Miền Trung lũ chồng lũ: Bài học lớn quy hoạch thủy điện
GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị cần có lộ trình thu hẹp các thủy điện nhỏ.
Lý do ông đưa ra đề nghị này là bởi thủy điện nhỏ có tuổi thọ ngắn, hiệu quả không cao, trong khi rủi ro lại rất lớn, mà việc các thủy điện nhỏ ở miền Trung xả lũ, gây thêm tổn thất cho người dân thời gian qua là một ví dụ điển hình.
Không nước nào phát triển thủy điện nhanh như Việt Nam
PV: - Miền Trung đang phải trải qua đợt lũ lụt lịch sử, ảnh hưởng sâu rộng và gây tổn thất nặng nề cho khu vực này. Thủy điện xả lũ được coi là góp phần làm cho lũ lụt nghiêm trọng hơn. Điều này có đi ngược với chức năng của thủy điện là điều tiết lũ không, thưa ông?
GS.TS Vũ Trọng Hồng: - Trong các quy định về vận hành hồ chứa, liên hồ chứa không yêu cầu thủy điện phải điều tiết lũ, mà chỉ yêu cầu hạ mực nước dâng bình thường xuống trước khi lũ đến.
Như vậy không ổn, vì việc thủy điện cần làm là phải điều tiết lũ sao cho không gây ngập hạ du, còn nếu chỉ cắt giảm vài trăm ngàn m3 nước cuối cùng ngập vẫn hoàn ngập thì không có giá trị.

Bởi luật quy định thiếu chặt chẽ nên nhiều chủ dự án thủy điện khi vận hành không hạ thấp mực nước trước khi lũ đến, mà vẫn không quy trách nhiệm cho họ được khi thiên tai xảy ra. Tôi từng gặp một số chủ dự án thủy điện, họ chia sẻ rằng họ sẽ bị phạt, bị truy cứu trách nhiệm nếu không cung cấp đủ điện, cho nên nếu bắt buộc phải hạ thấp mực nước thì họ cũng chỉ hạ xuống 1-2m.
Tôi đã thử tính toán: đối với một nhà máy thủy điện nhỏ, công suất hơn 10MW thì cơn lũ nó gây ra phải lên tới 60-70 triệu m3 nước, mà trước lũ, thủy điện chỉ xả vài trăm nghìn m3 nước thì không đáng kể.
Cho nên, Điều 45 Luật Thủy lợi quy định về an toàn đập, hồ chứa nước trong quản lý, khai thác phải bổ sung thêm ý phải “cắt giảm lũ khi hạ du đang bị ngập”, còn cắt giảm bao nhiêu thì tùy từng tỉnh phải tính.
Ngoài ra, trong Luật Phòng chống thiên tai, Điều 13 Nội dung phòng ngừa thiên tai và Điều 42 Trách nhiệm quản lý nhà nước của chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ về phòng chống thiên tai thiếu quy định về đánh giá khả năng xảy ra thiên tai trước và sau mùa mưa bão.
Trước đây, khi tôi còn làm Thứ trưởng Bộ Thủy lợi (cũ), bất kỳ khi nào có tin dự báo thiên tai xảy ra tôi đều phải đến địa điểm sẽ xảy ra thiên tai trước để có các phương án xử lý kịp thời.
PV: Một vấn đề đã được nêu ra từ nhiều năm nay, đó là trên mỗi dòng sông ở miền Trung, kể cả sông nhỏ, quy hoạch quá nhiều thủy điện, lại là thủy điện bậc thang. Điển hình như cụm thủy điện Alin- Rào Trăng nằm trên sông Rào Trăng, chỉ là một nhánh của sông Bồ ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế mà có tới 4 bậc với tổng công suất 89 MW. Việc xây dựng thủy điện bậc thang trên các dòng sông nhỏ như vậy, ông đánh giá như thế nào? Thế giới có làm như vậy không, thưa ông?
GS.TS Vũ Trọng Hồng: - Quy hoạch thủy điện là bài học lớn nhất sau câu chuyện thủy điện xả lũ ở miền Trung thời gian qua. Có lẽ trên thế giới không có nước nào phát triển thủy điện nhanh như Việt Nam, thậm chí có lúc người ta nuôi ý định Việt Nam tiến tới đứng đầu thế giới về phát triển năng lượng thủy điện.
Chính vì thế, ngoài những dự án lớn do Nhà nước đầu tư, hầu hết các dự án thủy điện nhỏ đều do tư nhân làm, có tiền đăng ký là được. Có những người là chủ cửa hàng bánh kẹo, chủ cửa hàng bán bánh mỳ... nhưng họ có đủ tiền, thậm chí có những nhóm mấy người góp vốn lại để làm thủy điện. Cho nên, thủy điện phát triển rất nhanh. Quảng Nam từ chỗ không có thủy điện đã mọc ra hơn 40 nhà máy, các dòng sông đều làm thủy điện nhỏ, thủy điện bậc thang.
Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự cố rò rỉ nước tại thủy điện Sông Tranh 2 do xây dựng kém vào năm 2012, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thảo luận xung quanh vấn đề quy hoạch, phát triển tràn lan thủy điện ở nhiều địa phương. Trong báo cáo của Bộ Công thương thời điểm do ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng cho biết, Bộ đã rà soát và thấy có những thủy điện không hiệu quả, gây mất rừng.
Một số nghiên cứu đã tính toán, để tạo ra 1MW điện, Việt Nam bình quân mất từ 10-30ha rừng. Vậy thử tính xem bao nhiêu triệu ha rừng đã bị tàn phá khi hàng trăm, hàng ngàn thủy điện được xây dựng?
Cho nên, việc Quốc hội loại bỏ trên 400 thủy điện trong quy hoạch phát triển điện năng là hoàn toàn đúng đắn, nhưng từ đó đến nay, theo dõi trên báo chí, tôi vẫn thấy nhiều thủy điện nhỏ và vừa được khôi phục.
Đáng lưu ý, trước đây không hề có thủy điện bậc thang, trừ thủy điện Hòa Bình- Sơn La, nhưng về sau này, thủy điện bậc thang mọc lên quá nhiều.
Vấn đề là thủy điện bậc thang gây nhiều hậu quả, mà hậu quả ghê gớm nhất là gây lũ chồng lũ.
Thử tưởng tượng một cơn lũ với khoảng 60 triệu m3 nước, nếu chưa xây dựng thủy điện thì nó sẽ trôi qua và mất khoảng 1 ngày. Nhưng nếu có thủy điện thì thủy điện sẽ giữ lại một phần nước, nước xả xuống hạ du thấp hơn nhưng lại kéo dài ngày hơn.
Nếu là thủy điện bậc thang thì càng nguy hiểm. Giả sử trên dòng sông/suối có 3 bậc thủy điện, dòng nước lũ khoảng 60 triệu m3 nước, nhưng nó sẽ xả xuống hạ du tới 70 triệu m3 nước, thậm chí hơn, vì còn có nước do thủy điện xả xuống nhằm đảm bảo an toàn hồ đập. Cho nên, chính những thủy điện bậc thang này làm lũ chồng lũ, khiến cơn lũ nhiều hơn so với thực tế.
Rất tiếc rằng việc xả lũ của thủy điện bậc thang không thể nào dự báo được, ngay Tổng cục Khí tượng Thủy văn cũng chịu bởi những dòng suối, dòng sông nhỏ có thủy điện nằm trên đó không có trạm thủy văn đo mực nước lũ.
Tôi cho rằng Luật Khí tượng Thủy văn phải bổ sung quy định: nếu làm thủy điện thì phải đặt trạm thủy văn để đo mức nước và phải thông báo cho cơ quan có liên quan được biết. Việc dựng trạm thủy văn cũng không hề tốn kém, chỉ cần một đoạn chừng 30m, ở đó làm một cột thủy chí để đo mực nước trên sông, nếu có tốn kém thì chỉ là lương của nhân viên đọc cột thủy chí.
Nếu có được cột thủy chí ở mỗi dự án thủy điện, cộng với trạm thủy văn của Nhà nước đặt ở hạ du thì sẽ biết ngay lũ bao nhiêu. Hiện có sự mập mờ khi nhiều người đổ lỗi lũ lụt ở miền Trung là do mưa lớn kéo dài, nhưng nếu có cột thủy chí đo thì tôi tin rằng mưa lũ khi ấy chỉ chiếm 80%, còn 20% là thủy điện xả xuống.
Trên thế giới, người ta chỉ dùng thuỷ điện nhỏ cho hộ gia đình, một trang trại, chứ không phải để đóng góp cho điện năng quốc gia. Trên thế giới cũng không khuyến khích thủy điện bậc thang, họ chỉ làm ở các sông lớn để tận dụng năng lượng.
