Nước Ý từ cơn ác mộng thành 'hình mẫu' chống dịch Covid-19
Khi Covid-19 lây lan tại phương Tây, Ý đã rơi vào một tình cảnh ác mộng. Quốc gia này trong phút chốc trở thành tâm dịch của "lục địa già", là nơi cả thế giới muốn tránh xa
Khi Covid-19 lây lan tại phương Tây, Ý đã rơi vào một tình cảnh ác mộng. Quốc gia này trong phút chốc trở thành tâm dịch của "lục địa già", là nơi cả thế giới muốn tránh xa, và là ví dụ điển hình cho thấy những gì sẽ xảy ra khi dịch bệnh trở nên mất kiểm soát.
"Nhìn vào những gì đang xảy ra ở Ý đi," - Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói như vậy vào ngày 17/3. "Chúng ta không muốn rơi vào tình cảnh như thế." Joseph R. Biden Jr. - ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ thì viện dẫn Ý để thể hiện quan điểm về chính sách y tế khi ra tranh cử.
Sau đó vài tháng, Mỹ trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới, với số ca tử vong nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Tại châu Âu, những nước từng một thời nhìn Ý bằng một ánh mắt ái ngại, giờ phải hứng chịu các đợt dịch mới bùng lên. Một số nước phải tái siết chặt, và cân nhắc tiếp tục phong tỏa lần nữa.
Nước Ý đã chuyển mình, từ một thảm họa thành hình mẫu chống dịch của toàn cầu. Dù vẫn chưa hoàn hảo, nhưng đây vẫn là một bài học cho nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ - nơi chưa khi nào thực sự kiểm soát được dịch bệnh.
![]() |
Sau khởi đầu hết sức chật vật cùng nhiều mất mát đau thương, nước Ý đã thu được "quả ngọt" từ quá trình phong tỏa toàn quốc.
Trong tuần qua, Quốc hội Ý đã biểu quyết kéo dài quyền lực khẩn cấp của chính phủ, sau khi Thủ tướng Giuseppe Conte cho rằng cả nước chưa thể mất cảnh giác vì dịch bệnh vẫn còn đó. Quyết định này cho phép Chính phủ Ý tiếp tục duy trì lệnh hạn chế và phản ứng nhanh chóng hơn - bao gồm lệnh phong tỏa với bất kỳ ổ dịch mới nào.
"Tình hình vẫn còn rất phức tạp tại Pháp, Tây Ban Nha hay xung quanh dãy Balkan, cho thấy virus vẫn chưa chấm dứt," - trích lời Ranieri Guerra, trợ lý Tổng giám đốc về sáng kiến chiến lược tại WHO (Tổ chức Y tế Thế giới). "Dịch bệnh có thể quay lại bất kỳ lúc nào."
Không thể phủ nhận rằng việc duy trì lệnh phong tỏa sẽ phải đánh đổi bằng kinh tế. Trong 3 tháng qua, doanh nghiệp và các nhà hàng buộc phải đóng cửa, việc di chuyển giữa các thành phố, khu vực bị hạn chế tối đa, trong khi du lịch gần như tắt ngấm. Ý dự tính sẽ mất khoảng 10% GDP trong năm nay.
Nhưng khi mối đe dọa từ virus trở nên không thể kiểm soát, nhà chức trách Ý đã quyết định sẽ đặt tính mạng của người dân lên trên kinh tế. "Sức khỏe của người Ý sẽ luôn được ưu tiên," - ông Conte phát biểu.
Hiện tại, nhà chức trách đang hy vọng rằng những gì tồi tệ nhất đã qua, và đất nước giờ đã đủ an toàn để trở lại cuộc sống bình thường, dù còn cần nhiều hạn chế. Theo đó, cách duy nhất để khởi động lại nền kinh tế là tiếp tục kiểm soát virus, ngay cả lúc này.
Ban đầu, Ý cách ly một số thị trấn, sau đó là toàn bộ vùng Lombardy phía Bắc, rồi cuối cùng là phong tỏa toàn quốc, bất chấp việc virus vẫn chưa xuất hiện ở miền Trung và miền Nam Ý. Điều này ngăn cản lao động tràn về phía Nam - nơi kém phát triển hơn, làm giảm nguy cơ dịch bệnh lan rộng, và áp đặt được phản ứng toàn diện trên cả nước.
Sau thời điểm ác mộng với số ca nhiễm và tỉ lệ tử vong tăng mạnh, việc duy trì đóng cửa đã giúp tỷ lệ lây lan giảm đi nhanh chóng, và đường cong đồ thị cũng bị san phẳng. Điều này trái ngược hẳn với một số quốc gia theo đuổi chính sách không phong tỏa, như Thụy Điển và Anh.
Đợt dịch ban đầu được khoanh vùng trong các bệnh viện, gây ra tình trạng quá tải và khiến áp lực trở nên thật đáng sợ. Nhưng đồng thời, nó cho phép y bác sĩ truy vết dịch bệnh nhanh chóng hơn. Sau đó đất nước mở cửa trở lại một cách từ từ, tạo ra một độ trễ khoảng 2 tuần để có thể phản ứng với các ca ủ bệnh.
Hiệu quả thứ 2 của lệnh phong tỏa đã xuất hiện, với việc làm giảm được khả năng virus lưu hành trong xã hội, qua đó giảm được tỉ lệ tiếp xúc với người bệnh. Khi lệnh phong tỏa chấm dứt, sự lưu hành của virus gần như bị loại bỏ tại miền Trung và miền Nam nước Ý, gần như không có bất kỳ ca nhiễm trong cộng đồng nào nữa.
Một số bác sĩ Ý tin rằng virus đang có phản ứng khác biệt tại Ý. Như Matteo Bassetti - chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Genoa, ông cho biết bệnh viện của mình từng phải đối mặt với 500 ca nhiễm một lúc vào lúc cao điểm của dịch bệnh. Còn giờ, toàn bộ khoa chăm sóc tích cực 50 giường của bệnh viện sạch bóng bệnh nhân. 60 giường được lắp đặt khẩn cấp giờ cũng... chẳng để làm gì.
Bassetti tin rằng virus hiện tại đã yếu hơn. Quan điểm này chưa được chứng minh - ông hiểu điều đó, nhưng một số chính trị gia như ông Salvini đang muốn thúc đẩy nó để tiến hành tái mở cửa nền kinh tế.
TIN LIÊN QUAN
-
HANCORP có gì trước thềm thoái vốn nhà nước?
-
Các tập đoàn Nhà nước đầu tư ra nước ngoài rót khoảng 6,7 tỷ USD nhưng không hiệu quả
-
Sau ca mắc Covid-19 mới, sân bay Đà Nẵng không tiếp nhận các chuyến bay từ nước ngoài hạ cánh
-
Giá vàng hôm nay 25/7: Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng trong nước ở mức 55 triệu đồng
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài...
PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, những thông báo về thuế quan của Mỹ đã khiến Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 giảm...
Gần 2 triệu lượt khách đến TP HCM dịp lễ 30/4 - 1/5
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, TP HCM đón gần 2 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt hơn 7.100 tỷ đồng (tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm ngoái).
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
Bổ sung quy định quản lý kho xăng dầu và điều hành giá bán lẻ; Siết chặt quy chế thi tuyển công chức, viên chức; Điều chỉnh khung giá dịch vụ quản lý chung cư tại Hà Nội… là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2025.
Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa...
Xem nhiều




