Những cổ phiếu "chuyển nhà" năm ngoái giờ ra sao?
Năm 2020 chứng kiến "làn sóng" chuyển nhà sang HoSE của các ngân hàng.
Năm 2020 thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra. Song song với đó, vẫn còn những biến động từ việc các cổ phiếu chuyển sàn giao dịch.
Trong số đó không ít những doanh nghiệp chuyển từ Upcom, HNX sang HoSE. Tuy vậy, phần lớn vẫn là những doanh nghiệp phải chuyển từ HNX, HoSE sang Upcom. Năm 2020 không chứng kiến vụ "chuyển ngược" nào từ HoSE sang HNX.
Làn sóng "chuyển nhà" sang HoSE của các ngân hàng
Có không ít doanh nghiệp đã "chuyển nhà" sang HoSE trong năm 2020 vừa qua. Mà gần đây nhất là làn sóng chuyển sàn của các ngân hàng.
Những ngày cuối năm 2020, hơn 2,16 tỷ cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu đã hủy niêm yết trên HNX chuyển sang niêm yết và giao dịch phiên đầu tiên trên HoSE vào 9/12/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 26.400 đồng/cổ phiếu.
Trước đó ACB đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên HNX ở mức 27.300 đồng/cổ phiếu. Như vậy các cổ đông của ACB đã "tạm lỗ" 900 đồng trên mỗi cổ phiếu ngay khi doanh nghiệp chuyển sàn.
Tuy nhiên, cổ đông của ACB cũng không phải buồn lâu. Gần 1 tháng đầu tiên khi lên sàn, cổ phiếu ACB đã tăng được 6%, hiện giao dịch quanh mức 28.000 đồng/cổ phiếu – giá này cũng đã cao hơn giá đóng cửa phiên cuối cùng trên HNX.
ACB là một trong những ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn từ rất sớm, tháng 11/2006. Đáng chú ý, dù trước đó thanh khoản cổ phiếu ACB đã rất lớn, thì từ khi chuyển sang HoSE, thanh khoản cổ phiếu ACB còn lớn hơn. Hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
Kết quả kinh doanh cũng một phần phản ánh vào giá cổ phiếu khi lợi nhuận quý 3 vừa qua đạt mức kỷ lục 2.075 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với quý 2.
Một ngân hàng khác cũng chuyển sàn gần đây là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với hơn 924 triệu cổ phiếu mới chuyển sang từ Upcom sang niêm yết trên HoSE. Ngày giao dịch đầu tiên 10/11/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE là 32.300 đồng/cổ phiếu.
Trước đó toàn bộ cổ phiếu VIB đã hủy đăng ký giao dịch trên Upcom để chuyển sàn niêm yết lên HoSE. Giá đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên Upcom của VIB là 32.800 đồng/cổ phiếu - tương ứng cổ đông "tạm lỗ" 500 đồng trên mỗi cổ phiếu ngay khi VIB chuyển sàn.
Tuy vậy, cổ đông VIB không thiệt, ngay sau khi chuyển sàn, VIB đã phát hành gần 185 triệu cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phát hành 20%.
Kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 4.025 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt 1.637 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% tổng doanh thu, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu duy trì ở mức 40%. Chi phí dự phòng tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. ROE bình quân đạt 28,9%, thuộc nhóm cao nhất ngành.
Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của ngân hàng VIB đạt trên 213 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 151 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm, cao gần gấp 3 lần so với trung bình ngành. Tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 2%, giảm so với quý 2.
Trên thị trường, khi đang giao dịch trên Upcom, cổ phiếu VIB cũng là một trong những "điểm sáng" khuấy động sàn này.
Giá cổ phiếu VIB đã tăng mạnh từ đầu năm 2020 với mức tăng từ vùng giá 17.300 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm lên 33.300 đồng/cổ phiếu như hiện nay, tương ứng mức tăng trên 90%.
Hiện tại, trên HoSE, VIB đang giao dịch quanh mức 33.300 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh).
Tuy nhiên, tính những tháng cuối năm 2020 vừa qua, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – mã chứng khoán LPB) mới là ngân hàng mở đầu cho "chuỗi" chuyển sàn.
LienVietPostBank đã hủy đăng ký giao dịch gần 977 triệu cổ phiếu trên UpCom và chuyển sang niêm yết trên HoSE từ 9/11/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 11.800 đồng/cổ phiếu.
Trước đó toàn bộ gần 977 triệu cổ phiếu LPB đã giao dịch phiên cuối cùng trên Upcom ngày 23/10/2020 với giá đóng cửa ở mức 12.500 đồng/cổ phiếu. Nếu so với giá chào sàn HoSE, các cổ đông của LienVietPostbank đã "tạm mất" 700 đồng trên mỗi cổ phiếu sở hữu ngay khi ngân hàng này chuyển sàn.
