VnFinance
Thứ hai, 08/02/2021, 07:36 AM

Trung Quốc xem xét gia nhập CPTPP: Mỹ sẽ sớm quay lại

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Mỹ quay lại CPTPP là điều tất yếu, động thái của Trung Quốc sẽ thúc đẩy quá trình này diễn ra sớm hơn.

Hôm 4/2, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang tích cực tiến hành nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến việc gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời khẳng định Trung Quốc sẵn sàng xem xét gia nhập CPTPP để thúc đẩy toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực.

Động thái của Trung Quốc đặt câu hỏi về việc Mỹ có quay trở lại CPTPP khi vai trò của Mỹ ở châu Á bị đe dọa?

Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) nhận định, việc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết và tuyên bố xem xét gia nhập CPTPP của Trung Quốc có thể sẽ khiến Mỹ sớm quay lại CPTPP

Tiền thân của CPTPP là TPP, do các quốc gia khác nhau thiết kế nên, sau đó Mỹ nhìn thấy lợi ích cũng nhảy vào và trở thành một trong những người chơi chính trong việc soạn thảo hiệp định này. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện chính sách Nước Mỹ trên hết, rút nước Mỹ ra khỏi TPP, việc ký Mỹ kết  hiệp định này bị ngưng lại.

Theo ông Thịnh, nếu đứng ngoài CPTPP, Mỹ vẫn là nước mạnh nhưng không thể tận dụng được lợi thế ưu đãi mà CPTPP dành cho các thành viên.

Cho nên, sức mạnh của Mỹ sẽ bị giảm đi, mặc dù Tổng thống Trump khi còn đương nhiệm đã tuyên bố hiệp định TPP với những ưu đãi dành cho các nước sẽ làm suy yếu kinh tế Mỹ.

"Về lâu dài, nếu nước Mỹ cứ tự cô lập mình có thể sẽ bị các nước bỏ rơi về KHCN, năng suất lao động và vốn, từ đó khiến Mỹ dần đánh mất lợi thế của mình.

Chính vì thế, quay lại CPTPP là điều cần thiết và tất yếu cho Mỹ. Tổng thống Joe Biden đang phần nào đi theo chiều hướng của Tổng thống Obama trước đây và đảng Dân chủ nói chung - đó là quay lại quá trình toàn cầu hóa, tiếp tục mở rộng hội nhập quốc tế để phát huy thế mạnh và vai trò của nước Mỹ. Ông cũng sẽ tận dụng những lợi thế có được từ thời Tổng thống Donald Trump, và phát huy chính sách Nước Mỹ trên hết", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định và nói thêm rằng, cần hiểu lại cho đúng về chính sách Nước Mỹ trên hết.

Chính sách này không phải thời Tổng thống Trump mới có mà ở nhiệm kỳ tổng thống nào của nước Mỹ cũng ưu tiên quyền lợi của nước Mỹ trên hết. Ngay cả đảng Dân chủ, Cộng hòa dù đấu đá nhau nhưng quyền lợi của nước Mỹ vẫn trên hết.

Cho nên, vị chuyên gia tin rằng, Tổng thống Biden sẽ tận dụng lợi thế mà ông Trump đã tạo ra một cách riết róng hơn.

Cũng là Nước Mỹ trên hết, nhưng đồng thời nước Mỹ sẽ quay trở lại con đường toàn cầu hóa dưới một dạng mới. Mỹ sẽ vẫn hợp tác và hội nhập nhưng là hợp tác, hội nhập với các nước đồng minh và các nước khác, đồng thời có kiềm chế đối với một số quốc gia mà Mỹ xem là đang cạnh tranh vị thế của mình và có thể phương hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của kinh tế Mỹ, mà trường hợp Trung Quốc là một ví dụ.

"Mỹ bị sức ép sớm phải quay lại CPTPP và điều họ tính toán là tham gia vào lúc nào, làm sao giữ được vị thế của Mỹ, phát huy được vai trò của Mỹ trong cuộc chơi, nhất là khi Trung Quốc hoàn toàn có thể trở thành một thành viên của CPTPP", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận xét.

Theo vị chuyên gia, những điểm chính của CPTPP vẫn tuân thủ theo TPP trước đây do các quốc gia, trong đó có Mỹ thiết kế. Trung Quốc nếu tham gia cũng chỉ là người đến sau và chỉ là người chơi bình thường trên thị trường. Họ phải chấp hành quy định của CPTPP nếu tham gia, còn muốn sửa đổi thì phải được các quốc gia thành viên đồng ý.  Tuy nhiên, có lẽ việc sửa đổi cũng không dễ dàng và phải được xem xét cẩn trọng vì CPTPP đã được quốc hội các nước phê duyệt, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi thế giới lo lắng về sự bành trướng về kinh tế, chính trị của Trung Quốc.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng tin rằng, nếu cả Mỹ và Trung Quốc cùng tham gia CPTPP, tình thế sẽ không thay đổi nhiều, chỉ có điều nó sẽ khiến cuộc chiến giữa Mỹ với Trung Quốc trầm lắng và đi vào chiều sâu hơn.

Cả hai cường quốc vẫn phải tuân thủ theo các điều khoản của CPTPP, nhưng có thể người Mỹ sẽ có cài cắm thêm vào đó một số điều khoản liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vốn đã được nới lỏng hơn so với TPP ban đầu. Mỹ cũng có thể sẽ yêu cầu các điều khoản về chống thu thập bất hợp pháp thông tin kinh tế, chính trị, xã hội.

Cơ hội cho Việt Nam

Trước CPTPP, Việt Nam đã tham gia RCEP - với các thành viên chủ yếu là các nước trong khu vực Thái Bình Dương, như ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Trung Quốc. Đây là hiệp định tạo ra khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới đến thời điểm hiện nay.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi tham gia vào hiệp định này, Việt Nam và các nước khác trong ASEAN trở thành người chơi chính, chủ xướng.... mặc dù trước đây Trung Quốc là người đề xuất. Cũng bởi hiệp định do Việt Nam và các quốc gia khác trong ASEAN thiết lập nên vị thế của Việt Nam được nâng lên, tính chất cuộc chơi thay đổi, phải phù hợp và đáp ứng được nguyện vọng của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung thì mới ký kết.

"Dĩ nhiên, RCEP dựa trên những đề xuất ban đầu mà Trung Quốc và các nước khác, nhưng hiệp định đã được chúng ta thiết kế cho phù hợp hơn với Việt Nam và ASEAN.

Tham gia hiệp định này, bất kỳ doanh nghiệp nào của Việt Nam khi muốn tiếp cận với các nước thành viên cũng dễ dàng hơn nhiều, được hưởng ưu đãi thuế quan với trên 5.000 dòng thuế.

Đây là sự đảm bảo quốc tế để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc cũng như các quốc gia thành viên khác của RCEP một cách rộng rãi và sâu sắc. Đây là hiệp định mang tính quốc tế cao, buộc các nước phải chấp hành, và sẽ góp phần làm hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua con đường chính ngạch được chuẩn hóa và thực hiện tốt nhất.

Đặc biệt, trong số các quốc gia thành viên có Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc là nước phát triển, lợi rất nhiều cho doanh nghiệp Việt trong tiếp cận thị trường, tiếp cận với nguồn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ của họ, qua đó nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh", ông Thịnh đánh giá.

Từ RCEP đến CPTPP, vị chuyên gia nhấn mạnh, CPTPP có tính hiện đại và tính mở cao hơn RCEP, do đó nếu cả Mỹ và Trung Quốc đều tham gia CPTPP thì đây chính là cơ hội để Việt Nam làm sâu sắc hơn mối quan hệ với hai cường quốc này, nhất là hợp tác về mặt KHCN, sở hữu trí tuệ, đầu tư, thương mại...


Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
22/04/2024 Tin nóng

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai các văn bản quy định...

Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
22/04/2024 Tin nóng

Nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở miền Trung khi Tương Dương (Nghệ An) 41.3 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 40.5 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 39.8 độ, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 40.9 độ…

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
22/04/2024 Tin nóng

Ngày 21/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
22/04/2024 Tin nóng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định, nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy đấu thầu bán vàng miếng vàng...

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
19/04/2024 Tin nóng

Quý I/2024, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu hồi phục và phát triển tích cực khi GRDP tăng 6,54% so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
16/04/2024 Tin nóng

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có các văn bản gửi các bộ gồm Bộ Bộ Tài chính, Công an và Bộ Công Thương đề nghị phối hợp tăng cường...

Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+
Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+

Tình hình địa chính trị của Trung Đông, mới đây nhất là cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, đang làm xáo trộn các yếu tố cần thiết để OPEC+ thiết lập một mức giá dầu hoàn hảo - không quá cao và cũng không quá thấp - the

Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
15/04/2024 Tin nóng

Các chuyên gia cho rằng, khi buộc tiệm vàng phải xuất hóa đơn điện tử như kinh doanh xăng dầu sẽ giúp minh bạch hóa thị trường vàng.

Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
14/04/2024 Tin nóng

Giá dầu tăng, phản ánh mối lo ngại của thị trường về cuộc khủng hoảng Trung Đông đang leo thang, có khả năng liên quan đến Iran, một nhà khai thác dầu lớn của OPEC....

NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
13/04/2024 Tin nóng

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án...

Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công đạt 30% trong quý II/2024
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công đạt 30% trong quý II/2024
12/04/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo toàn bộ dự án mới hoàn tất thủ tục quyết định đầu tư, phấn đấu giải ngân...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
12/04/2024 Tin nóng

Ngày 11/4 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay bất chấp những bất ổn kéo dài...

Kinh tế Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0%
Kinh tế Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0%
11/04/2024 Tin nóng

Sáng 11/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức họp báo về tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO)...

Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao chót vót, khách đổi hướng đi du lịch
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao chót vót, khách đổi hướng đi du lịch
10/04/2024 Tin nóng

Nhiều người đã phải "suy nghĩ lại" kế hoạch đi du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5 do giá vé máy bay quá “đắt đỏ”.

Tổng thu NSNN thực hiện tháng 3 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng
Tổng thu NSNN thực hiện tháng 3 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng
09/04/2024 Tin nóng

Lũy kế thu ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I/2024 ước đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2023 (ngân sách trung ương (NSTW)...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 tăng hơn 5%
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 tăng hơn 5%
08/04/2024 Tin nóng

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 ước đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2 % so với cùng kỳ năm trước.

Cảnh báo: Người dân cảnh giác với 'ma trận' lừa đảo qua mạng xã hội
Cảnh báo: Người dân cảnh giác với 'ma trận' lừa đảo qua mạng xã hội
08/04/2024 Tin nóng

Một ngày, bạn bỗng nhận được lời mời nhận quà, phần thưởng đáng giá hoặc khuyến cáo của cơ quan chức năng hay thông tin kết bạn lại trên facebook, zalo....

7,6% dân số Việt Nam sở hữu tài khoản chứng khoán
7,6% dân số Việt Nam sở hữu tài khoản chứng khoán
06/04/2024 Tin nóng

Lũy kế đến cuối tháng 3/2024, Việt Nam có hơn 7,6 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân, tương đương khoảng 7,6% dân số.

Hà Nội là nơi có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam
Hà Nội là nơi có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam
06/04/2024 Tin nóng

Trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước năm 2023, thành phố Hồ Chí Minh đứng...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance