung Quốc đối với thế giới rất lớn. Ông Trump đã nhận thức đúng vấn đề này và đã ra tay giải quyết khá tốt.
Thế nhưng đối với dịch bệnh thì lại khác, Tổng thống Mỹ không đặt đúng vấn đề và không biết giải quyết vấn đề Covid-19 như thế nào", PGS.TS Lê Cao Đoàn nhận xét và cho rằng, chính việc phản ứng kém với đại dịch đã khiến kinh tế nước Mỹ suy sụp.
"Cơ sở của kinh tế thị trường là quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội. Khi quan hệ xã hội dừng lại thì mọi thứ đều bị ách tắc. Covid-19 cắt đứt tất cả sự tuần hoàn kéo theo cái chết về kinh tế. Mỹ sẽ thua Trung Quốc không phải về chế độ kinh tế hay khoa học kinh tế mà ở cách giải quyết đại dịch Covid-19", vị chuyên gia nói.
Câu hỏi chưa thể trả lời
Dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ song PGS.TS Lê Cao Đoàn tỏ ra thận trọng khi nhận định về việc ai có thể lãnh đạo thế giới?
Theo vị chuyên gia, mạng dịch vụ toàn cầu tạo ra nền tảng cho sự phát triển chung của thế giới, đồng thời những nhân vật nổi trội, "anh hùng" ở trong đó có tác động rất mạnh đến sự chuyển động của thế giới.
Mỹ hay Trung Quốc đều là các nền kinh tế hàng đầu thế giới, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cung-cầu của nền kinh tế, do đó chỉ cần hai quốc gia này "hắt hơi", các quốc gia khác trên thế giới sẽ "sổ mũi".
"Quốc gia nào mạnh lên cũng sẽ khiến thế giới hưởng lợi nếu sự phát triển của quốc gia ấy theo các quy tắc chung. Còn nếu quốc gia ấy lớn lên, mang theo các tác động mang tính chủ quan hay đơn thuần vì lợi ích của họ lại là câu chuyện khác", PGS.TS nhận xét và cho biết, sau Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 xác định các quy tắc của thế giới sau Thế chiến thứ hai phù hợp với kinh tế toàn cầu, dường như nhiều quốc gia yên tâm rằng thế giới được quản trị hay có một định hướng theo các yêu cầu của sự phát triển tốt hơn.
Thế nhưng, Chiến tranh Lạnh xảy ra đã tạo những bước rẽ ngoặt làm cho các nước chao đảo, không biết theo ai, rồi sẽ ra sao...
Trật tự toàn cầu hiện nay đang khủng hoảng, rất khó biết được lực lượng nào có ý nghĩa định dạng cho sự phát triển chung và vì lợi ích chung của toàn thế giới.
Đối với kinh tế Mỹ, Trung Quốc hay các quốc gia khác như EU, Nhật, PGS.TS Lê Cao Đoàn đặt câu hỏi: Xu hướng phát triển thế nào? Tác động ra sao? Nó có đi đến một thỏa ước chung hay bắt đầu chia phe cánh trên thế giới?
Khi vai trò cầm trịch của các tổ chức, cơ quan có tính chất toàn cầu ngày càng yếu dần đi, thậm chí như nhận định của một số chuyên gia, là ít vì cái chung hơn, PGS.TS Lê Cao Đoàn cho rằng dường như đang có giấc mơ về "anh hùng", một "người quân tử" vừa tử tế, giỏi giang, vừa mạnh mẽ, thậm chí chấp nhận chịu thiệt để mọi người có lợi hơn, biết nghe nhau hơn.
"Mỹ hay Trung Quốc có khả năng phát triển thành những quốc gia mang tính chất quân tử như vậy, có thể hình thành một đầu tàu, một cực nào đó để hội tụ được các ý chí của con người và các quốc gia hay không? Câu hỏi sau có vẻ rất khó trả lời", PGS.TS Lê Cao Đoàn nhận xét.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhờ Covid-19, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ sớm hơn 5 năm so với dự đoán?
-
Vắc xin chống Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả trên 50%, dữ liệu tiếp tục bị giấu kín
-
Trung Quốc chĩa thẳng mũi dùi vào Alibaba, sóng gió mới chỉ bắt đầu?
-
Đánh Huawei chỉ là "đầu tàu" của 1 mạng lưới khổng lồ chống lại Trung Quốc, Mỹ đã thay đổi chính sách "nước Mỹ trước tiên"?
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài...
PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, những thông báo về thuế quan của Mỹ đã khiến Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 giảm...
Xem nhiều




