VnFinance
Thứ tư, 17/10/2018, 10:17 AM

Ồ ạt phát triển dự án nghỉ dưỡng trên núi: Phải đánh đổi môi trường sinh thái?

Với nhiều lợi thế và khác biệt được thiên nhiên ưu đãi, bất động sản sinh thái đang trở thành xu hướng và là tiềm năng rất lớn trong tương lai. Chỉ khoảng 3-5 năm nữa du lịch sinh thái sẽ phát triển nở rộ không kém gì du lịch biển và thậm chí nó còn tiềm năng hơn. Tuy nhiên, phát triển bất động sản trên núi nở rộ cũng đem lại hệ lụy, nhất là hệ lụy liên quan đến môi trường, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ BĐS Hà Nội chia sẻ.

Liên quan đến tiềm năng và những ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển loại hình Bất động sản nghỉ dưỡng sinh thái, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ BĐS Hà Nội.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ BĐS Hà Nội.

Tiềm năng lớn, nhưng cạnh tranh khốc liệt

PV: Tại sao trong khi rất nhiều doanh nghiệp đổ đồn phát triển những dự án ven biển, phát triển mạnh các sản phẩm Codontel thì lại có một bộ phận doanh nghiệp tìm đường lên núi phát triển những dự án nghỉ dưỡng trên núi và đã có những doanh nghiệp rất thành công, thưa ông?

Ông Nguyễn Thế Điệp: Tôi cho rằng, du lịch biển hiện nay là trọng điểm và vẫn đang phát triển rất tốt, tuy nhiên đến một lúc nào đó nó sẽ bão hòa. Còn tiềm năng du lịch sinh thái đối với Việt Nam là vô cùng lớn và sẽ phát triển bền vững. Khách đi biển 1 năm được 1 đến 2 lần nhưng nếu đi nghỉ dưỡng tại các khu sinh thái gần những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM... thì có thể đi quanh năm vào các ngày nghỉ lễ, cuối tuần.

Theo tôi, tại Khu vực Hà Nội và TP. HCM, du lịch sinh thái đã manh nha phát triển từ những năm trước đặc biệt là ở phía Nam với những khu nghỉ dưỡng quy mô lớn tại: Vũng Tàu, Quy Nhơn, Đồng Nai....

Tại Hà Nội, mấy năm vừa qua dòng bất động sản này cũng đã bắt đầu phát triển nhưng không mạnh. Nhiều doanh nghiệp làm nhỏ lẻ không có lợi nhuận và đã từng có những doanh nghiệp bị lỗ do không có chiến lược dài hạn, không có tiềm lực mạnh về tài chính.

Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại thì khác, đã có một số doanh nghiệp thậm chí là rất lớn đặt chân đến lĩnh vực này chẳng hạn như Ecopark đang cùng với 1 nhà đầu tư lớn từ Singapore triển khai 3.000 ha ở Ba Vì, Phú Mỹ Hưng đã mua 400ha đất ở Hòa Bình....

Tín hiệu 2018 trở đi các khu vực như Hòa Bình, Ba Vì sẽ phát triển rất tốt với quy mô lớn chứ ko còn mang mún như xưa.

PV: Với tiềm năng du lịch sinh thái lớn như vậy thì theo ông trong thời gian tới có xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp đua nhau phát triển loại hình bất động sản này hay không?

Ông Nguyễn Thế Điệp: Thực sự hiện nay đang xảy ra một cuộc chiến tranh chấp rất lớn nhằm chiếm hữu những vị trí đẹp, những nơi thuộc về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Doanh nghiệp nào nhanh chân sẽ sở hữu quỹ đất lớn, là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này.

Theo tôi, trong tương lai chỉ khoảng 3 đến 5 năm tới, du lịch sinh thái sẽ phát triển rầm rộ không kém du lịch biển, thậm chí còn tiềm năng hơn du lịch biển.

Phải đánh đổi môi trường sinh thái?

PV: Trước đây các doanh nghiệp đua nhau đầu tư vào du lịch biển và các vị trí đẹp giờ đây đã hết và hiện tại trên núi cũng đang có xu hướng tương tự. Vậy, theo ông khi mà các doanh nghiệp đổ bộ hướng núi có làm cho diện tích rừng, rừng phòng hộ hoặc những khu rừng cần được bảo vệ có nguy cơ bị tàn phá trong công cuộc phát triển dự án của các doanh nghiệp hay không?

Ông Nguyễn Thế Điệp: Chúng ta cần phải thừa nhận rằng, được cái này thì phải mất cái kia. Luật quy đinh rõ ràng rằng với những khu rừng sản xuất khi các doanh nghiệp triển khai dự án thì phải tuân theo nguyên tắc phá chỗ này, trồng chỗ kia và đặc biệt là những khu rừng đặc dụng thì bất khả xâm phạm.

Hiện nay, mật độ xây dựng tại các dự án sinh thái là rất thấp và chỉ chiếm khoảng 20%. Chính vì vậy nó không làm ảnh hưởng nhiều đến môi trường và cũng không phá vỡ hệ sinh thái.

PV: Khả năng ảnh hưởng môi trường khi nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư phát triển Bất động sản nghỉ dưỡng trên núi như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Thế Điệp: Đối với các doanh nghiệp khi đầu tư vào một địa bàn nào đó thì Cơ quan quản lý địa phương phải đặt ra những tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện nhất định như: Chủ đầu tư phải có phương án thu gom rác, hỗ trợ cùng với địa phương để làm sao sạch môi trường sống....

Bản thân doanh nghiệp khi kinh doanh họ phải làm sạch môi trường của dự án rồi thì họ mới kinh doanh dược nhưng mà họ có làm sạch môi trường xung quanh họ hay không thì đó là vấn đề mà các nhà quản lý đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện đối với doanh nghiệp.

Tôi hoàn toàn đồng tình với việc phải quản lý chặt về phương diện này vì môi trường rất quan trọng.

PV: Theo ông, trong cuộc cuộc phát triển các dự án nghỉ dưỡng trên núi, trong rừng thì các doanh nghiệp nhỏ lẻ có chỗ đứng và có cơ hội thành công hay không?

Ông Nguyễn Thế Điệp: Tôi cho rằng, xu thế trong tương lai đặc biệt là nghành BĐS với những doanh nghiệp quá nhỏ sẽ rất khó có chỗ đứng. Có thể họ phải nhường chỗ cho các nhà đầu tư lớn bởi vì riêng lĩnh vực BĐS vốn liếng bao nhiêu cũng là hữu hạn và đặc biệt đối với BĐS nghỉ dưỡng trên núi thì chi phí sẽ càng lớn.

Và như vậy chỉ những doanh nghiệp lớn mới có thể triển khai được. Các nhà đầu tư nhỏ nếu anh không vận dụng được cơ hội, tiềm lực mạnh thì rất dễ thất bại.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trong thời gian qua báo chí đã phản ánh nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng trên núi triển khai đã gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với môi trường.

Trong số đó có Dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long của Tập đoàn FLC. Tháng 3/2016, dự án này được FLC khởi công xây dựng với diện tích 224 ha, tổng vốn đầu tư 3.400 tỷ đồng. Đây là quần thể nghỉ dưỡng gồm các hạng mục: Sân golf 18 lỗ, trung tâm hội nghị quốc tế được tích hợp đầy đủ tiện ích và thiết kế sang trọng, khách sạn 5 sao, khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp rộng 12,51ha.

Tuy nhiên, dự án của FLC nằm trên đồi cao còn người dân Hạ Long sinh sống phía dưới, trong quá trình san gạt triển khai dự án đã làm cấu trúc đất bị phá vỡ. Điều này tạo nên hiện tượng sạt lở liên tục, đất đá từ bên trên bị nước mưa cuốn xuống tràn ngập nhà dân gây hậu quả nặng nề khiến người dân vô cùng bức xúc.

Dự án thứ 2 phải kể đến đó là Flamingo Cát Bà Beach Resort do Tập đoàn Flamingo làm CĐT. Dự án có quy mô lên tới 1.011 phòng nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao được xây dựng tại bãi tắm Cát Cò 1 và Cát Cò 2 thị trấn Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng) với diện tích lên tới 77.843m2. Tổng mức đầu tư lên tới 2.461,737 tỷ đồng và dự kiến trong quý IV năm 2019, dự án này sẽ hoàn thành toàn và đưa vào sử dụng.

Ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, CĐT Flamingo đã tiến hành khởi công xây dựng dự án. Nhưng thay vì biến Quần đảo Cát Bà trở thành điểm du lịch hấp dẫn thì chủ đầu tư lại phá núi, lấn biển, xây dựng những đoạn kè chiếm gần hết bãi biển nơi đây làm cảnh quan thiên nhiên đang biến dạng không còn vẻ hoang sơ vốn có của nó.  



Thu Hiền

Theo SHTT



Quyết tâm hiện thực hoá Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội
Quyết tâm hiện thực hoá Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội

Năm 2024 là năm thứ 2 triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn...

Quy định về đất xây dựng khu chung cư theo Luật Đất đai 2024
Quy định về đất xây dựng khu chung cư theo Luật Đất đai 2024

Điều 197 Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định về đất xây dựng khu chung cư.

Tin bất động sản ngày 25/4: Quảng Nam tháo gỡ vướng mắc liên quan đến dự án khu đô thị Tân Khang
Tin bất động sản ngày 25/4: Quảng Nam tháo gỡ vướng mắc liên quan đến dự án khu đô thị Tân Khang

Nghệ An tìm chủ đầu tư dự án khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng; Yêu cầu sớm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án tái định cư sân bay Long Thành;...

Đề xuất quy định mới về Quỹ phát triển đất
Đề xuất quy định mới về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất với nhiều đề xuất mới được bổ sung.

Phương pháp xác định giá phát điện mới áp dụng từ 1/6/2024
Phương pháp xác định giá phát điện mới áp dụng từ 1/6/2024

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2024/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.

Hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024...

Tọa đàm “Bất động sản dòng tiền Cash-Home: Phân khúc căn hộ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024”
Tọa đàm “Bất động sản dòng tiền Cash-Home: Phân khúc căn hộ dẫn dắt thị trường Hà Nội năm 2024”

Trước bối cảnh tăng giá căn hộ chung cư tại Hà Nội thời gian qua, đang thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản,...

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất
Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.

An Gia (AGG) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43%, huy động vốn điều lệ lên 1.938 tỷ đồng
An Gia (AGG) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43%, huy động vốn điều lệ lên 1.938 tỷ đồng
24/04/2024 Doanh nghiệp

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay tăng 43%. Công ty lên kế hoạch...

Ninh Bình: Chủ Dự án sân golf hồ Yên Thắng bị xử phạt 130 triệu vì xây dựng khi chưa có giấy phép
Ninh Bình: Chủ Dự án sân golf hồ Yên Thắng bị xử phạt 130 triệu vì xây dựng khi chưa có giấy phép

Mới đây, UBND thành phố Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) có Quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Đầu tư PV - INCONESS - Chủ đầu tư Dự án sân golf hồ Yên Thắng...

Long An kiểm tra 167 dự án chậm tiến độ
Long An kiểm tra 167 dự án chậm tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An vừa có Thông báo số 471/KH-SKHĐT về kế hoạch kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ trên...

Vinhomes ra mắt câu lạc bộ khách hàng tinh hoa với nhiều chính sách chăm sóc độc quyền
Vinhomes ra mắt câu lạc bộ khách hàng tinh hoa với nhiều chính sách chăm sóc độc quyền

Ngày 24/04/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes công bố ra mắt Câu lạc bộ Khách hàng Tinh hoa Vinhomes (Vinhomes Elite Club), mang tới cho thành viên những đặc quyền ưu đãi....

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
24/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.000 tỷ...

Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt
Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Thanh Hóa duyệt đồ án quy hoạch Khu công nghiệp 353ha; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án KĐT hơn 2.000 tỷ đồng tại Thái Nguyên; Bình Định chấm dứt dự án sản xuất ván gỗ hơn 4.300 tỷ tại thị xã Hoài Nhơn… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Có 105 thành phố, thị xã trên cả nước không được phân lô, bán nền vào năm 2025
Có 105 thành phố, thị xã trên cả nước không được phân lô, bán nền vào năm 2025

Kể từ ngày 1/1/2025, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ có hiệu lực thi hành. Theo đó, quy định về việc phân lô, bán nền trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023...

Bình Định: Dự án Khu đô thị FLC Lux City Quy Nhơn ngừng hoạt động do chậm tiến độ
Bình Định: Dự án Khu đô thị FLC Lux City Quy Nhơn ngừng hoạt động do chậm tiến độ

Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cho biết, Ban quản lý đã hủy bỏ 2 văn bản liên quan đến điều kiện của bất động sản hình thành...

Tin bất động sản ngày 23/4: Cảnh báo người dân mua nhà dự án Charm Diamond
Tin bất động sản ngày 23/4: Cảnh báo người dân mua nhà dự án Charm Diamond

MIK Group khởi công dự án căn hộ gần 5.600 tỷ đồng tại Hà Nội; Bắc Giang sắp có khu dân cư 18ha tại Tân Yên;...

Hà Nội phải giải ngân 39.986 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025
Hà Nội phải giải ngân 39.986 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025

Từ nay đến hết năm 2025, Thành phố Hà Nội sẽ phải giải ngân 39.986 tỷ đồng thuộc kế hoạch vốn trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Thanh Hóa: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất năm 2024
Thanh Hóa: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1505/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance