Những cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán diễn biến thế nào trong "tháng VnIndex chạm 1.500 điểm"
Trên sàn chứng khoán hiện có không ít cổ phiếu giao dịch mức giá 3 chữ số, giá cao nhất gần 300.000 đồng/cổ phiếu.

Tháng 11 vừa qua thị trường chứng khoán có nhiều biến động mạnh, mà điểm nhấn là những thời điểm chỉ số VnIndex chạm và vượt ngưỡng 1.500 điểm. Cùng với đà tăng của cả thị trường, cùng điểm qua các mã chứng khoán có thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán, xem diễn biến ra sao.
Trên sàn chứng khoán hiện tại không ít các mã đang giao dịch ở mức giá "3 chữ số", tương ứng thị giá từ 100.000 đồng/cổ phiếu trở lên. Đáng chú ý, dù thị giá rất cao, với lô bé nhất 100 cổ phiếu, nhà đầu tư cần ít nhất 10 triệu đồng cho mỗi lệnh, nhưng mà thanh khoản của nhiều cổ phiếu trong nhóm này lại rất lớn.
Một chú "ngựa ô" bỗng vươn lên chiếm vị trí số 1 về thị giá
Tháng 11 vừa qua chứng kiến sự bứt phá của 1 chú ngựa ô – cổ phiếu L14 của CTCO Licogi 14. L14 mở cửa đầu năm 2021 ở vùng giá 53.100 đồng/cổ phiếu. Và dù thuộc nhóm cổ phiếu tăng mạnh, thì 11/10/2021 L14 vẫn quanh quanh dưới 100.000 đồng/cổ phiếu, cao nhất lên 98.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, bắt đầu từ 12/10 cổ phiếu L14 bất ngờ tăng mạnh, vượt 200.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong vòng hơn nửa tháng, đến 1/11/2021. Và từ đầu tháng 11/2021 đến nay L14 tiếp tục tăng, đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/11/2021 ở mức 295.000 đồng/cổ phiếu – tăng 48% trong vòng 1 tháng, và tăng gấp 5,5 lần từ đầu năm. L14 chiếm luôn vi trí cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán. Thống kê cho thấy, bình quân 10 phiên giao dịch gần đây nhất, mỗi phiên có khoảng 102.000 cổ phiếu L14 được khớp lệnh.
Licogi 14 có vốn điều lệ xấp xỉ 268 tỷ đồng, với thị giá hiện tại, vốn hóa thị trường của công ty rơi vào khoảng 8.000 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 khả quan với doanh thu đạt 111 tỷ đồng, tăng trưởng gần 52% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 84% lên mức 46,2 tỷ đồng. Tuy vậy, chắc chắn kết quả kinh doanh không phải là tất cả động lực khiến L14 tăng mạnh, mà một phần nguyên nhân khác là do nhóm cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản cùng tăng – và lực cung, cầu trên thị trường. Ngoài ra là kỳ vọng về quỹ đất của công ty có thể tăng giá.

Đứng vị trí thứ 2 cũng là một cái tên khá bất ngờ: VEF của Hội chợ triển lãm Việt Nam
Đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng các cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán đến cuối tháng 11/2021 là VEF của Hội chợ triển lãm Việt Nam – doanh nghiệp được biết đến là chủ sở hữu của Triển lãm Giảng Võ. VEF từ lâu nay đã được giao dịch ở vùng giá cao, tuy vậy cũng chỉ duy trì xấp xỉ 100.000 và lên cao nhất hồi đầu năm có lúc quanh mức 150.000 đồng/cổ phiếu.
VEF bắt đầu tăng mạnh từ đầu tháng 10/2021, từ vùng giá 132.500 đồng/cổ phiếu lên 248.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 10, tương ứng tăng 87% trong tháng 10. Bước sang tháng 11, VEF vẫn duy trì quanh giá cao, và hiện đang giao dịch quanh mức 262.900 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản thị trường khá ổn định với khoảng 42.400 cổ phiếu khớp lệnh bình quân mỗi phiên trong 10 phiên giao dịch gần đây nhất.

Chủ sở hữu Triển lãm Giảng Võ có vốn điều lệ 1.666 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 chưa đến 3 tỷ đồng (giảm 1 tỷ đồng so với cùng kỳ), và chi phí vốn cao hơn doanh thu bên lỗ thuần 11 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy vậy nhờ khoản doanh thu tài chính 288 tỷ đồng (tăng 173 tỷ đồng so với cùng kỳ), nên lãi sau thuế đạt 218 tỷ đồng, tăng 155% so với 9 tháng đầu năm ngoái.
Doanh thu tài chính của công ty chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay. BCTC quý 3/2021 ghi nhận đến hết quý 3 công ty còn khoản phải thu ngắn hạn cho đối tác vay 1.490 tỷ đồng và phải thu dài hạn cho đối tác vay 1.600 tỷ đồng – đây là cho các đối tác doanh nghiệp vay với lãi suất 9%/năm. Ngoài ra công ty còn có 1.000 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất 7,5%/năm và 1.800 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 3 tháng, lãi suất từ 4% - 6,6%/năm (giảm 3.000 tỷ đồng so với cùng kỳ).
VCF của VinaCafe Biên Hòa lùi về vị trí thứ 3
Cổ phiếu VCF của Vinacafe Biên Hòa lùi về vị trí thứ 3 sau nhiều lần dẫn TOP đầu trên thị trường. Trên thực tế, VCF thanh khoản không nhiều, số cổ phiếu "tự do" bên ngoài không lớn nhưng vẫn giữ được thị giá cao từ mấy năm nay, và hơn 1 năm trở lại đây VCF thường xuyên "dẫn TOP", thị giá luôn duy trì trên 200.000 đồng/cổ phiếu. Hiện tại VCF đang giao dịch quanh mức 246.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường trên 6.500 tỷ đồng.
VinaCafe Biên Hòa có vốn điều lệ gần 266 tỷ đồng, và có đến 98,79% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành thuộc về Masan Beverage. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 1.207 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ. Còn lãi sau thuế giảm một nửa, còn 229 tỷ đồng. EPS thuộc TOP cao, đạt 8.624 đồng.

Những cổ phiếu thị giá xấp xỉ 200.000 đồng
Nhóm ngành khu công nghiệp, cổ phiếu NTC của CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên cũng luôn được nhắc đến ở nhiều lĩnh vực như thị giá cổ phiếu, kết quả kinh doanh, và thường xuyên trả cổ tức tỷ lệ cao.
Nam Tân Uyên có vốn điều lệ gần 240 tỷ đồng. giá cổ phiếu cũng có nhiều biến động trong năm 2021 này. NTC mở cửa phiên giao dịch đầu năm 2021 ở mức 277.000 đồng/cổ phiếu và có lúc lên cao nhất trên 288.00 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên sau đó NTC có nhiều nhịp điều chỉnh giảm, và hiện đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 11 ở mức 193.000 đồng/cổ phiếu. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 của công ty cũng giảm sút so với cùng kỳ. doanh thu 9 tháng đạt 165 tỷ đồng, giảm 15% và lãi sau thuế 212 tỷ đồng, giảm 11% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

Khá nhiều cổ phiếu đang giao dịch trên sàn chứng khoán với thị giá xấp xỉ dưới 200.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC (Global Asset Business) là một trong những mã chứng khoán khá đặc biệt. Global Asset Business có vốn điều lệ 138 tỷ đồng, thanh khoản cổ phiếu GAB cũng rất thấp với bình quân 300 cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
GAB đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 11/2021 ở mức 195.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa thị trường rơi vào khoảng 2.700 tỷ đồng. Một năm vừa qua GAB hầu như không biến động nhiều về thị giá. Hiện Global Asset Business đang lên kế hoạch phát hành 1,1 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020 tỷ lệ 8%.

RAL của Bóng đèn phích nước Rạng Đông đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 11/2021 ở mức 182.900 đồng/cổ phiếu. Và khác với GAB, năm vừa qua cổ phiếu RAL có nhiều biến động về giá. RAL mở cửa phiên giao dịch đầu năm ở mức 136.400 đồng/cổ phiếu và giữ đà tăng, lập đỉnh ở mức 241.900 đồng/cổ phiếu vào 17/5/2021. Sau đó RAL có nhịp "rơi" về dưới 165.000 đồng/cổ phiếu trước khi tăng trở lại. Hiện RAL giao dịch quanh mức 182.900 đồng/cổ phiếu, tăng 34% so với thời điểm đầu năm.
Kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2021 Bóng đèn phích nước Rạng Đông đạt 3.450 tỷ đồng doanh thu, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 293 tỷ đồng, vượt 30% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 232 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cùng kỳ. EPS thuộc TOP cao với 19.222 đồng.
Mới đây công ty đã thông qua việc triển khai phương án phát hành 11 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ thêm 91,1%. Giá chào bán bằng khoảng một nửa thị giá, ở mức 93.000 đồng.cổ phiếu nhằm huy động hơn nghìn tỷ đồng xây dựng nhà máy tại Hòa Lạc.

Thêm những cổ phiếu có thị giá xoay quanh 150.000 đồng
Trong nhóm những cổ phiếu có thị giá quanh vùng 150.000 đồng thì DGC của Hóa chất Đức Giang là đáng nhắc tới nhất. DGC mở cửa phiên giao dịch đầu năm 2021 ở vùng giá 44.500 đồng/cổ phiếu và âm thầm tăng với biên độ nhỏ, đến 10/8/2021 vượt ngưỡng 100.000 đồng/cổ phiếu.
Và bắt đầu tư 17/8 DGC duy trì ổn định giao dịch ở mức 3 chữ số. Hiện DGC đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 11/2021 ở mức 163.400 đồng/cổ phiếu gấp 3,6 lần so với thời điểm đầu năm. Thanh khoản thị trường rất lớn với gần 2 triệu cổ phiếu khớp lệnh bình quân mỗi phiên.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 Hóa chất Đức Giang đạt gần 6.100 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế đạt 1.113 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 58% so với cùng kỳ năm 2020 và vượt 59% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Trong thời điểm các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh Covid-19, thì một doanh nghiệp logistics hàng không là CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn lại kinh doanh tăng trưởng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu Công ty 576 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế tăng 20,8% lên 406 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu SCS vẫn duy trì giao dịch ở vùng thị giá cao, đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 11/2021 ở mức 156.500 đồng/cổ phiếu, tăng gần 27% so với thời điểm đầu năm.

Nhóm ngành bất động sản chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu CSC của Tập đoàn Cotana. Cổ phiếu CSC mở cửa phiên giao dịch đầu năm 2021 ở mức 25.400 đồng/cổ phiếu và cũng âm thầm tăng mạnh, có lúc vượt 140.000 đồng/cổ phiếu.
Hiện CSC kết thúc tháng 11/2021 ở mức 130.000 đồng/cổ phiếu, tăng gấp 5 lần thời điểm đầu năm. Cotana đạt 287 tỷ đồng doanh thu trong 9 tháng đầu năm, tăng 112% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt 11,5 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với số lỗ hơn 4 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm ngoái.

Cổ phiếu DGW của Digiworld tăng gấp 3 từ đầu năm, lên 129.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan cũng tăng xấp xỉ 73% từ đầu năm 2021 đến nay, lên 152.300 đồng/cổ phiếu. MWG của Thế giới di động tăng 76% lên 138.900 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó SAB của doanh nghiệp ngành bia Sabeco lại giảm 19% xuống mức 156.200 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu quanh mức giá 100.000 đồng/cổ phiếu
Nhóm ngành dược có DP3 của Dược phẩm Trung Ương 3 đang giao dịch quanh mức 117.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này cũng từng biến động mạnh từ đầu năm. Mở cửa phiên giao dịch đầu năm ở vùng giá 81.200 đồng/cổ phiếu, DP3 lên cao nhất ở vùng giá 139.700 đồng/cổ phiếu vào 11/3/2021 – tương ứng tăng 72% trong vòng hơn 2 tháng. Sau đó DP3 giảm nhẹ về vùng giá hiện nay.
Cổ phiếu DHG của Dược Hậu Giang đã lấy lại được đà tăng sau khi mất mốc 100.000 đồng/cổ phiếu. Hiện DHG đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 11 ở mức 105.200 đồng/cổ phiếu.
VIC của Vingroup, NVL của Novaland, PTB của Phú Tài, LHC của Thủy Lợi Lâm Đồng... cũng đang là những cổ phiếu giao dịch ở mức 3 chữ số.

Thay cho lời kết
Tháng 11 kết thúc với phiên giảm điểm của VnIndex. Chỉ số VnIndex mất mốc 1.500 điểm trong những phiên cuối tháng, đóng cửa ở mức 1.478,44 điểm. Dòng tiền giao dịch trong phiên cuối hơn 34.400 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán chuẩn bị bước vào phiên giao dịch tháng 12 – tháng cuối cùng trong năm với nhiều kỳ vọng. Nhà đầu tư cũng đang chờ những dấu hiệu tốt cho tháng này.
TIN LIÊN QUAN
Chứng khoán tuần mới (từ 19 đến 23/5): Thận trọng trước sóng gió vĩ mô
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại tuần giao dịch từ ngày 13 đến 17/5/2025 với diễn biến tích cực, khi chỉ số VN-Index tăng mạnh 34,09 điểm, tương đương 2,69%, lên mức 1.301,39...
Nhận định phiên giao dịch ngày 19/5: VN Index có thể tiếp tục điều chỉnh kiểm định vùng hỗ trợ
Sau phiên giảm điểm rõ rệt cuối tuần trước, thị trường được dự báo sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh kỹ thuật trong những phiên đầu tuần tới....
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/5: Thận trọng khi thị trường tiệm cận vùng đỉnh ngắn hạn
Thị trường ngày 16/5 nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhưng kèm theo rung lắc hoặc điều chỉnh kỹ thuật, nhất là khi lực bán đang dần gia tăng....
Nhận định phiên giao dịch ngày 15/5: Thị trường duy trì đà tăng, nhưng cẩn trọng nhịp điều chỉnh kỹ thuật sắp tới
Thị trường có thể rung lắc trong phiên 15/5 khi chỉ số tiệm cận vùng cản kỹ thuật, nhưng xu hướng tăng trung hạn vẫn đang được duy trì nhờ nền tảng dòng tiền...
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/5: Tín hiệu kỹ thuật củng cố xu hướng tăng, nhưng cần thận trọng
Dù xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn đang tích cực, nhà đầu tư nên giữ tâm lý tỉnh táo, cân bằng danh mục và chuẩn bị sẵn sàng trước các biến động...
Nhận định phiên giao dịch ngày 13/5: Xu hướng tăng hình thành, nhưng thận trọng với nhịp điều chỉnh ngắn hạn
Sau phiên tăng gần 16 điểm đầu tuần, VN Index đã chính thức vượt ngưỡng kháng cự quan trọng tại 1.280 điểm, đóng cửa tại 1.283,26 điểm (+1,26%)...
Chứng khoán tuần mới (từ 12 đến 16/5): Chốt lời hay nắm giữ?
Tuần giao dịch từ ngày 5 đến 9 tháng 5 năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một đợt phục hồi mạnh mẽ, với chỉ số VN-Index tăng 41 điểm (+3,3%),...
Nhận định phiên giao dịch ngày 12/5: VN Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ 1.255-1.260 điểm
Sau nhịp điều chỉnh nhẹ trong phiên 9/5, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục rung lắc trong phiên đầu tuần ngày 12/5. Dù xu hướng tăng chưa bị phá vỡ, VN Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.255–1.260 điểm trước khi phục hồi.
Nhận định phiên giao dịch ngày 9/5: VN Index có thể tiếp đà tăng
Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì sắc xanh nhờ tâm lý tích cực và dòng tiền lan tỏa. Tuy nhiên, việc giao dịch cẩn trọng, có chiến lược cụ thể...
Nhận định phiên giao dịch ngày 8/5: Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn nhưng thận trọng trước thông tin đàm phán thuế quan
Sau ba phiên tăng liên tiếp, thị trường bước vào vùng kháng cự mạnh 1.260–1.270 điểm. Tuy nhiên, phiên ngày 8/5 có thể xuất hiện rung lắc ngắn hạn khi thị trường chờ đợi kết...
Nhận định phiên giao dịch ngày 7/5: Có thể tiếp tục điều chỉnh kỹ thuật quanh vùng 1.240 điểm
Sau phiên điều chỉnh kỹ thuật vào cuối phiên 06/05 do áp lực chốt lời tại vùng 1.250 điểm, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục vận động giằng co tích lũy...
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 6/5: Thị trường kỳ vọng tiếp đà tăng
Phiên giao dịch ngày 06/05 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tích cực, với mục tiêu kiểm định mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng với áp lực chốt lời...
Sàn HOSE chuyển mình mạnh mẽ: Hệ thống công nghệ mới đã "bật đèn xanh"
Công tác chuyển đổi sang hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán đã hoàn tất, các thành viên thị trường cũng đã hoàn thành kiểm thử. Kết quả cho thấy,...
Nhận định phiên giao dịch ngày 5/5: Kỳ vọng khởi sắc với thông tin hỗ trợ và dòng tiền trở lại
Sau kỳ nghỉ lễ dài, thị trường được kỳ vọng sẽ có phiên giao dịch khởi sắc trong ngày 5/5, nhờ sự trở lại của dòng tiền và nhiều thông tin tích cực hỗ trợ...
Chứng khoán Alpha bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Ngày 26/4/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 143/QĐ-XPHC, xử phạt công ty cổ phần Chứng khoán Alpha với tổng số tiền lên tới 1.027.500.000 đồng do vi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/4: Thị trường có thể tiếp tục giằng co trong vùng 1.215–1.220 điểm
Sau phiên điều chỉnh nhẹ ngày 28/4, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục dao động trong vùng 1.215–1.220 điểm trong phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài....
Chứng khoán tuần mới (từ 28 đến 29/4): Thận trọng trước kỳ nghỉ dài
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua ghi nhận đà hồi phục nhẹ, VN-Index tăng chậm và vận động trong biên độ hẹp. Dòng tiền dè dặt khi nhà đầu tư thận trọng trước kỳ nghỉ lễ và các thông tin vĩ mô quốc tế.
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/4: Thị trường hướng tới cột mốc 1.250 điểm
Trong phiên 25/4, đà phục hồi được củng cố nhờ dòng tiền cải thiện mạnh và tâm lý nhà đầu tư tích cực trước các yếu tố hỗ trợ....
BB Power Holdings bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa xử phạt CTCP BB Power Holdings hơn 90 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Xem nhiều




