VnFinance
Thứ bảy, 01/01/2022, 18:30 PM

Những tiềm năng của du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế

Theo TS Cấn Văn Lực, với những tiềm năng từ thiên nhiên, lịch sử - văn hoá, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

Lời toà soạn: Là sự kiện lớn của ngành du lịch, Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021 thành công với nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu Covid”.

Diễn ra trong 1 ngày, bên cạnh những ý kiến trao đổi, tham luận tại Hội thảo, còn có nhiều kiến giải, góc nhìn có giá trị được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch gửi tới.

Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới độc giả chuyên đề "Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển" là tập hợp các phát biểu, tham luận, bài viết trong tài liệu hội thảo do ban biên tập nội dung của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện.

Dưới đây là phần đầu của bài "THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022 - 2023" của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV với nội dung liên quan đến "Thực trạng ngành du lịch Việt Nam":

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI DU LỊCH VIỆT NAM 2022-2023

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngành Du lịch Việt Nam thời gian qua đã vươn lên mạnh mẽ để có những bước tiến nhanh, vững chắc, về cả quy mô và chất lượng, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, du lịch Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với các quốc gia đứng đầu trong khu vực về du lịch như Thái Lan, Malaysia.

TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV. (Ảnh: Hoàng Phong/VNE).

Các chỉ số năng lực cạnh tranh như hạ tầng cảng, đất liền; mức độ ưu tiên của Đảng và Nhà nước; nguồn nhân lực văn hóa và du lịch; hạ tầng du lịch vẫn còn hạn chế, thấp hơn các quốc gia trong khu vực; cơ cấu khách hàng du lịch quốc tế chưa hiệu quả, bền vững. Đồng thời, du lịch còn là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.

Vì vậy, trong thời gian tới để đẩy nhanh quá trình hồi phục và phát triển ngành du lịch đòi hỏi phải xây dựng nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn, nhiều nỗ lực, cố gắng hơn của không chỉ doanh nghiệp, ngành mà còn là sự quan tâm, hỗ trợ từ Chính Phủ và các cơ quan quản lý Trung ương đến địa phương.

Từ đó để hệ thống lại các vấn đề hiện nay, bài viết tập trung vào 4 nội dung chính: (1) Thực trạng ngành du lịch Việt Nam; (2) Tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành du lịch; (3) Kinh nghiệm quốc tế phục hồi và phát triển du lịch; (4) Một số giải pháp phục hồi và phát triển ngành du lịch Việt Nam thời gian tới.

1. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

1.1. Tổng quan ngành du lịch

1.1.1. Vai trò của ngành du lịch

Lâu nay, nhiều nghiên cứu đánh giá khá chung chung về vai trò của ngành du lịch. Theo WB (2019), du lịch là một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp cho thịnh vượng chung của quốc gia.

Du lịch toàn cầu bình quân đóng góp khoảng 10,4% GDP và 10,6% việc làm toàn cầu năm 2019 (theo WTTC). Du lịch góp phần đa dạng hóa xuất khẩu dịch vụ, tạo việc làm (nhất là cho phụ nữ và giới trẻ) và cơ hội kinh doanh cho các DNNVV. Như là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị, du lịch có hệ số lan tỏa lớn (từ 1,5–3,5 lần).

Đồng thời, du lịch còn là công cụ góp phần giảm tụt hậu, chênh lệch giàu – nghèo cho những vùng lạc hậu, xa xôi hẻo lánh, nhưng nơi ít có điều kiện phát triển công nghiệp, qua đó, đóng góp vào thịnh vượng chung.

Đối với Việt Nam, ngành du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trực tiếp ở mức khá cao 9,2% GDP quốc gia. Du lịch Việt Nam cũng đem lại doanh thu lên tới 32,8 tỷ USD và 2,5 triệu việc làm trong năm 2019 trước khi dịch 27 COVID-19 bùng phát. Đóng góp gián tiếp của ngành qua hệ số lan tỏa (khoảng 1,6 lần) cho nhiều ngành, lĩnh vực khác còn nhiều dư địa tăng lên.

1.1.2. Tiềm năng và lợi thế du lịch Việt Nam

Ngành du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển nhờ sự đa dạng về tài nguyên biển, tài nguyên rừng, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, nhờ đó được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng khá cao (63/141 quốc gia) về năng lực cạnh tranh du lịch và đi lại năm 2019, trong đó có một số tiềm năng chính như nêu dưới đây.

- Tiềm năng du lịch từ tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên biển phong phú với 3.200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển thuộc vùng lãnh thổ và đặc quyền lãnh thổ, hơn 2.770 đảo ven bờ cùng nhiều bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển được đầu tư và khai thác trong đó có các khu vực có tiềm năng lớn đã được đầu tư phát triển như Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang, Phan Thiết - Mũi Né, Kiên Giang - Phú Quốc, Côn Đảo - Vũng Tàu...v.v.

+ Tài nguyên núi rừng với 30 vườn quốc gia trong đó có nhiều khu vực rất đa dạng về sinh vật như Cúc Phương, Phong Nha - Kẻ Bàng, Tràm Chim, U Minh Hạ và U Minh Thượng; hơn 400 nguồn nước nóng với địa hình và hạ tầng đã khá khoàn thiện như suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông (Lâm Đồng); suối nước nóng Kim Bôi (Hòa Bình), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu); suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), suối nước nóng Quang Hanh (Quảng Ninh)...v.v.

- Tiềm năng du lịch từ tài nguyên văn hóa, lịch sử và con người: với trên 4.000 năm lịch sử, Việt Nam có 54 dân tộc anh em với các nét đặc trưng văn hóa độc đáo và đặc sắc. Việt Nam cũng có 7.966 lễ hội dân gian (7.039 lê hội) và lịch sử (332 lễ hội) cùng 9 di sản văn hóa phi vật thể như Nhã nhạc Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ). Văn hóa ẩm thực cũng rất phong phú đa dạng mỗi vùng miền được phát triển hòa quyện với các nền ẩm thực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản ...v.v.

Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 8 di sản được công nhận di sản thế giới (danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất của UNESCO) gồm: Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Thủ đô Hà Nội sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO trao tặng nhất gồm: Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu, Ca trù và Hội Gióng. Một số tỉnh như Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thừa 28 Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau mỗi tỉnh sở hữu từ 2-3 danh hiệu UNESCO...v.v.

- Tiềm năng du lịch sinh thái, nông nghiệp: Việt Nam có thế mạnh về phát triển nông nghiệp với nhiều nông sản xuất khẩu, chiếm cơ cấu tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại quốc gia. Sản phẩm du lịch nông nghiệp Việt Nam khá đặc sắc và đa dạng với nhiều loại hình khác nhau như du lịch miệt vườn tại khu vực miền Đông Nam và Tây Nam Bộ, du lịch nghỉ dưỡng biển gắn với trang trại trồng trọt chăn nuôi tại Nam Trung Bộ, du lịch Nhà rông và vườn hoa khu vực Tây Nguyên; du lịch làng nghề, phong cảnh thiên nhiên tại khu vực đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc.

-Tiềm năng du lịch mạo hiểm: Việt Nam có nhiều địa phương như vùng Đông – Tây Bắc có địa hình đồi núi như đỉnh Fansiapan (Lào Cai), đỉnh Tây Côn Lĩnh, Mã Pì Lèng (Hà Giang), thác Bản Giốc (Cao Bằng), ...; khu vực miền Trung cũng có nhiều hang động thu hút sự khám phá của khách du lịch ưa mạo hiểm như quần thể hang động Sơn Đoòng (Quảng Bình), đỉnh Puxailaileng (Nghệ An)...v.v.

-Tiềm năng du lịch MICE, thể thao: ngoài những lợi thế nêu trên, Việt Nam còn là quốc gia có chính sách mở cửa và hội nhập sâu rộng, Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức quốc tế, các hiệp định thương mại tự do (FTAs) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch MICE và du lịch nói chung phát triển. Đặc biệt, Việt Nam còn là quốc gia có chế độ chính trị ổn định, hạ tầng CNTT – viễn thông liên tục cải thiện; có nguồn nhân lực khá trẻ, tương đối dồi dào (lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam cuối quý 3/2021 khoảng 50 triệu người, chiếm 51,3% dân số, theo TCTK); đây là những điều kiện quan trọng thu hút FDI, tổ chức các hội nghị, diễn đàn, đại hội thể thao lớn...; qua đó kích cầu đầu tư, tiêu dùng và du lịch.

