Lập sở giao dịch vàng: Việt Nam chưa sẵn sàng?
Theo chuyên gia, ở thời điểm hiện tại, các điều kiện để thành lập sở giao dịch vàng chưa đầy đủ.
Mới đây, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong đó có kiến nghị thành lập sở giao dịch vàng.
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, việc thành lập sở giao dịch vàng nhằm tạo ra sự liên thông của giá vàng trong nước và quốc tế để đảm bảo không có chênh lệch lớn về giá như hiện nay, cũng như thị trường có tính thanh khoản cao, đẩy lùi hoạt động xuất nhập khẩu vàng lậu đang diễn ra phức tạp.
Đã có bài học
Trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, kiến nghị thành lập sở giao dịch vàng là không khả thi.
Theo ông Hải, sở giao dịch vàng theo đề xuất của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam chỉ khác so với các sàn giao dịch vàng tự do trước đây ở chỗ thống nhất lại thành một sàn vàng, hoạt động theo quy tắc, luật lệ mà Nhà nước ban hành, có thể khác ở tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính, còn về bản chất không có gì thay đổi so với trước.
Nhắc lại thời điểm năm 2008 - 2009 có rất nhiều sàn vàng hoạt động, Phó Chủ tịch VAFI nhấn mạnh, hoạt động của các sàn vàng này không thực sự mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Thay vào đó, nó gây rối loạn cho thị trường tiền tệ, đem lại những bất lợi do nhiều công ty cung cấp dịch vụ sàn vàng đã lôi kéo người tham gia giao dịch với hình thức như đánh bạc, dẫn tới thua lỗ, tan cửa nát nhà. Thậm chí còn kéo theo một số ngân hàng bị thua lỗ trong kinh doanh vàng làm cổ đông mất vốn.
Chính vì thế, Chính phủ đã chỉ thị NHNN chấn chỉnh và không còn cách nào khác là phải đóng cửa các sàn vàng. Thêm vào đó, Chính phủ đang nỗ lực chống vàng hóa, đô la hóa một cách triệt để và đã có những tín hiệu tích cực.
"Không phải chúng ta thiếu hành lang pháp lý, cơ chế quản lý mà là nó rất rủi ro. Hoạt động kinh doanh sàn vàng không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà là loại hình kinh doanh chênh lệch giá.
Trên thế giới cũng đánh giá đây là loại hình kinh doanh tiềm ẩn rủi ro rất cao cho cả nhà đầu tư và cho chính các đơn vị kinh doanh sàn vàng", ông Nguyễn Hoàng Hải chỉ rõ và cho rằng, bây giờ phải hướng dòng vốn nhàn rỗi vào phát triển sản xuất kinh doanh chứ không phải đầu cơ. Thực tế đã trả lời là rất rất nhiều người thua lỗ, rất hiếm người thành công.
Với quan điểm trên, ông Hải cho rằng chưa nên nghĩ đến chuyện này.
Chưa phải thời điểm thích hợp
Cũng bày tỏ quan điểm về đề xuất thành lập sở giao dịch vàng, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, xét ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có đủ các điều kiện để có thể thành lập sở giao dịch vàng, mà trước hết là về mặt hành lang pháp lý.
Ông dẫn ví dụ, hiện nay Nhà nước vẫn quản lý thị trường vàng rất chặt, việc nhập khẩu, kinh doanh vàng chỉ tập trung vào một số đầu mối nhất định và phải theo giấy phép của NHNN.
Tương tự, việc quản lý ngoại hối cũng được thực hiện chặt chẽ với những quy định như: ra nước ngoài hay nhập cảnh vào Việt Nam được mang tối đa bao nhiêu ngoại tệ; chỉ được mua bán, trao đổi ở một số điểm được NHNN quy định và đồng ngoại tệ ấy phải có nguồn gốc, xuất xứ...
![]() |
Việc thành lập sở giao dịch vàng là cần thiết, nhưng theo chuyên gia, ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa hội đủ các điều kiện. |
"Một trong những điều kiện để thành lập sở giao dịch vàng là phải có cơ chế thông thoáng trong kiểm soát ngoại tệ. Ở đây, lưu ý là không phải để cho việc giao dịch ngoại tệ được tự do, vì như thế rất nguy hiểm khi không biết dòng tiền ra vào thế nào, tiền đó có phải tài trợ khủng bố hay rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp hay không...
Cho nên, vẫn cần Nhà nước quản lý giao dịch ngoại tệ nhưng cần theo một cơ chế thông thoáng. Chỉ khi ấy sở giao dịch vàng mới có thể thành lập được", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ rõ.
Về lâu dài, vị chuyên gia này ủng hộ việc thành lập sàn vàng hay sở giao dịch vàng bởi khi ấy, nó sẽ minh bạch tất cả, từ các giao dịch, niêm yết về lượng bán ra, giá cả, người tham dự phải đăng ký về vốn...
Theo ông Thịnh, điều mong muốn khi thành lập sở giao dịch vàng là người dân không cần tích trữ vàng nữa, lúc cần thì mua, lúc không cần thì bán. Như vậy, vàng trở thành một loại hàng hóa bình thường, không phải bị "vàng hóa" như trước đây - trở thành thứ để đo đếm giá trị các tài sản lớn như nhà cửa, xe cộ...
Việc thành lập sở giao dịch vàng là để thực hiện giao dịch mua bán của các doanh nghiệp, đầu mối lớn, người có nhu cầu lớn trong nền kinh tế, từ đó đưa việc sản xuất, kinh doanh, mua bán vàng vào nề nếp, quy củ, giúp giá vàng trong nước liên thông với thị trường thế giới, việc mua bán vàng giữa thế giới với Việt Nam cũng được tự do.
"Còn như hiện nay, mua bán vàng của Việt Nam nhiều khi là mua bán chui, ngay cả việc mua bán ở các hàng vàng được Nhà nước cho phép cũng phải có giấy phép và đủ các thủ tục khác phức tạp, nếu là mua bán lớn thì càng không ổn.
Nếu có sở giao dịch vàng, vàng được chào bán theo giá thế giới, việc kinh doanh rõ ràng, công khai, có đấu giá trên thị trường, nhờ đó giá vàng trong nước không còn chênh lệch lớn với thế giới như hiện nay", ông Thịnh nêu rõ.
Dù vậy, trở lại với nhận định ban đầu, vị chuyên gia nhấn mạnh, để sở giao dịch vàng ra đời và vận hành theo cơ chế thị trường, liên thông với thị trường thế giới thì trước hết cần có cơ sở pháp lý chặt chẽ, như quy định về tiêu chuẩn, chất lượng vàng, hạn mức giao dịch, tỷ lệ ký gửi, quy trình thành toán, cơ chế hoạt động...
"Đã đi vào cơ chế thị trường thì cần để các thị trường dần dần hình thành và phát triển đầy đủ, kể cả thị trường lao động, thị trường vàng, hàng hóa... trong đó có thị trường hết sức quan trọng là thị trường ngoại tệ.
Ở các nước trên thế giới có đầy đủ sàn giao dịch vàng thật và ảo, nhưng tất cả đều phải có cơ chế, quy định, nguyên tắc, điều kiện đầy đủ, rõ ràng thì mới hoạt động được.
Nếu Việt Nam có được sàn giao dịch vàng, việc mua bán vàng trở nên công khai, minh bạch, theo những điều kiện quy định thì sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế - vừa thu được thuế, vừa đảm bảo được giá vàng theo thị trường, vừa đảm bảo vàng là một hàng hóa bình thường chứ không phải là vật thanh toán. Để đến được bước đó, Việt Nam còn nhiều việc phải làm", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Trong khi đó, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam cho rằng, thị trường vàng hình thành tự phát do biến động trong nước và thế giới, vai trò quản lý. chỉ đạo của Nhà nước không rõ ràng nên cần có sở giao dịch vàng hay sàn vàng.
Sở giao dịch vàng có giấy phép, có cơ chế tổ chức, hoạt động với những quy định rõ ràng sẽ giúp tránh đầu cơ, diễn biến giá vàng trong nước phù hợp với thế giới, nâng cao vai trò của NHNN.
"Trước đây, Việt Nam cũng từng có các sàn vàng, nhưng thực chất các điều kiện để quản lý, đưa nó vào nề nếp thì chưa đầy đủ rõ ràng, kể cả về cơ sở pháp lý, dẫn tới tác dụng của sàn vàng đối với thị trường không đảm bảo, thậm chí phát sinh tiêu cực.
Thời gian tới, khi thành lập sở giao dịch vàng, Việt Nam cần xây dựng quy chế chặt chẽ, sửa chữa những hạn chế của sàn vàng trước đây và đặc biệt là cần tham khảo các thông lệ quốc tế để tránh bị biến tướng, gây rối loạn thị trường", TS Cao Sĩ Kiêm bày tỏ quan điểm.
Ủng hộ việc Nhà nước cần có lộ trình sớm thành lập sở giao dịch vàng quốc gia, chuyên gia tài chính - PGS.TS Ngô Trí Long lưu ý, hành lang pháp lý đối với sở giao dịch vàng cần được quy định chặt chẽ, đặc biệt là tỷ lệ ký quỹ trong thời gian đầu phải ở mức cao, thậm chí 90- 100% để tránh tình trạng đầu cơ, làm giá, sau đó giảm dần theo thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, cần có quy định về tiêu chuẩn vàng được phép giao dịch, vì thị trường vàng Việt Nam đang tồn tại rất nhiều loại vàng.
Ngoài ra, sở giao dịch vàng cũng cần có đầy đủ các công cụ phái sinh để giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro biến động giá vàng...
Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 2/12, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN đã nêu quan điểm về đề xuất thành lập sở giao dịch vàng.
Theo ông Đào Minh Tú, việc này đã được NHNN báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ. Về phía NHNN, cơ quan này kiên định với những chính sách, những kết quả đã đạt được trong thời gian qua và cụ thể chính là Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Phó Thống đốc NHNN cho rằng trong 8 năm qua, Nghị định 24 đi vào đời sống đem lại lợi ích ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Cụ thể, là giá vàng không còn "nhảy múa" như trước khi có Nghị định 24 và không ảnh hưởng chung tới tất cả các giá cả hàng hóa, không ảnh hưởng đến tỉ giá ngoại tệ, tạo điều kiện cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
"Nếu như giá vàng lên xuống thất thường sẽ tạo ra những biến động về yếu tố tâm lý cũng như kéo theo ảnh hưởng giá cả hàng hóa, vì dù sao vàng miếng, vàng nguyên liệu không phải là hàng hóa bình thường như những loại hàng hóa khác, mà vẫn là đối tượng được quản lý một cách chặt chẽ"- ông Đào Minh Tú nói.
Cũng theo đại diện NHNN, câu chuyện thành lập sàn vàng hay tạo điều kiện thêm cho kinh doanh vàng miếng, vàng nguyên liệu đã nhiều lần được đặt ra chứ không phải mới lần này. NHNN sẽ ghi nhận ý kiến đó và sẽ tiếp tục có những nghiên cứu một cách thấu đáo nhưng trước hết phải mang lại lợi ích chung cho sự ổn định vĩ mô, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, mọi người dân và sau đó mới tính đến lợi ích của đối tượng, thành phần tham gia kinh doanh vàng.
Theo Phó Thống đốc, việc thành lập sàn vàng cũng như Sở giao dịch vàng cũng đã có đề xuất trước đây, có hoạt động rồi và nhìn thấy rủi ro cũng như tính phức tạp của nó bởi đó là việc kinh doanh rất tự do trên sàn, liên quan rất nhiều đến vấn đề ngoại tệ, cơ chế quản lý ngoại tệ rồi vấn đề “vàng hóa” trong nền kinh tế… "Những vấn đề này khi xây dựng Nghị định 24 cũng đã được phân tích, mổ xẻ, đánh giá một cách rất chi tiết", ông Đào Minh Tú lý giải.
TIN LIÊN QUAN
Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
Theo Cục Thống kê, trong quý I/2025, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I/2025, CPI...
Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, người dân và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ...
"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu...
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Xem nhiều