Ở Việt Nam, dù có chậm nhưng cần phải nghiên cứu, cân nhắc giữa việc chúng ta có thêm năng lượng với việc hạ du bị ngập, bị tổn thất tài sản khiến Chính phủ phải hỗ trợ tiền của xem cái nào nên làm.
Cũng cần nói thêm rằng, các thuỷ điện nhỏ chỉ đóng góp khoảng trên 10% cho nguồn điện năng quốc gia, tuổi thọ lại thấp, rủi ro nhiều.
Thuỷ điện nhỏ không có chức năng cắt lũ, phân lũ cho hạ du, chủ yếu chỉ phát điện. Thế giới đang phá bỏ dần các thuỷ điện nhỏ, đặc biệt là tại Mỹ, vì nó làm cho các dòng chảy bị hỗn loạn và gây ra hậu quả về môi trường, trong đó có tình trạng thiếu nước.
Rà soát, giảm dần thủy điện nhỏ
PV: - Một điểm khác, nhiều ý kiến chỉ ra rằng có tình trạng doanh nghiệp xin làm dự án thủy điện (nhất là thủy điện nhỏ) để phá rừng rồi sau đó bỏ dở hoặc "bán cái". Ông bình luận như thế nào về tình trạng này và theo ông, chuyện lũ lụt, sạt lở và phá rừng làm thủy điện liên quan với nhau như thế nào?
GS.TS Vũ Trọng Hồng: - Về câu hỏi của phóng viên, tôi nhắc lại chính bản báo cáo của Bộ Công thương do nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng ký cách đây mấy năm, đó là có những dự án không phải mục đích chính làm thủy điện mà để lấy gỗ.
Chuyện này với những thủy điện xây dựng trước đây là đúng, còn bây giờ, khi Nhà nước đã quan tâm hơn, việc phê duyệt thủy điện cũng chặt chẽ hơn thì khó có chuyện phá rừng nguyên sinh hay động chạm đến vùng lõi.
Ở đây tôi muốn nói đến tác động của thủy điện đối với rừng, đó mới là phá rừng. Các chuyên gia ngành lâm nghiệp đã tổng kết: 1ha rừng trong một trận mưa hút được 4m3 nước, số nước đó ngấm xuống đất, sau đó mới từ từ chảy ra sông, suối.
Trước đây, khi còn rừng, dòng chảy mặt rất thấp, nó nằm ở dưới ngầm. Lũ cũng không có nhiều vì nước ngấm xuống đất đá rồi mới chảy ra dần. Nhưng khi rừng bị phá, dòng chảy mặt rất lớn.
Khi tôi lên Sơn La khảo sát, người dân ở đó nói rằng, khi rừng bị phá đi, một dòng suối muốn phục hồi được lượng nước như cũ phải mất 50 năm.
Càng phá rừng càng dễ xảy ra hiện tượng sa mạc hóa và hậu quả là dẫn đến sạt lở đất.
Cần phải hiểu rõ về địa chất ở đây. Đất miền Trung rất khô nước, mái dốc nhưng có lượng đất sét lớn. Lượng đất sét đó chính là cái giữ ổn định của mái dốc. Trước đây, Thừa Thiên Huế không phải là tỉnh bị sạt lở nhiều, nhưng bây giờ lại bị.
Đấy là do tỉnh phát triển thủy điện, mà thủy điện thì phá rừng. Đất sét bám dính với lớp đá phía dưới, nhưng sau khi mất rừng, lượng đất sét đó bị phong hóa, nước cạn dần làm đất sét mủn ra như bột và không bám dính như trước nữa. Đến khi có mưa lớn kéo dài, trong đất chứa một lượng nước lớn, đất mủn, nằm trên độ dốc, trong khi dưới không còn kết dính, trên thì lực lớn kéo xuống, kết quả là bị sạt trượt.
Liên quan đến thủy điện Rào Trăng 3, vừa qua, theo dõi báo chí tôi thấy Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản từng có nghiên cứu chỉ rõ trên địa bàn huyện Phong Điền (gồm cả khu vực thủy điện Rào Trăng 3) của tỉnh Thừa Thiên Huế có một hệ thống đứt gãy chính theo phương Tây Bắc - Đông Nam và các đứt gãy phụ.
Theo lời TS Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản được báo chí đăng tải, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra với tỷ lệ 1:50.000 và có cảnh báo về hiện trạng trượt lở tại khu vực trọng điểm của nhà máy thủy điện A Lin 1 - Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế). Do hình thái địa chất khu vực này khá phức tạp nên nhóm đề nghị cần điều tra ở tỉ lệ lớn hơn, tỷ lệ 1:25.000.
Vấn đề ở chỗ: những cảnh báo của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản dường như chưa được lắng nghe đúng mức.

PV: - Trong bối cảnh trên, theo ông, có cần rà soát lại hệ thống thủy điện dọc miền Trung không? Bài toán được mất ở đây cần được tính toán lại như thế nào? Trường hợp phát hiện những thủy điện có nguy cơ gặp sự cố như Rào Trăng 3, thì nên làm gì?
GS.TS Vũ Trọng Hồng: - Đúng là sau thảm kịch xảy ra tại thủy điện Rào Trăng 3, cần rà soát lại hệ thống thủy điện nhỏ xem vận hành ra sao, rủi ro như thế nào để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Nếu phát hiện những trường hợp có nguy cơ gặp sự cố như Rào Trăng 3 nên dừng dự án đó lại ngay. Dĩ nhiên Nhà nước phải tính toán chuyện này để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư vì họ đã đổ tiền vào xây dựng dự án. Nhưng việc này không hề khó. Nhà nước có thể chuyển nhà đầu tư sang một việc khác, cho họ tham gia xây dựng một dự án nào đó, như dự án nhà ở... để bù đắp cho họ.
Vào năm 2016, khi thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) xả lũ bất ngờ gây tổn thất lớn cho người dân, tôi đã đề nghị cần có lộ trình thu hẹp các thủy điện nhỏ.
Tuổi thọ thủy điện nhỏ tính theo thu hồi vốn vào khoảng 30 năm, có những nơi chỉ 20-25 năm, thì phải cho kết thúc sớm hơn.
Chẳng hạn, bình thường doanh nghiệp phải chờ thu hồi vốn rồi có lãi, bây giờ họ thu hồi vốn xong là thôi, Nhà nước bù đắp cho doanh nghiệp bằng cách công-tư chia sẻ, cho phép chủ đầu tư dự án thủy điện nhỏ tăng giá bán điện lên.
Trước nay, giá bán điện của thủy điện nhỏ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn bị kêu là thấp, thậm chí điện do nhà máy thủy điện nhỏ sản xuất ra không bán được cho EVN vì EVN ưu tiên cho các thủy điện lớn trong hệ thống của mình. Cho nên, việc này Cục Điện lực, EVN phải tham gia bàn bạc, thống nhất.
Về mặt quy định của pháp luật, tôi có một số kiến nghị như sau:
Trước hết, trong danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai được phê duyệt năm 2019 có 37 người, chủ yếu là lãnh đạo các bộ, ngành, các tổ chức xã hội, mà thiếu vắng các chuyên gia.
Cho nên, tôi đề nghị cần bổ sung vào danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai các chuyên gia cứu hộ cứu nạn, chuyên gia thủy lợi, chuyên gia thủy điện, môi trường...
Bên cạnh đó, Nhà nước phải đào tạo chuyên gia, trong đó có đào tạo cho từng tỉnh. Việc đào tạo không phải bằng lý thuyết, những phép tính, công thức, mà phải bằng kinh nghiệm sống của chuyên gia.
Thứ hai, về quy định làm việc, phải lập lại quy định trước đây: phải kiểm tra công tác phòng chống lụt bão trước khi xảy ra lụt bão. Ví dụ, ở miền Bắc tháng 5 có lũ thì tháng 3, tháng 4 phải đi kiểm tra để từ đó có thể giảm nhẹ được thiệt hại về người và của.
Thứ ba, phải biên soạn những dự báo về thiên tai. Trước nay Việt Nam mới chủ yếu dự báo về thủy văn, còn dự báo sạt lở đất, lũ quét hầu như chưa viết được. Cho nên, phải có biên soạn và những người biên soạn sẽ truyền đạt lại những kinh nghiệm. Ví dụ, đi kiểm tra thấy vết nứt, nước thấm ra, thì có thể gây sạt lở ngay tức khắc. Trên mái dốc có nước lẫn đất phun ra thì phải sơ tán ngay...
Thứ tư, về an toàn hồ đập, phải bổ sung thêm quy định thủy điện phải cắt giảm lũ khi hạ du đang bị ngập.
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Xem nhiều