- Rõ ràng, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho công cuộc dựng xây đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế.

1.1.3. Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch từ những năm 1990 đến nay

- Những năm 1990 đến nay là giai đoạn ngành Du lịch Việt Nam chuyển mình với những bước đột phá quan trọng cả về chủ trương, chính sách. Chỉ thị 46- CT/TW (tháng 10 năm 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII) đã khẳng định: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

- Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo số 179-TB/TW kết luận về phát triển du lịch trong tình hình mới. Đây là một trong những văn bản chỉ đạo đặt 29 nền tảng cho nhiều chính sách, cơ chế quan trọng cho Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới, tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành Du lịch.

- Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 2473/QĐ- TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với quan điểm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch ban hành Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/08/2016 phê duyệt Đề án chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/07/2016 phê duyệt chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Đặc biệt, ngày 16/1/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết xác định chính thức mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Ngày 06/10/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW nêu trên. Ngày 22/1/2020, Thủ tướng CP ký Quyết định 147/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng thu du lịch 12-14%/năm, đóng góp ngành du lịch lên đến 12-14% GDP năm 2025 và tăng 11- 12%, đóng góp 15-17% GDP năm 2030. Đồng thời, trên cơ sở Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021– 2025. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã tác động rất mạnh và làm thay đổi căn bản ngành du lịch.

Rõ ràng là chủ trương, chính sách, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước đã có, Chính phủ, bộ ngành liên quan cũng đã có chiến lược, đã triển khai một số chương trình hành động, nhưng rất tiếc là chúng ta chưa có đánh giá, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm, đánh giá tác động của đại dịch COVID-19, nhìn nhận xu hướng, tiềm năng; từ đó, cập nhật, điều chỉnh định hướng, chiến lược quản lý và phát triển du lịch một cách đồng bộ, bài bản. Đây có lẽ là thời điểm rất thích hợp để làm việc này.

1.1.4. Một số kết quả đạt được

Giai đoạn 1990-2000 là thời kỳ xây dựng nền móng tiếp nối từ khi thành lập ngành du lịch năm 1960. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước bắt đầu được đầu tư xây dựng và mở rộng, đạt tốc độ tăng trưởng khá mạnh mẽ. Năm 1990 cả nước

30 mới có 350 cơ sở với 16.700 buồng, đến năm 2000 cả nước đã có 3.267 cơ sở (gấp 9,3 lần) và 72.200 buồng (gấp 4,3 lần). Lượng khách và doanh thu du lịch cũng tăng trưởng cao, năm 2000 thu hút khách quốc tế đạt 2,1 triệu, tăng 8,5 lần và khách trong nước đạt 11,2 triệu, tăng 11,2 lần, với tổng thu doanh du lịch đạt 0,76 tỷ USD tăng 13 lần so với năm 1990.

Giai đoạn 2000-2010 là thời kỳ ngành du lịch bắt đầu có định hướng phát triển rõ rệt, tăng trưởng nhanh, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng. Số cơ sở lưu trú du lịch tiếp tục tăng nhanh, năm 2010 đạt 12.352 cơ sở tăng 3,78 lần và số buồng đạt 237.111 tăng 3,28 lần so với năm 2000. Thu hút khách và doanh thu du lịch tiếp tục đạt những kỷ lục mới. Cụ thể khách quốc tế năm 2010 đạt 5 triệu lượt, khách nội địa đạt 28 triệu lượt và doanh thu từ khách du lịch đạt 4,19 tỷ USD, tăng trưởng lần lượt 2,36 lần, 2,5 lần và 5,5 lần so với năm 2000.

Giai đoạn 2010-2019 (trước đại dịch COVID-19), thời kỳ ngành du lịch tăng tốc, đến hết năm 2019 cả nước đã có 22.184 cơ sở lưu trú du lịch với 499.305 buồng tăng 1,8 lần về cơ sở lưu trú và 2,1 lần về số buồng so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010-2019 về cơ sở lưu trú đã chậm lại nhưng thu hút khách và doanh thu du lịch vẫn tăng nhanh, bình quân tăng trưởng khách quốc tế đạt 29%/năm, khách du lịch nội địa tăng 23%, doanh thu từ du lịch tăng 76%, cao hơn giai đoạn 2000-2010 (lần lượt đạt 14%, 15% và 45%).

