Phạt đến 40 triệu nếu vi phạm trong cho vay tiêu dùng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bổ sung phạm vi xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty tài chính khi cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Trong dự thảo Nghị định, NHNN bổ sung một điều về vi phạm hành chính trong cho vay tiêu dùng của công ty tài chính theo quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 (đã được sửa đổi, bổ sung). Cụ thể, bổ sung Điều 14a vào sau Điều 14 như sau:

Vi phạm quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về mức cho vay tiêu dùng tối đa đối với một khách hàng.
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ.
Phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Không ký kết hợp đồng về việc mở điểm giới thiệu dịch vụ; Hợp đồng về việc mở điểm giới thiệu dịch vụ không quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan và thời hạn hiệu lực hợp đồng; Thực hiện hoạt động tại điểm giới thiệu dịch vụ không đúng quy định pháp luật.
Nâng mức phạt đối với vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực phòng chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố
Tại dự thảo Nghị định, NHNN cũng sửa đổi các mức xử phạt liên quan đến lĩnh vực phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Dự thảo đã tăng mức phạt tiền lên gấp đôi, gấp ba lần quy định hiện hành và bổ sung thêm các nội dung mới.
Cụ thể, phạt tiền 60-100 triệu đồng (quy định hiện tại là phạt 20-30 triệu đồng) đối với hành vi không báo cáo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố và phòng, chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Phạt tiền 80-120 triệu đồng (hiện tại phạt 30-50 triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không báo cáo các giao dịch có giá trị lớn; Không báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; Không báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử.
Phạt tiền từ 200 - 350triệu đồng (hiện tại là phạt 80-100 triệu đồng) đối với hành vi không báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, không báo cáo khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong danh sách đen theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố và pháp luật về phòng, chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Phạt tiền từ 200 - 350 triệu đồng (hiện tại phạt 150-200 triệu đồng) đối với hành vi không giám sát đặc biệt đối với các giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền, không thường xuyên kiểm tra, làm rõ ngay khi có nghi ngờ giao dịch của khách hàng có liên quan đến tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Với hành vi vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, dự thảo Nghị định tăng mức xử phạt lên gấp đôi, gấp ba.
Theo đó, phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng (hiện tại phạt 20-30 triệu đồng) với hành vi không cập nhật, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng không đúng quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Phòng, chống khủng bố.
Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng với hành vi không bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu báo cáo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Phòng, chống khủng bố.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định còn bổ sung hình thức phạt tiền từ 200 – 350 triệu đồng với hành vi không rà soát hoặc thời gian rà soát chậm trễ thông tin khách hàng và các bên liên quan với danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, tổ chức, cá nhân bị chỉ định tham gia vào việc phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định tại Luật phòng, chống rửa tiền, Luật phòng, chống khủng bố và pháp luật phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.”
Với vi phạm quy định về quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, cũng nâng mức phạt từ 60-100 triệu đồng hiện nay lên 200-350 triệu đồng, áp dụng các hành vi hông ban hành quy trình quản lý rủi ro các giao dịch liên quan tới công nghệ mới, không xây dựng quy định về phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro, không ban hành quy định nội bộ hoặc ban hành quy định nội bộ theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Ngoài ra, các vi phạm về việc xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị, vi phạm quy định về nhận biết, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, vi phạm quy định về kiểm toán nội bộ trong phòng, chống rửa tiền, rà soát khách hàng và giao dịch, quan hệ ngân hàng đại lý… đều bị tăng mạnh mức xử phạt.
Đối với vi phạm quy định về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản, mức phạt tăng mạnh lên cao nhất 500 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền từ 150 - 200 triệu đồng (hiện tại là 40-80 triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Thứ nhất, không báo cáo việc trì hoãn giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền;
Thứ hai, không báo cáo việc thực hiện phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tài sản khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền;
Thứ ba, không báo cáo ngay khi thực hiện việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa toàn bộ tiền, tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố và phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng nâng mức phạt tiền từ 100-150 triệu hiện nay lên mức 250-500 triệu đồng với 3 hành vi:
Không áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền;
Không phong tỏa tài khoản, không áp dụng biện pháp niêm phong hoặc tạm giữ tài sản khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền;
Không thực hiện ngay việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa toàn bộ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
NHNN giải thích, việc tăng mức độ xử phạt các vi phạm về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là để phù hợp với thông lệ quốc tế.
TIN LIÊN QUAN
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại
Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Nam A Bank huy động vốn từ trái phiếu, trả lãi suất cao nhất 7%
Nam A Bank vừa huy động thành công hai lô trái phiếu NAB12501 và NAB12502 với tổng giá trị phát hành hơn 700 tỷ đồng.
Giá vàng vượt 121 triệu đồng sau động thái mới từ Tổng thống Mỹ
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump, cho thấy tín hiệu tích cực về thuế quan cho Việt Nam, giá vàng trong nước nhanh chóng tăng mạnh vào phiên chiều nay.
Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) sắp chuyển niêm yết sang HOSE và đẩy nhanh tăng vốn điều lệ lên hơn 8.000 tỷ đồng.
37 năm đồng hành - bùng nổ ưu đãi cùng VietinBank
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) triển khai chương trình khuyến mại lớn mang tên “37 năm đồng hành – Bùng nổ ưu đãi”...
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mại hấp dẫn
Nhằm chào đón một mùa hè sôi động và tiếp thêm năng lượng tích cực cho khách hàng trong hành trình tài chính, Sacombank triển khai chuỗi chương trình khuyến mại...
Điểm tin ngân hàng ngày 3/7: Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của NHNN
Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước; Giảm lãi suất vay mua nhà xã hội cho người dưới 35 tuổi;...
Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao; Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng; Ngân hàng ngoại “hụt hơi” trên đường đua tăng trưởng…
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ
Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động,...
Ngày đầu tháng 7, giá vàng tăng gần 1 triệu đồng
Mở đầu tháng 7, giá vàng tăng mạnh 800.000 đồng/lượng, vượt 120 triệu đồng.
ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu
Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, ACB đã phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, cho thấy động thái đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn...
Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Vietcombank công bố kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm; Tín dụng...
Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc
Nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
VPBank tài trợ 75 triệu USD cho Amata City Hạ Long; Người dân gửi hơn 400.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 3 tháng đầu năm; Tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng...
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
Tại Tọa đàm “Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68” ngày 27/6, các chuyên gia đều thống nhất rằng: vốn tín dụng chính là “xăng” cho...
Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 - khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo...
Xem nhiều




