Người dân có thể khởi kiện yêu cầu Công ty Rạng Đông bồi thường
Tất cả những người bị ảnh hưởng, thiệt hại sau vụ cháy của Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đều có thể yêu cầu bồi thường.
Những ngày qua, dư luận vẫn đang xôn xao về hậu quả của vụ hỏa hoạn tại Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông xảy ra vào chiều tối 28/9. Theo đó, bộ Tài nguyên và Môi trường đã chứng minh khoảng 200m từ tường rào nhà máy, hàm lượng thủy ngân trong không khí ở ngưỡng không an toàn như WHO khuyến cáo.
Cũng theo thông tin mới từ Tổng cục Môi trường, bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố cho thấy, 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy trong vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Rạng Đông (Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông) có sử dụng thủy ngân, có độc tính cao hơn so với viên Amalgam.
Trước thông tin trên, nhiều người dân sống xung quanh Công ty Rạng Đông lo lắng về sức khỏe của mình.
Theo báo cáo cuối ngày 7/9 của sở Y tế Hà Nội, trong hai ngày 6 – 7/9, đã có 598 người dân (trong đó 84 người dưới 18 tuổi) sống gần vụ cháy Công ty Rạng Đông đến khám sức khỏe tại 2 trạm y tế phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung (Hà Nội).
Trong số này, 204 người được chuyển tuyến trên để xét nghiệm thủy ngân và một số xét nghiệm chuyên khoa, trong đó 16 trường hợp phải điều trị tại các bệnh viện Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa.
Trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin về vấn đề này, Luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết, trước hết phải khẳng định việc xảy ra hỏa hoạn tại Công ty Rạng Đông là sự cố ngoài mong muốn. Bản thân Công ty cũng không muốn xảy ra việc như vậy. Sự cố không chỉ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế mà còn kéo theo rất nhiều những hậu quả khác. Đồng thời, phải nhấn mạnh, nguyên liệu thủy ngân là nguyên liệu mà công ty này được phép sử dụng, đưa vào sản xuất. Bản thân nhà máy đã gửi thư xin lỗi.
Nguyên nhân vụ cháy, cần được cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ. Vì sao lại xảy ra hỏa hoạn, có do hệ thống PCCC của Công ty chưa đảm bảo hay không? Hay do sự cố điện hoặc cá nhân nào gây nên…? Theo tôi, cần phải làm rõ ràng, minh bạch vấn đề này.
Về việc người dân có thể được bồi thường hay không, vị luật sư cũng đã có ý kiến của mình. Cụ thể, người dân cảm thấy hay nghi ngờ mình bị ảnh hưởng đến sức khỏe sau vụ hỏa hoạn tại Công ty Rạng Đông thì việc đầu tiên mọi người nên đến các cơ sở y tế chất lượng để khám xem mức độ nhiễm độc đến đâu, làm sao để thải độc ra ngoài.
Đó là việc làm đầu tiên bởi sức khỏe con người là vốn quý. Đồng thời các cơ sở y tế phải có đánh giá cụ thể, cảnh báo về ảnh hưởng sức khỏe cho người dân, như thông báo cho họ nhiễm độc thủy ngân sẽ ảnh hưởng như thế nào, mức độ nào? Liệu trình để thải độc phục hồi sức khoẻ ra sao?
“Để đảm bảo yêu cầu bồi thường, người dân nên có chứng từ thuốc men, lộ trình điều trị,... làm cơ sở pháp lý cho mình khi tiến hành khởi kiện. Đồng thời, nếu sức khỏe bị ảnh hưởng, không thể đi làm thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về thu nhập. Đồng thời, mọi người cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần do vụ hỏa hoạn gây nên.
Hiện tại, chính quyền, cơ quan chức năng cần phải có biện pháp xử lý môi trường ngay, hạn chế ngăn ngừa độc hại lây lan. Đừng chần chừ nữa, hay chờ đợi bồi thường từ nhà máy, Thành phố hãy chủ động ứng kinh phí để giải quyết vấn đề, trả lại môi trường trong sạch cho người dân để họ yên tâm, ổn định cuộc sống.
Còn về việc Công ty Rạng Đông sẽ bồi thường ra sao, bồi thường như thế nào thì phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng cũng như hậu quả của vụ cháy”, luật sư Ứng nhấn mạnh.
Theo Nguyễn Hường - Khánh Ngân/Nguoiduatin
Tăng cường quản lý trật tự xây dựng và an toàn cháy cho nhà ở, công trình
Bộ Xây dựng vừa có Văn bản số 6980/BXD-TTr gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và an toàn cháy...
Nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 33 toàn cầu, thứ 12 Châu Á năm 2025
Theo dự báo, nền kinh tế Việt Nam Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỷ USD trong năm 2025, đứng thứ 33 toàn cầu và thứ 12 Châu Á.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 9 Luật
Sáng ngày 20/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 Luật vừa được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1321/NQ-UBTVQH15 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Bảo đảm nguồn hàng đầy đủ với giá hợp lý bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh,...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh,...
Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Năm 2024, Tổng cục Quản lý thị trường xử lý hơn 47 nghìn vụ vi phạm
Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ...
Đòn bẩy lớn nhất của bức tranh kinh tế năm 2024 là nỗ lực hoàn thiện thể chế
Đây là nhận định của TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trao đổi với PetroTimes,...
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Biển số ngũ quý xe ô tô đấu giá lần hai, giá khởi điểm 500 triệu đồng
Nhằm tạo cơ chế cụ thể cho việc đấu giá biển số xe theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định...
TP HCM dẫn đầu cả nước về thu ngân sách
TP HCM đã vượt Hà Nội để đứng đầu bảng nộp ngân sách cao nhất cả nước.
Việt Nam trở thành tâm điểm trong ngành Công nghiệp bán dẫn
Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà...
Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 - Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó nhấn mạnh...
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận...
Cảnh báo loạt chiêu trò lừa đảo trực tuyến tinh vi đang bùng phát
Trong tuần từ ngày 02/12 - 08/12/2024, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tiếp tục đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không cung cấp thông tin...
Tạp chí Trẻ em Việt Nam tuyển dụng nhân sự
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Tạp chí Trẻ em Việt Nam, Tạp chí tuyển dụng nhân sự vào các vị trí dưới đây.
Kiện toàn Ban chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án
Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1568/QĐ-TTg kiện toàn Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.
Giá vé máy bay Tết “lệch đầu”, từ Nam ra Bắc đắt đỏ hơn
Theo Tổng cục Hàng Không, các chặng bay từ Nam ra Bắc sẽ có tỷ lệ đặt chỗ và mức giá vé cao hơn so với các chặng bay từ Bắc vào Nam...
Hà Nội: Nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả trong việc cho thuê vỉa hè
Nhiều ý kiến cho rằng việc Thành phố Hà Nội tiến hành khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố để phục vụ kinh doanh, phát triển kinh tế đô thị...