LienVietPostBank cũng đã từng khuấy đảo sàn Upcom năm 2020 khi đạt mức tăng giá gần gấp đôi kể từ đầu năm đến khi chuyển sàn.
Kết quả kinh doanh của LienVietPostBank 9 tháng đầu năm 2020 cũng khá ấn tượng với 1.395 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 6,4% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, ngay sau khi chuyển sàn không lâu, đầu tháng 12/2020 vừa qua LienVietPostBank đã phát hành hơn 97,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10% cho cổ đông. Giá cổ phiếu LPB cũng tăng mạnh so với ngày chuyển sàn.
Nhìn chung, cả 3 ngân hàng "chuyển nhà" sang HoSE những tháng cuối năm 2020 vừa qua đều không "phụ" sự mong đợi của các nhà đầu tư. Thanh khoản tăng mạnh, giá cổ phiếu tăng, và đặc biệt cổ đông còn được nhận thêm cổ tức, cổ phiếu thưởng ngay khi chuyển sàn.
Thêm nhiều "ông lớn" chuyển nhà sang HoSE năm 2020 vừa qua
Năm 2020 không chỉ chứng kiến làn sóng chuyển sàn của các ngân hàng, mà còn rất nhiều "ông lớn khác". Ngay từ đầu năm 2020, sàn HoSE đã đón 4 tỷ cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Vietnam Rubber Group) chuyển từ Upcom sang.
Ngày giao dịch đầu tiên trên HoSE vào 17/3/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 11.570 đồng/cổ phiếu trong khi GVR đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên Upcom ở mức 12.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng cổ đông công ty đã "tạm mất" đi 940 đồng trên mỗi cổ phiếu sở hữu ngay khi doanh nghiệp chuyển sàn.
Đến nay, sau 8 tháng chuyển sàn, cổ phiếu GVR đã tăng 150%, lên 29.500 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản cũng rất ổn định với hàng triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu 9 tháng đầu năm 2020 đạt 12.117 tỷ đồng, giảm 6,4% so với cùng kỳ, còn LNST đạt 2.033 tỷ đồng giảm 12% so với 9 tháng đầu năm 2019 trong đó LNST thuộc về công ty mẹ là 1.611 tỷ đồng.
Một "ông lớn" khác chuyển sàn từ Upcom sang là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex – mã chứng khoán BCM). Becamex IDC đưa hơn 1,03 tỷ cổ phiếu BCM lên giao dịch phiên đầu tiên trên HoSE vào 31/8/2020. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 28.000 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó BCM đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên Upcom ở mức 30.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, xuất phát điểm khi chuyển sàn, nhà đầu tư đã "tạm mất" đi 2.100 đồng trên mỗi cổ phiếu sở hữu.
Tuy vậy BCM đã tạo "ấn tượng" khi tăng trần 6 phiên liên tiếp khi gia nhập HoSE. Hiện BCM đang giao dịch quanh mức 41.600 đồng/cổ phiếu.
Sau gần nửa năm chuyển sàn, Becamex IDC chưa tiến hành tăng vốn điều lệ, trong khi đó công ty đã thanh toán cổ tức 1 lần, danh sách chốt ngày 25/11/2020 với tỷ lệ chi trả 4% bằng tiền mặt.
Quý 3/2020 được xem là quý đầu tiên sau khi chuyển sàn (dù còn 1 tháng), Becamex IDC báo lãi sau thuế 631 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019. Còn tính chung 9 tháng đầu năm 2020, Becamex đạt 5.210 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 9% so với cùng kỳ, LNST đạt 1.282 tỷ đồng giảm 26,7% so với cùng kỳ.
Năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu là 6.016 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 931 tỷ đồng, lần lượt giảm 40% và 65% so với thực hiện năm 2019. Như vậy với kế hoạch này kết thúc 9 tháng đầu năm 2020 Becamex đã hoàn thành được 86,6% mục tiêu về doanh thu và vượt 37,7% mục tiêu về LNST.
Thêm các doanh nghiệp chuyển sàn lên niêm yết trên HOSE trong năm 2020 vừa qua nữa như Hóa chất Đức Giang (DGC), như Công ty Thuận Đức (TDP), như DIC Holdings (DC4). Trong số đó, ngoại trừ cổ phiếu DC4 đã giảm giá sau khi chuyển sàn, thì cả DGC và TDP đều tăng mạnh khi sang niêm yết trên HoSE.
Trước đó Thuận Đức đưa 25 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom từ tháng 11/2018. Sau gần 2 năm, Thuận Đức tăng vốn điều lệ lên thành 376 tỷ đồng, chào sàn HoSE ở mức giá 21.200 đồng/cổ phiếu – cao hơn 3.000 đồng trên mỗi cổ phiếu so với giá đóng cửa phiên cuối cùng trên Upcom.
Còn hiện tại, Thuận Đức vừa phát hành gần 5,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn điều lệ lên hơn 537 tỷ đồng. Giá cổ phiếu TDP cũng tăng mạnh lên 34.500 đồng/cổ phiếu.
Những doanh nghiệp chuyển từ Upcom lên HNX
Ngoài những doanh nghiệp chuyển sang niêm yết trên HoSE, trong năm 2020 vừa qua cũng không ít doanh nghiệp chuyển sang niêm yết trên HNX. Đây là những doanh nghiệp chuyển lên từ Upcom. Năm 2020 không ghi nhận trường hợp "chuyển ngược" từ HoSE sang HNX.
Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam (Vinafor – mã chứng khoán VIF) đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên chuyển sàn trong năm vừa qua. Toàn bộ 350 triệu cổ phiếu VIF đã hủy đăng ký giao dịch trên Upcom từ 17/1/2020 và giao dịch phiên đầu tiên trên HNX vào 3/2/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 21.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng với định giá vốn hóa thị trường khoảng 7.600 tỷ đồng – nằm trong TOP các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất HNX.
Sau gần 1 năm chuyển sàn, Vinafor chưa tiến hành tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên vào tháng 7 vừa qua công ty đã thanh toán cổ tức bằng tiền tỷ lệ 18%. Giá cổ phiếu VIF cũng có nhiều biến động trong năm vừa qua, thấp nhất xuống dưới 13.000 đồng/cổ phiếu và cao nhất lên 18.900 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh). Hiện VIF giao dịch quanh mức 16.900 đồng/cổ phiếu.
Kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2020 Vinafor đạt 1.357 tỷ đồng doanh thu, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế giảm 45% xuống còn hơn 211 tỷ đồng.
Doanh nghiệp thứ 2 chuyển sàn từ Upcom sang HNX trong năm 2020 là Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc TKV – CTCP (mã chứng khoán MVB). Xét kết quả kinh doanh, doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2020 đạt 3.336 tỷ đồng, xấp xỉ bằng cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 128 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ đạt 104 tỷ đồng.
Toàn bộ 105 triệu cổ phiếu MVB đã giao dịch phiên cuối cùng trên Upcom ngày 16/10/2020 vừa qua và hủy đăng ký giao dịch trên Upcom từ 19/10 để chuyển sang niêm yết trên HNX. Thời gian cuối giao dịch trên Upom cổ phiếu MVB đã tăng mạnh, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng ngày 16/10 ở mức 16.700 đồng/cổ phiếu - gấp 3 lần thời điểm đầu năm 2020.
Cổ phiếu MVB giao dịch phiên đầu tiên trên HNX vào ngày 28/10/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 14.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, không được thuận lợi như phần lớn các cổ phiếu chuyển sàn khác, MVB nhanh chóng giảm giá và hiện giao dịch quanh mức 12.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản thị trường cũng không cải thiện nhiều, chỉ hàng trăm, đến hàng nghìn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
Những doanh nghiệp hủy niêm yết, chuyển sang giao dịch trên UpCOM
Doanh nghiệp duy nhất hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE chuyển sang giao dịch trên Upcom là CTCP Bao bì Dầu thực vật (VPK).
Toàn bộ gần 15 triệu cổ phiếu VPK chính thức giao dịch trên Upcom từ 20/1/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 1.700 đồng/cổ phiếu, và nửa năm sau đó, ngày 14/7/2020 cổ phiếu VPK đóng cửa ở mức 4.400 đồng/cổ phiếu.
Đây cũng là phiên giao dịch cuối cùng của VPK trước khi công ty hủy đăng ký giao dịch trên Upcom do chấm dứt sự tồn tại, giải thể doanh nghiệp với lý do được đưa ra là trong thời gian qua công ty kinh doanh thua lỗ, hiệu quả hoạt động không tốt, không còn điều kiện cơ bản cần thiết như vốn, thị trường, khách hàng và nguồn nhân lực để tiếp tục hoạt động hiệu quả...
Một doanh nghiệp có bối cảnh đặc biệt là cổ phiếu QNC của CTCP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh.
Công ty đã hủy niêm yết tự nguyện toàn bộ hơn 38,72 triệu cổ phiếu trên HNX để tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp, và đưa cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom từ 6/10/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 5.300 đồng/cổ phiếu.
QNC đã có "chuỗi" ngày tỏa sáng cuối cùng trên HNX khi cổ phiếu có 12 phiên tăng trần liên tiếp từ đầu tháng 8, đưa cổ phiếu tăng gấp 3 lần từ vùng giá 3.300 đồng/cổ phiếu lên 9.400 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên giá này không giữ được lâu.
Bên cạnh đó, QNC công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 với 1.041 tỷ đồng doanh thu, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 53,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gấp 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 53,7 tỷ đồng – vượt xa chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra cho cả năm. Tuy vậy, thời điểm 30/9/2020 QNC vẫn ghi nhận còn lỗ lũy kế hơn 207 tỷ đồng.
Cũng như QNC, trong năm 2020 vừa qua thêm 1 doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện trên HNX để tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp khác là Vneco 9 (mã chứng khoán VE9). Vneco9 hủy niêm yết từ 6/11/2020 và đăng ký giao dịch trở lại trên Upcom từ 17/11/2020.
Trước khi hủy niêm yết chuyển sàn, Vneco9 ghi nhận kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 với số lỗ hơn 6,6 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với số lỗ gần 34 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2019. Tổng lỗ lũy kế đến 30/9/2020 lên đến 68,5 tỷ đồng.
Còn cổ phiếu DNY của Thép Dana Ý cũng đã bị hủy niêm yết toàn bộ gần 27 triệu cổ phiếu trên HNX từ 5/6/2020. Nguyên nhân hủy niêm yết do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC năm 2019.Thép Dana Ý.
Đây cũng là hệ quả sau một thời gian dài công ty tạm dừng sản xuất liên quan đến các vấn đề về môi trường. Ngay sau đó Dana Ý đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom từ 12/6/2020 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 1.800 đồng/cổ phiếu.
Thêm loạt doanh nghiệp quay về đăng ký giao dịch trên Upcom
Những doanh nghiệp chuyển sàn sang Upcom năm 2020 còn phải kể tên như Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVX) với 400 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Upcom, như AGF của Thủy sản An Giang, như HVA, như Lắp máy Sông Đà (MEC), như DIC Đồng Tiến (DID), như Tổng Công ty tư vấn thiết kế dầu khí (PVE), như Khoáng sản và luyện kim màu (KSK), Thương mại Hà Tây (HTT), như Landmark Holding (LMH), Hùng Vương (HVG), Đầu tư và Thương mại DIC (DIC).
Những cổ phiếu này sau khi chuyển sàn vẫn không có những chuyển biến khởi sắc. Các cổ phiếu này vẫn giữ mức giá "trà đá" và thanh khoản vẫn không cải thiện.
TIN LIÊN QUAN
-
Vicostone thông qua quyết định chuyển sàn HoSE, chuẩn bị chia thưởng 4,8 triệu cổ phiếu quỹ
-
Chuyển sàn, tăng vốn và những việc 'đại sự' của Nam A Bank trong năm 2020
-
Chuyển sàn từ UPCoM sang HoSE, Nam A Bank có gì?
-
Vì sao ngân hàng cấp tốc chuyển sàn?
-
LienvietPostBank sẽ chuyển sàn ngay trong năm 2020: Chuyển sàn có đổi vận?
-
ACB sắp hoàn tất bước đầu trong lộ trình chuyển sàn
-
Nhiều ngân hàng chuyển sàn và sốt sắng tăng vốn, vì sao vậy?
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng giảm chưa kết thúc
Thị trường không duy trì được đà hồi phục hình thành từ cuối phiên giao dịch trước đó và tiếp đà giảm điểm khi kết phiên giao dịch ngày 12/11. VN Index nhanh chóng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/11: VN Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 12/11, VN Index giảm hơn 5 điểm, là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi bán ròng với giá trị 631 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Nhận định chứng khoán ngày 12/11: Sẽ sớm tìm được điểm cân bằng quanh mốc 1.250 điểm
Phiên giao dịch ngày 11/11 ghi nhận sự nỗ lực của thị trường về cuối phiên trong việc thu hẹp đà giảm, giúp VN Index tìm lại mốc 1.250 điểm....
Tin nhanh chứng khoán ngày 11/11: Hồi phục mạnh nhờ dòng tiền bắt đáy
Mở đầu tuần, thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ khi áp lực bán lan rộng, đặc biệt từ nhóm cổ phiếu trụ, VN Index có lúc rơi về sát mốc 1.240 điểm...
Chứng khoán tuần mới (từ 11/11 đến 15/11): Còn hy vọng “sóng” ăn tết?
Tuần giao dịch từ 4/11 đến 8/11 chứng kiến thị trường tiếp tục dao động trong biên hẹp cùng thanh khoản tương đương tuần trước. Giới chuyên gia kỳ vọng thời gian tới...