Ngân hàng Việt từng 'chuộng' CEO ngoại nhưng lại đổ vỡ
Gần đây, Ngân hàng Việt lại rầm rộ bổ nhiệm CEO ngoại. Trước đó, giai đoạn 2011-2015 cũng có nhiều Ngân hàng "chuộng" CEO ngoại nhưng nhiều CEO ngoại đã không giúp hoạt động kinh doanh ngân hàng trở nên tốt hơn, thậm chí có ngân hàng sau đó nhận hậu quả đổ vỡ.
Đã lâu lắm rồi trong ngành ngân hàng Việt mới thấy sự xuất hiện của người nước ngoài được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao, từ Hội đồng quản trị đến Ban điều hành.
Mới đây nhất, SCB bất ngờ công bố quyết định bổ nhiệm ông Chen Yi-Chung (Jeremy Chen) giữ vị trí Quyền Tổng Giám đốc. Ông Jeremy Chen được kỳ vọng là sẽ dẫn dắt SCB thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi và đưa SCB vào top các ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong thời gian tới.
Ông Jeremy Chen đã có hơn 20 năm kinh nghiệm tại các nước phát triển trong lĩnh vực đầu tư, tài chính ngân hàng và trải qua nhiều vị trí cấp cao tại các công ty và ngân hàng lớn
Trước đó, Techcombank cũng bất ngờ bổ nhiệm CEO mới là người nước ngoài thay cho ông Nguyễn Lê Quốc Anh. Theo đó, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Techcombank chính thức công bố ông Jens Lottner đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Techcombank kể từ ngày 18/08/2020.
Thông tin này khá bất ngờ bởi vị trí CEO từng được dự đoán sẽ do một trong những nhân sự chủ chốt hiện tại của nhà băng này nắm giữ.
Ông Jens Lottner đã có 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tại các tổ chức hàng đầu thế giới như McKinsey và BCG, trong đó hơn 2/3 thời gian sự nghiệp của ông gắn bó tại Châu Á.
Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh cho biết, ông tin tưởng với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và quản trị ngân hàng quốc tế, ông Jens Lottner sẽ dẫn dắt Techcombank hoàn thành mục tiêu chiến lược của ngân hàng, từ đó, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và cổ đông.
Ngoài ra, TPBank, Eximbank trước đó cũng bổ nhiệm người nước ngoài vào vị trí Phó chủ tịch và Chủ tịch hội đồng quản trị.
Cụ thể, cuối tháng 6/2020, Hội đồng quản trị (HĐQT) của ngân hàng Eximbank đã chấp thuận ông Cao Xuân Ninh từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và bầu chọn ông Yasuhiro Saitoh, Phó Chủ tịch HĐQT đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT thay ông Ninh. Tân chủ tịch Eximbank là thành viên người nước ngoài duy nhất nằm trong ban lãnh đạo của EIB.
Tại TPBank, ông Shuzo Shikata được bổ nhiệm là Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2023. Hiện ông giữ chức vụ Trưởng phòng phát triển kinh doanh dịch vụ tài chính nước ngoài của Tập đoàn SBI Holding, Inc và đồng thời đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT của công ty cổ phần quản lý quỹ FPT.
“Cuộc chơi”của CEO ngoại tại ngân hàng Việt từng đổ vỡ
Trong giai đoạn 2011-2015 từng có một số ngân hàng Việt "chuộng" CEO ngoại với kỳ vọng tìm ra hướng đi mới, diện mạo mới, phong cách hiện đại và quy mô lớn hơn giúp ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, giấc mơ CEO ngoại của nhiều ông chủ ngân hàng đã không thành hiện thực.
Đơn cử như Techcombank từng là một trong những nhà băng đầu tiên có CEO là người nước ngoài, mở đường cho làn sóng thuê tổng giám đốc ngoại trong giới ngân hàng.
Cụ thể, Techcombank đã tuyển ông Simon Morris (Quốc tịch Anh) về làm Tổng giám đốc từ tháng 12/2011 thay cho ông Nguyễn Đức Vinh.
Thời điểm ấy, đại diện của Techcombank cho biết: Ông Morris đến với Techcombank với những kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực ngân hàng về các mảng quản lý ở cấp độ quốc tế, tài chính, ngân hàng doanh nghiệp và tài trợ tiêu dùng.
Trước đây, ông Simon Morris từng là Giám đốc điều hành (CEO) của Ngân hàng Khan tại Mông Cổ. Lợi nhuận của Khan đã tăng gấp 6 lần trong thời gian ông Morris điều hành tại đây. Trước đó, từ năm 2000 đến 2010, ông là Giám đốc điều hành của ngân hàng Standard Chartered tại Brunei, Sri Lanka, Philippines và Indonesia,…
“Techcombank tin tưởng rằng những những quyết định bổ nhiệm này sẽ hỗ trợ ngân hàng duy trì và đẩy nhanh hơn nữa tiến độ chuyển đổi và cùng lúc đó xây dựng những nền tảng vững chắc để duy trì quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ của mình” – Đại diện của Techcombank nhấn mạnh.
Tuy nhiên, chỉ sau gần 2 năm ngồi ghế nóng, ông Simon Morris xin từ nhiệm (ngày 13/8/2013) với lý do gia đình.
Đáng chú ý, trong năm 2012 -2013, kết quả kinh doanh của Techcombank sụt giảm rõ rệt.
Cụ thể, năm 2012, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế đạt lần lượt 1.017 tỷ đồng và 765,6 tỷ đồng, tương đương giảm 75% và 76% so với năm 2011. Như vậy, năm 2012 Techcombank chỉ hoàn thành 22% kế hoạch đã điều chỉnh vào tháng 8/2012. Trước đó, trong cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 4/2012, các cổ đông đã thông qua kế hoạch tổng lợi nhuận đạt 5.300 tỷ đồng.
Đến năm 2013, lợi nhuận trước và sau thuế tại Techcombank đạt lần lượt 878,2 tỷ đồng và 659 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2012. Phần lớn nguyên nhân vẫn đến từ mảng tín dụng - lĩnh vực tạo nguồn thu chính - do tăng trưởng thấp (2,95%) so với đầu năm. Trong các mảng kinh doanh, ngoại hối và vàng là lĩnh vực duy nhất thua lỗ trong năm 2013 dù mức hao hụt đã giảm nhẹ so với 2012.
Tổng tài sản của Ngân hàng tính đến 31/12/2013 giảm 12% so với năm 2012, chỉ ở mức 158.896 tỷ đồng.
Còn nhớ, đầu năm 2011, Mekong Bank (MDB) bổ nhiệm ông Lau Boon Tuan, quốc tịch Singapore làm Tổng giám đốc. Ông Lau Boon Tuan là người từ đối tác chiến lược Fullerton Financial, thuộc tập đoàn Temasek, Singapore, với kỳ vọng sẽ có được bước phát triển mạnh mẽ như những thời kỳ trước.
Thực tế, qua một năm sau khi Tổng giám đốc mới nắm quyền điều hành, MDB đã tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 3.750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 500 tỷ đồng, bằng 139% so với kế hoạch. CEO Lau Boon Tuan được tái bổ nhiệm trong nhiệm kỳ 2012 - 2017.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động năm 2012 không được tốt lắm và MDB đã tiếp tục thay ông Lau Boon Tuan bằng một CEO ngoại khác. Theo đó, từ năm tháng 12/2012, ông Tay Han Chong chính thức làm Tổng giám đốc MDB.
Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng không cứu vãn được sự tụt dốc trong hoạt động kinh doanh của MDB. Sau đó, Ngân hàng này sáp nhập với Maritime Bank (ngân hàng Hàng hải - MSB) và hoàn toàn biến mất trên thị trường.
Tương tự, Maritime Bank lại tiếp tục tìm một CEO ngoại về, đó là ông Atul Malik chính thức làm Tổng giám đốc từ năm 2012.
Được biết, ông Atul Malik, người Ấn Độ đã có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại những ngân hàng có tầm quốc tế như Citibank và Deustche Bank. Tuy nhiên, đến tháng 4/2015, vị CEO này xin từ nhiệm vì lý do gia đình.
Trong khoảng thời gian ông Atul Malik nắm giữ vị trí CEO, kết quả kinh doanh tại Maritime Bank sụt giảm mạnh.
Cụ thể, trong năm 2012, lợi nhuận trước và sau thuế giảm mạnh lần lượt 75% và 72% so với năm trước, tương ứng giảm còn 255 tỷ đồng và 226 tỷ đồng.
Năm 2013, lợi nhuận tuy có tăng nhưng không đáng kể so với thời điểm trước. Đến năm 2014, lợi nhuận của MaritimeBank lại giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận trước và sau thuế giảm lần lượt 60% và 57% so với năm trước, tương ứng giảm còn 162 tỷ đồng và 142,7 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại đại hội cổ đông thường niên năm 2014, Phó Chủ tịch Maritme Bank thừa nhận tỷ lệ nợ xấu thực tế cao hơn con số báo cáo là 2,71%, nhưng không công bố số liệu cụ thể.
Thực tế, các vị CEO ngoại này không để lại dấu ấn nào trong kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank hay MaritimeBank trong suốt thời gian lãnh đạo
Nhận định về việc thuê CEO người nước ngoài, các chuyên gia ngân hàng từng cho rằng, CEO ngoại thường có tố chất và kinh nghiệm, có thể giúp các ngân hàng Việt cải thiện khâu yếu nhất hiện nay là quản trị rủi ro. Nhưng thách thức với các CEO ngoại khi điều hành ngân hàng Việt Nam cũng không nhỏ. Và quan trọng nhất là ngoài chuyên môn giỏi, họ còn phải thấu hiểu tình hình Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Eximbank hút về hơn 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã huy động thành công 2 lô trái phiếu với lãi suất 5,3%/năm, hút về 2.100 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận và lãi dự thu tại Eximbank...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/11: Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp; ABBank và BaoViet Bank tăng mạnh lãi suất huy động kỳ hạn ngắn;...
Bitcoin phá kỷ lục vượt ngưỡng 94.000 USD
Theo CoinMarketCap, giá Bitcoin bất ngờ vượt qua mốc 94.000 USD vào rạng sáng 20/11 (giờ Việt Nam), vừa đủ phá kỷ lục thiết lập vào ngày 14/11.
OCB chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.
Lãi suất tiết kiệm tháng 11 tăng trở lại, gửi tiền ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
Lãi suất huy động nhích lên góp phần kích thích dòng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống ngân hàng. Theo thống kê đã có hơn 15 ngân hàng điều chỉnh lãi suất...
Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc - Innovation Excellence Award...
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo...
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024. Quy mô tài sản, dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng...
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (20/11) tăng trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đang có dấu hiệu leo thang khiến vàng trở nên hấp dẫn...
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã: TCB) thu về hơn 26.900 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Điểm tin ngân hàng ngày 19/11: MSB rao bán khoản nợ 1.141 tỷ đồng của công ty Tài Nguyên
Vicem ghi nhận lỗ gần 8.000 tỷ đồng từ các khoản đầu tư tài chính; Giá vàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước công bố giá bán vàng miếng SJC;...
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?
Sau khi tăng cao trong phần lớn thời gian của năm nay, giá vàng đột nhiên không còn hấp dẫn nữa kể từ khi Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận...
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
Mới đây, trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX)...
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành...
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng...
Điểm tin ngân hàng tuần qua: 4 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Vietbank chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 25%, phát hành gần 143 triệu cổ phiếu mới; Hoa Kỳ xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ; VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng...
PVcomBank hợp tác với Trung tâm RAR triển khai dịch vụ eKYC qua VNeID
Vừa qua, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) thuộc Bộ Công an và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam...