Ngân hàng gia tăng bộ đệm dự phòng trước áp lực nợ nhóm 5
Trước áp lực nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5 do khó khăn của thị trường, các ngân hàng đang tiếp tục gia tăng bộ đệm dự phòng.
Ngân hàng tiếp tục tăng bộ đệm dự phòng
Ngày 30/6/2022, Thông tư 14 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid -19 đã hểt hiệu lực. Nhiều quan điểm cho rằng dư nợ tái cơ cấu có thể trở thành nợ xấu, khiến nợ xấu có thể tăng mạnh, tuy nhiên theo các chuyên gia, nợ xấu có thể tăng nhưng không đáng lo ngại.
Khi các khoản nợ tái cơ cấu đang dần hết thời gian ân hạn, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng gia tăng. Theo các chuyên gia của Mirae Asset, xu hướng chung của nợ xấu vẫn có thể tiếp tục tăng trong nửa sau năm 2022 vì đa phần nợ tái cơ cấu phát sinh trong quý 3/2021. Do đó, các ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng.
Trên thực tế, khi áp lực nợ xấu gia tăng trong những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro, tăng cường bộ đệm vốn.
Cụ thể, "ông lớn" BIDV - quán quân về cho vay khách hàng đã tăng mức trích lập dự phòng gần gấp rưỡi sau 9 tháng đầu năm 2022 với 41.948 tỷ đồng. VietinBank và Vietcombank cũng ghi nhận tăng trưởng lần lượt 52% và 41% so với cuối năm trước, đạt 39.249 tỷ đồng và 36.173 tỷ đồng.
Tại nhóm ngân hàng tư nhân cũng ghi nhận dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng mạnh sau 9 tháng đầu năm 2022. Chẳng hạn như SHB tăng tới 40% so với đầu năm, lên 6.503 tỷ đồng; LienVietPostBank tăng 44% đạt 4.564 tỷ đồng; hay dự phòng rủi ro tại VPBank cũng tăng 27% so với đầu năm, đạt 12.524 tỷ đồng;…

Có thể nhận thấy rằng xu hướng tăng dự phòng tại các ngân hàng vẫn chiếm chủ đạo. Thế nhưng, vẫn có một số ít ngân hàng hàng giảm dự phòng rủi ro như Sacombank (giảm 16%), ACB (giảm 5%), MSB (giảm 5%) và Bac A Bank (giảm 3%).
Việc tăng cường bộ đệm dự phòng sẽ giúp các ngân hàng chuẩn bị sẵn sàng khi đứng trước nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro nợ xấu, nhất là khi Thông tư 14 không còn hiệu lực từ cuối tháng 6. Khi chất lượng tài sản của các ngân hàng được cải thiện, vấn đề nợ xấu không phải quá đáng lo.
Biến động nợ xấu nhóm 5 tính đến cuối quý 3/2022
Không ít ý kiến cho rằng việc dừng Thông tư 14 sẽ làm cho các ngân hàng đối mặt rõ hơn với nợ xấu. Và con số từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 cho thấy thực tế xấu nhanh hơn dự báo. Đặc biệt, nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tại nhiều ngân hàng bất ngờ tăng bằng lần khiến nợ xấu ngày càng xấu.
Điển hình tại ngân hàng ACB, nợ nhóm 5 tính đến cuối quý 3/2022 bất ngờ cao gấp 2,31 lần so với đầu năm, lên mức hơn 3.190 tỷ đồng. Kéo theo tổng nợ xấu ngân hàng tăng 45% lên hơn 4.056 tỷ đồng dù nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ đều giảm mạnh.

Tương tự tại TPBank, tính đến cuối quý 3/2022, tổng nợ xấu tăng 23% so với đầu năm, ghi nhận gần 1.426 tỷ đồng. Nguyên nhân do nợ nhóm 5 bất ngờ cao gấp 2,24 lần so với đầu năm, từ mức 297 tỷ đồng lên mức 666 tỷ đồng chỉ sau 9 tháng. Trong khi đó nợ dưới tiêu chuẩn giảm 22% và nợ nghi ngờ chỉ tăng nhẹ 4%.
Những ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng ghi nhận nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh.
Chẳng hạn tại ngân hàng OCB, tính đến cuối quý 3/2022, nợ xấu nhóm 5 tăng đến 2,3 lần so với đầu năm, từ mức 733 tỷ đồng lên gần 1.700 tỷ đồng chỉ sau 9 tháng.

Thậm chí tại ngân hàng Quốc Dân, nợ xấu nhóm 5 tăng cao gấp 2,91 lần so với đầu năm, lên đến hơn 1.353 tỷ đồng khiến tổng nợ xấu tại ngày 30/09/2022 gấp 5,3 lần đầu năm, lên mức 6.648 tỷ đồng.
Ngoài ra, nợ xấu nhóm 5 tại nhiều ngân hàng khác cũng tăng khá mạnh so với đầu năm như: VietBank tăng 99% (1.841 tỷ đồng); VIB tăng đến 83% (2.420 tỷ đồng); ABBank tăng 40% (1.207 tỷ đồng); HDBank tăng 35% (1.193 tỷ đồng); LienVietPostBank tăng 35% (1.808 tỷ đồng); MBBank tăng đến 85% (1.516 tỷ đồng); Vietcombank tăng 30% (5.731 tỷ đồng); SaigonBank tăng 43% (253 tỷ đồng);…
Ở một diễn biến khác, tính đến cuối quý 3/2022 nợ xấu nhóm 5 một số nhà băng khác giảm so với đầu năm như: BaoViet Bank giảm 12% còn 795 tỷ đồng; Sacombank giảm 38% còn 2.762 tỷ đồng; Bac A Bank giảm 18% còn 453 tỷ đồng.
Trong nghiệp vụ ngân hàng, nợ được gọi là nợ xấu bao gồm các loại nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn, nợ có khả năng mất vốn. Xếp theo cấp độ nguy hiểm và tỷ lệ trích lập dự phòng cũng phải tương ứng thì nợ có khả năng mất vốn là nguy hiểm nhất, sau đó đến nợ nghi ngờ, rồi nợ dưới tiêu chuẩn.
Cho dù con số tuyệt đối nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng không phải là quá lớn so với lợi nhuận họ tạo ra, nhưng tốc độ tăng nợ xấu nói chung và nợ có khả năng mất vốn nói riêng, đang tạo nên sự cảnh báo không thể lơ là.
TIN LIÊN QUAN
-
Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay?
-
Nợ xấu Sacombank giảm mạnh
-
Ngân hàng Vietcombank: Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, vẫn còn hơn 157.000 tỷ đồng nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
-
Coteccons mới đạt 9,6% chỉ tiêu lợi nhuận năm, hơn 400 tỷ nợ xấu phải thu
-
Hàng loạt ngân hàng giảm nợ xấu, nhưng VietBank lại ghi nhận… nợ xấu 'tăng vọt' lên 4,33%
Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao; Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng; Ngân hàng ngoại “hụt hơi” trên đường đua tăng trưởng…
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ
Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động,...
Ngày đầu tháng 7, giá vàng tăng gần 1 triệu đồng
Mở đầu tháng 7, giá vàng tăng mạnh 800.000 đồng/lượng, vượt 120 triệu đồng.
ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu
Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, ACB đã phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, cho thấy động thái đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn...
Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Vietcombank công bố kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm; Tín dụng...
Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc
Nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
VPBank tài trợ 75 triệu USD cho Amata City Hạ Long; Người dân gửi hơn 400.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 3 tháng đầu năm; Tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng...
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
Tại Tọa đàm “Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68” ngày 27/6, các chuyên gia đều thống nhất rằng: vốn tín dụng chính là “xăng” cho...
Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 - khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo...
Eximbank được chấp thuận chuyển trụ sở chính ra Hà Nội
Ngày 24/06, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính tại Hà...
Điểm tin ngân hàng ngày 27/6: Dòng vốn tín dụng đẩy mạnh vào phân khúc nhà ở giá rẻ
Tạm dừng một số hệ thống thuế điện tử đến ngày 1/7; VietABank được chấp thuận tăng vốn lên hơn 8.100 tỷ đồng; VPBank bổ nhiệm loạt nhân sự mới cho GPBank, đẩy nhanh...
VPBank được nới room ngoại, đặt mục tiêu lợi nhuận tỷ USD
Năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB) đặt mục tiêu lợi nhuận gần 25.300 tỷ đồng. Kết thúc quý I/2025, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ...
Trái phiếu xanh: Công cụ tài chính quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero
Sáng 26/6/2025, tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero”, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và đại...
BIDV và FinFan hợp tác thúc đẩy các giải pháp thanh toán xuyên biên giới
Ngày 25/06/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (BIDV Thăng Long) và Công ty Cổ phần Nhất Phương (FinFan) đã ký kết Biên...
Chứng khoán Techcombank chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng
Chứng khoán Kỹ thương - TCBS (Chứng khoán Techcombank), công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong ngành, chuẩn bị chào bán 231 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Gia tăng trải nghiệm gắn kết, tận hưởng ưu đãi cùng hệ sinh thái PVOne
Với tính năng tặng điểm PVOne trên ứng dụng PVConnect, khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ dễ dàng kết nối, “trao gửi yêu thương” tới người thân...
Xem nhiều