Hình 1: Phát triển hạ tầng và kinh doanh du lịch từ năm 1990 đến hết 2019

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Như vậy, sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành du lịch Việt Nam đã tăng 63 lần về số cơ sở và tăng 29 lần về số buồng, 72 lần lượng khách quốc tế, 85 lần khách du lịch trong nước và 560 lần doanh thu du lịch. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng lớn mạnh, năm 2019 cả nước có 2.667 doanh nghiệp, so với năm 1990 chỉ có 4 doanh nghiệp.

Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.700 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 17.820 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.135 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 725 hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Các mục tiêu phát triển ngành du lịch theo Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 phê duyệt “Chiến 31 1000.000 buồng 1.000 cơ sở Triệu lượt Tỷ USD lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” hầu hết đều đạt được từ năm 2019.

Tuy nhiên năm 2020-2021, do tác động của đại dịch COVID-19, các chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch đều có sự sụt giảm mạnh như lượng khách quốc tế năm 2020 đạt 3,8 triệu lượt giảm 78%, khách nội địa đạt 56 triệu lượt giảm 34%, doanh thu du lịch chỉ đạt 13,7 tỷ USD, giảm 58%. Năm 2021, ngành du lịch vẫn đang tiếp tục chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19.

Bảng 1: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược giai đoạn 2011-2020

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, ILO, Viện ĐT&NC tính toán, tổng hợp.

Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2020, điểm mạnh du lịch Việt Nam thể hiện trên 6 phương diện sau (cao hơn thứ hạng tổng thể là 63/140): (i) giá cả cạnh tranh (chi phí khá rẻ, xếp thứ 22/140), (ii) tài nguyên văn hóa và du lịch kinh doanh (29/140), (iii) thắng cảnh (thứ 35/140), (iv) nguồn nhân lực và thị trường lao động (thứ 47/140), (v) hạ tầng giao thông hàng không (50/140), (vi) an toàn và an ninh (58/140).

Với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Năm 2019 và 2021, Du lịch Việt Nam vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín trên toàn cầu.

Nổi bật nhất là các giải thưởng do World Travel Awards trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf hàng đầu thế giới và châu Á; Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á. Cùng với đó là rất nhiều giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới dành cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm du lịch, nhà hàng, công ty du lịch, hãng hàng không...v.v.

Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016 đạt 6,9%; năm 2017 đạt 7,9%; năm 2018 đạt 8,3% và năm 2019 đạt 9,2%. Trong năm 2020 và 2021 do tác động của dịch COVID-19, đóng góp của ngành du lịch Việt Nam vào GDP bị sụt giảm theo xu hướng chung toàn cầu, lần lượt đạt khoảng 4% năm 2020 và 2,5% năm 2021, tuy nhiên vẫn cao hơn mức bình quân của thế giới và Châu Á (Hình 2).

Hình 2: Đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP (%)

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam, ILO, Viện ĐT&NC tính toán, tổng hợp.

(còn nữa)

* Tiêu đề bài viết do Travelmag đặt.


Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
21/11/2024 Tin nóng

Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...

Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
21/11/2024 Tin nóng

Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).

Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
19/11/2024 Tin nóng

Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.

6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
18/11/2024 Tin nóng

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.

Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
17/11/2024 Tin nóng

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
15/11/2024 Tin nóng

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...

Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
15/11/2024 Tin nóng

Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...

Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
14/11/2024 Tin nóng

Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...

Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
13/11/2024 Tin nóng

Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...

VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...

Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
13/11/2024 Tin nóng

Theo Tổng cục Thuế, các nhà cung cấp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... hiện nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử...

Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
12/11/2024 Tin nóng

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng dần ổn định khi thương mại hàng hóa...

Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
12/11/2024 Tin nóng

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3710/UBND-KSTTHC ngày 8/11/2024 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai...

Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
12/11/2024 Tin nóng

Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...

Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
11/11/2024 Tin nóng

Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở "chợ đen"....

Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
11/11/2024 Tin nóng

Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo...

4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
10/11/2024 Tin nóng

Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95% theo kế hoạch Thủ tướng giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Chính phủ,...

Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
09/11/2024 Tin nóng

Liên quan đến chính sách tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế nhận được nhiều quan tâm của dư luận thời gian qua, Bộ Tài chính đã có thông báo cụ thể về nội dung này.

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance