Nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục 92 nghìn tỷ USD: Sức ép cho các nước nghèo
Theo số liệu mới nhất từ Liên hợp quốc, nợ công toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 92 nghìn tỷ USD. Con số này đáng chú ý là kết quả của cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, khi nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển và thu nhập trung bình, đã phải tăng cường vay mượn để đối phó với dịch bệnh và mua vaccine.

Một sự kiện quốc tế quan trọng đang diễn ra tại Ấn Độ, khi các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G20 - nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới - đang họp tại thành phố Gandhinagar, bang Gujarat. Cuộc họp này nhằm thảo luận về các nội dung trong Khuôn khổ chung - sáng kiến G20 đưa ra vào năm 2020, nhằm giảm nợ cho các quốc gia nghèo, đàm phán về các thỏa thuận tái cơ cấu nợ và thỏa thuận thuế quốc tế công bằng hơn, nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn.
Bà Nirmala Sitharaman, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, cho biết rằng vấn đề chính trong chương trình nghị sự kéo dài hai ngày này là nỗ lực giải quyết vấn đề nợ của các quốc gia nghèo nhất thế giới đang chịu gánh nặng từ cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến không đồng nhất giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia chủ nợ lớn trong việc giải quyết vấn đề này.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cho biết: "Cuộc thảo luận của chúng tôi nhấn mạnh cam kết của Ấn Độ và Mỹ trong việc thúc đẩy tích cực chương trình nghị sự G20. Cam kết này bao gồm việc giải quyết các vấn đề quan trọng toàn cầu, chẳng hạn như tăng cường vai trò của các ngân hàng phát triển đa phương, hành động cùng nhau về biến đổi khí hậu, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để đạt được sự nhất trí trong việc giải quyết vấn đề nợ nần gia tăng của các quốc gia thu nhập thấp và trung bình".
Trong khi đó, Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, cho rằng cần phải làm việc với các tổ chức tài chính và cơ quan liên quan để triển khai sớm các gói hỗ trợ. "Đầu tiên, chúng tôi sẽ làm việc với Ngân hàng Thế giới và các cơ quan liên quan để thúc đẩy việc áp dụng chính sách tài chính ưu đãi mục đích cho các thách thức toàn cầu. Điều này sẽ cho phép chúng tôi triển khai các biện pháp hỗ trợ ưu đãi cho các lĩnh vực có tác động lớn nhất".
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh nợ công toàn cầu đạt mức chưa từng có với con số 92.000 tỷ USD trong năm ngoái, trong đó các quốc gia đang phát triển đang phải gánh một khoản nợ không tương xứng. Từ năm 2000, nợ công toàn cầu đã tăng hơn 5 lần, vượt xa GDP toàn cầu. Gần 30% tổng nợ toàn cầu thuộc về các quốc gia đang phát triển.
Triển vọng chính sách giải quyết nợ công
Theo tuyên bố của G20, các tiến bộ đã đạt được đến thời điểm này trong việc giải quyết nợ công chưa mang tính tích cực. Đặc biệt, Trung Quốc, quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới hiện nay, vẫn chưa đồng ý với quan điểm của nhiều nước G20 khác về tái cơ cấu nợ. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh chưa chấp nhận quan điểm của nhiều quốc gia G20 khác về việc giảm gánh nặng tài chính đối với các quốc gia đang phát triển thông qua việc kéo dài thời hạn trả nợ, giảm lãi suất hoặc thậm chí là xóa bỏ một phần nợ.
Quy luật từ xưa đến nay luôn là có nợ thì phải trả, nhưng nợ công không hoàn toàn giống như nợ thông thường trong xã hội. Một quốc gia chịu áp lực nợ công quá lớn, không thể tiếp tục vay mượn, có thể đe dọa đến cả an sinh xã hội. Đồng thời, nền kinh tế của một quốc gia nếu bị át chặt bởi nợ công, cũng có thể gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế toàn cầu. Đó chính là lý do giải quyết nguy cơ nợ công toàn cầu đang được Ấn Độ, với vai trò Chủ tịch luân phiên của G20, xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự G20 năm nay.
Tuy rằng một quốc gia không thể trốn tránh việc trả nợ, nhưng G20 đang muốn thúc đẩy một cách tiếp cận thông minh hơn để tái cơ cấu nợ công cho các quốc gia thu nhập trung bình, nhằm đảm bảo họ không bị đè nén bởi sức ép và kiểm soát của các chủ nợ.
Hơn một nửa số quốc gia thu nhập thấp trên thế giới hiện đang đối diện với nguy cơ rơi vào tình trạng túng quẫn hoặc đã rơi vào tình trạng đó, và con số này gấp đôi so với năm 2015. Các biện pháp giải quyết nợ cho Ghana và Sri Lanka cũng đang được kỳ vọng sẽ "đạt được thành công nhanh chóng".
TIN LIÊN QUAN
-
Chính phủ trả hơn 327.000 tỷ nợ công năm 2023
-
Tổng dư nợ công ty tài chính đạt hơn 220 nghìn tỷ đồng
-
Năm 2022, dư nợ công và dư nợ vay nước ngoài trong phạm vi cho phép
-
Khoảng 157.100 căn nhà ở xã hội đã được hoàn thành
-
Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói về ảnh hưởng gây ra từ sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc
-
Hà Nội: Xem xét kéo dài thời gian gia hạn sử dụng đất cho các dự án bị ảnh hưởng dịch Covid-19
-
Nợ vay tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang giảm
Tin ngân hàng ngày 23/9: Dự báo GDP quý III sẽ tiếp tục phục hồi
Sacombank tiếp tục giảm lãi suất cho vay; Ngân hàng Nhà nước thay Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB; ACB huy động thành công 13.000 tỷ đồng …là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật
Nga hưởng lợi từ việc tích trữ vàng
Nga đang được hưởng lợi từ lượng vàng dự trữ tăng lên, đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ vào cuối năm ngoái,...
Giá vàng hôm nay (23/9): Quay đầu tăng giá
Giá vàng thế giới hôm nay (23/9) tăng nhẹ khi thị trường chứng kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất và báo hiệu rằng...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 23/9: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ
Diễn biến trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,22%
Ngân hàng "thừa tiền", huy động bằng chứng chỉ tiền gửi vẫn tăng
Giữa thời điểm lãi suất tiết kiệm hạ nhiệt, ngân hàng bị bệnh "thừa tiền" thì chỉ tiêu huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi tại nhiều ngân hàng vẫn có xu hướng tăng.
Nợ toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại: 307.000 tỷ USD
Mức nợ toàn cầu đã tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023 và 100.000 tỷ USD trong cả một thập kỷ. Cụ thể, nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ...
Loạt ngân hàng chi gần 90.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trong tháng 9
Trong 15 ngày đầu tháng 9, các doanh nghiệp đã mua lại 2.225 tỷ đồng trái phiếu. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị mua lại, chiếm 51.7%...
Tin ngân hàng ngày 22/9: Tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 5,56%
Manulife chi trả 4,5 tỷ đồng cho 3 khách hàng trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội; Gần 17.000 tỷ đồng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn chưa nộp về ngân sách;...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/9: Đồng USD nhích nhẹ
Diễn biến trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF)...
Giá vàng tiếp tục giảm sâu phiên thứ 3 liên tiếp
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (22/9), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã tiếp tục có thêm một phiên giảm sâu...
Chưa có pháp lý rõ ràng: Tiền mã hóa tại Việt Nam có khối lượng giao dịch đứng thứ 15 thế giới
Ngày 20/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của...
Tin ngân hàng ngày 21/9: Việt Nam có gần 140 triệu thẻ ngân hàng đang lưu hành
SHB giảm lãi suất cho vay tới 2.5%/năm hỗ trợ khách hàng cá nhân; LPBank phát hành 3.000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi với lãi suất 7,9%/năm;...
Lãi suất ngân hàng liên tục giảm sâu, vì sao thị trường bất động sản vẫn trầm lắng?
Ngoài việc giảm lãi suất cho vay, hiện nay nhiều ngân hàng còn tung ra gói vay ưu đãi tiêu dùng, mua nhà, thậm chí vay để trả nợ cho các ngân hàng khác...
Giá vàng hôm nay (21/9): Giảm sau khi Fed tuyên bố giữ nguyên lãi suất
Giá vàng thế giới hôm nay (21/9) giảm khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất nhưng vẫn củng cố lập...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/9: Đồng USD hồi phục trở lại
Diễn biến trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt...
SHB giảm lãi suất cho vay tới 2,5%/năm hỗ trợ khách hàng cá nhân
Thấu hiểu nhu cầu sử dụng vốn vào mùa cao điểm cuối năm, từ nay đến 31/12/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai chương trình...
"Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như thời gian qua"
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, việc điều hành chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới đã ảnh hưởng đến điều hành...
Tin ngân hàng ngày 20/9: NHNN nới rộng tín dụng, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp
Lãi suất tiền gửi và cho vay vẫn chênh lệch lớn;VPBank dành 13.000 tỷ đồng cho vay mua ô tô, mua nhà, sản xuất kinh doanh, lãi suất chỉ từ 5%/năm;...
Cảnh báo một số thủ đoạn tinh vi, biến tướng nguy hiểm của “tín dụng đen”
Cơ quan công an cho biết, một thủ đoạn tinh vi, biến tướng nguy hiểm của “tín dụng đen” là lập các hợp đồng “giả cách” với người vay tín chấp, thế chấp. Người vay...
Xem nhiều




