Mỹ sẽ giấu mình đấu Trung Quốc?
Mỹ muốn sử dụng “sự kiên nhẫn chiến lược” trong xử lý quan hệ với Trung Quốc và phát đi nhiều tín hiệu cứng rắn dưới thời ông Biden.
Mỹ thong dong, Trung Quốc sốt sắng
Tờ Thời báo Nhật Bản cho rằng Trung Quốc dù đã lên tiếng chúc mừng nhưng ngày càng mất kiên nhẫn khi Washington dưới thời tân Tổng thống Joe Biden vẫn chưa công bố một chính sách mới đối với Trung Quốc.
Tờ báo Nhật Bản nêu ra một chi tiết đáng chú ý cho thấy ông Biden dường như không mảy may nghĩ đến Trung Quốc và thậm chí không đề cập đến Trung Quốc trong diễn văn nhậm chức.
Tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức sau lễ nhậm chức của ông Biden, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: “Khi dõi theo màn pháo hoa và nghe tiếng cổ vũ của người dân Mỹ tại lễ nhậm chức, tôi cảm thấy xốn xang. Chúng tôi chúc Tổng thống Biden đạt được mọi thành công trong công tác điều hành và quản trị nhà nước”.
![]() |
Tân Tổng thống Mỹ J. Biden đang "phớt lờ" những tín hiệu từ Trung Quốc? |
Trong một bài phát biểu hôm 27/1 vừa qua tại Washington, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Thôi Thiên Khải nói rằng mặc dù Trung Quốc mong muốn Mỹ sẽ “thành công trong nỗ lực hàn gắn, khôi phục và xây dựng đoàn kết” song Bắc Kinh cũng “hy vọng rằng sự chính trực, vô tư, tôn trọng và tầm nhìn sẽ trở lại đối với chính sách của Mỹ về Trung Quốc”.
Trước đó một ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 26/1 nói rằng “chính quyền ông Trump đã phạm phải sai lầm lớn” khi coi Trung Quốc là một “đối thủ chiến lược” và thậm chí là một “mối đe dọa”.
Ông Triệu nói thêm: “Chúng tôi hy vọng chính quyền mới của Mỹ sẽ rút ra được bài học từ những chính sách sai lầm của chính quyền Trump đối với Trung Quốc”, đồng thời kêu gọi chính quyền mới tập trung vào hợp tác, xử lý những bất đồng và đưa quan hệ Mỹ-Trung trở lại đúng hướng với sự phát triển tốt đẹp và ổn định.
Theo tờ báo Nhật Bản, Bắc Kinh dường như không thấy được trách nhiệm trong các vấn đề Đài Loan, Hong Kong, căng thẳng biên giới với Ấn Độ hay việc xử lý và đối phó trong thời kỳ đầu diễn ra dịch bệnh COVID-19 vốn hiện làm hàng triệu người thiệt mạng trên toàn cầu...
Trong quan điểm của mình, có vẻ như Bắc Kinh cho rằng bất kỳ mối quan hệ song phương nào đi chệch hướng đều do lỗi của phía bên kia, còn Bắc Kinh thì luôn đúng.
Tời Thời báo Nhật Bản đánh giá, với cách nhìn nhận đó, Trung Quốc sẽ không chịu thỏa hiệp trong bất kỳ đàm phán nào, chỉ có phía bên kia ở vị thế nhún nhường phải chịu thỏa hiệp đối với Bắc Kinh.
Mặc dù ông Biden đã nhanh chóng đảo ngược một số chính sách của người tiền nhiệm, như việc đưa Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới, song chính quyền của ông Biden vẫn chưa công khai cách thức xử lý quan hệ với Bắc Kinh.
![]() |
Ngày 4/2, Mỹ điều tàu chiến USS John S. McCain đi qua eo biển Đài Loan |
Điều này không có nghĩa là quan điểm của chính quyền ông Biden đối với Trung Quốc không rõ ràng. Trên thực tế, nỗi bất bình và quan ngại của chính quyền Biden đối với Trung Quốc đã được thể hiện rõ thông qua tuyên bố của Ngoại trưởng Anthony Blinken và một số quan chức chủ chốt khác của Mỹ.
Trong một thông báo hôm 25/1, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói rằng chính quyền ông Biden muốn sử dụng “sự kiên nhẫn chiến lược” trong xử lý quan hệ với Trung Quốc. Bà Psaki cũng nói rằng chính quyền ông Biden sốt sắng thảo luận với các đồng minh cũng như lưỡng viện tại Quốc hội để đánh giá cách thức thúc đẩy quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo Thời báo Nhật Bản, Mỹ sẽ hành xử giống như chính sách “giấu mình chờ thời” của Trung Quốc và không hành động vội vàng. Tình thế được cho là đã đổi chiều khi chính Bắc Kinh mới là bên không còn kiên nhẫn, muốn chính quyền mới của Mỹ nhanh chóng công bố chính sách đối với Trung Quốc.
Tín hiệu cứng rắn
Có lẽ, Trung Quốc càng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi tân Tổng thống Mỹ Biden đã miêu tả Trung Quốc là một “đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất” đối với Mỹ, đồng thời cam kết sẽ đối đầu với Bắc Kinh trên nhiều mặt trận, trong đó gồm vấn đề sở hữu trí tuệ và chính sách kinh tế.
Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại tại Bộ Ngoại giao, ông Biden khẳng định: “Chúng ta sẽ đương đầu trước những hành động lạm dụng kinh tế của Trung Quốc, đối phó trước những hành động mang tính quyết đoán và chèn ép của Bắc Kinh, đồng thời chống lại hành động công kích của Trung Quốc”.
Để thực hiện được mục tiêu nói trên, ông Biden đã vạch ra đường hướng chính sách đối lập với quan điểm “Nước Mỹ trước tiên” vốn từng là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm Donald Trump. Khi nhấn mạnh vào việc củng cố sức mạnh trong nước trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, làm mới vai trò của Mỹ ở các thể chế quốc tế và giành lại uy tín của Mỹ cũng như quyền lực đạo đức, ông Biden khẳng định: “Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác”.
![]() |
Ông Biden chưa chắc đã bớt "rắn" hơn người tiền nhiệm D. Trump trong chính sách với Trung Quốc |
Mặc dù cam kết sẽ buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước những hành động của họ, song ông Biden nói rằng Washington cũng sẽ sẵn sàng “hợp tác với Bắc Kinh khi phù hợp với lợi ích của Mỹ”.
Ngay từ những ngày đầu ông Biden bước vào Nhà Trắng, Mỹ đã có những động thái đáng chú ý đối với Trung Quốc liên quan vấn đề Tân Cương, Đài Loan. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/2 tiết lộ rằng chính quyền ông Biden muốn trước tiên đảm bảo “tập hợp” được đồng minh trước khi can dự với Bắc Kinh.
![]() |
Trung Quốc sẽ không "dễ thở" khi Hải quân Mỹ mới đây khẳng định "thách thức các yêu sách biển quá mức"? |
Sự lựa chọn của ông Biden đối với hai vị trí ngoại giao hàng đầu của Mỹ là Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield đã phát đi tín hiệu cho thấy chính quyền của ông sẽ theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn và đa phương để thách thức những hành động của Trung Quốc.
Đáng chú ý, hôm 4/2, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đã thông qua đề cử của Linda Thomas-Greenfield người tuyên bố sẽ chống lại “chương trình nghị sự” của Trung Quốc tại Liên hợp quốc.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định ưu tiên của chính quyền ông Biden đối với chính sách thương mại của Trung Quốc không nhắm đến việc tìm cách để cho các tập đoàn đầu tư đa quốc gia của Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc, mà là nhằm “đối phó với những thực tiễn thương mại thiếu công bằng của Bắc Kinh vốn đang lấy đi công ăn việc làm của người lao động Mỹ”.
TIN LIÊN QUAN
-
Phó giáo sư Nga vẽ đường cho ông Biden: Muốn "cứu" Mỹ hãy buông tha Nga, kiềm chế Trung Quốc
-
Nhờ Covid-19, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ sớm hơn 5 năm so với dự đoán?
-
Hàng triệu người Trung Quốc trắng tay vì cho vay ngang hàng, thiệt hại vài trăm tỷ USD đi kèm rủi ro bất ổn xã hội mùa dịch Covid-19
-
Bloomberg: Trung Quốc sẽ tiếp tục vỡ nợ kỷ lục trong năm 2021
-
Đánh Huawei chỉ là "đầu tàu" của 1 mạng lưới khổng lồ chống lại Trung Quốc, Mỹ đã thay đổi chính sách "nước Mỹ trước tiên"?
-
MSCI loại nhiều cổ phiếu Trung Quốc dưới áp lực của Mỹ, SMIC mất 5% giá trị
-
Các công ty công nghệ Trung Quốc là đối thủ của nhiều ngân hàng châu Âu?
-
Mỹ sợ ‘zombie company’, Trung Quốc lo ‘doanh nghiệp xác sống’
-
Ông Trump gây sức ép lên Trung Quốc
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh nơi được chọn đặt 18 khẩu pháo phục vụ Đại lễ 30/4
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) đang được cải tạo một số vị trí để đặt 18 khẩu pháo phục vụ lễ 30/4.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao...
Thông tư số 18/2025 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong chuỗi cung ứng
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, cơ chế điều hành xăng dầu mới, có thể làm mềm hóa thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong chuỗi cung ứng, dự trữ, và điều hành giá...
Thị trường lao động đầu năm 2025: Nhu cầu tuyển dụng tăng 19% so với năm trước
Nhằm mang đến bức tranh tổng quan về thị trường lao động 2 tháng đầu năm 2025, Vieclam24 cho ra mắt "Tóm lược thị trường lao động Việt Nam đầu năm 2025" từ khảo sát...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 20/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 20/3/2025, giá xăng có khả năng đảo chiều...
Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu như thế nào từ ngày 2/5?
Bắt đầu từ ngày 2/5, Bộ Công Thương sẽ chính thức công bố giá cơ sở và giá bán xăng dầu, thay vì duy trì cơ chế điều hành giá xăng dầu thông qua tổ...
2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước tăng gần 26%
Mức thu này tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2024, trong khi đó, lũy kế chi 2 tháng ước 293,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%.
Xem nhiều




