Ngân hàng lãi lớn từ cho vay tiêu dùng: Có bất thường?
Cho vay tiêu dùng được coi là “cứu cánh” cho ngân hàng trong bối cảnh dịch bệnh, song theo chuyên gia vẫn cần thận trọng để tránh rủi ro nợ xấu.
Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng của ngân hàng VPBank cho biết, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt gần 9.400 tỷ đồng, tương ứng với 92% kế hoạch cả năm.
Đóng góp lớn vào lợi nhuận của VPBank là Công ty tài chính FE Credit – doanh nghiệp mà VPBank đang sở hữu 100%. Lợi nhuận trước thuế của FE Credit đạt 3.199 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm. Con số này tương đương 71% lợi nhuận của cả năm 2019. Bình quân mỗi tháng, FE Credit thu lãi 355 tỷ đồng.
Sau 9 tháng, FE Credit giải ngân tổng cộng 45.000 tỷ đồng. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 55.000 tỷ cùng kỳ 2019.
Từ những con số báo cáo của VPBank, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thu nhập của người dân sụt giảm khiến nhu cầu tín dụng tiêu dùng đi xuống, song cho vay tiêu dùng vẫn được coi là “cứu cánh” của ngân hàng khi nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong đại dịch sụt giảm.
Phân tích cụ thể, TS Kiêm cho biết, trước khi xảy ra dịch bệnh, các ngân hàng đã hào hứng với cho vay tiêu dùng. Lý do là vì lãi cho vay tiêu dùng cao hơn lãi từ cho vay sản xuất, kinh doanh.
“Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, giao lưu quốc tế hạn chế, dòng vốn và cả điều kiện phát triển công nghiệp, nhất là những mặt hàng phụ thuộc vào bên ngoài đang rất khó khăn, trong nước có gì đẩy mạnh được thì phải phát triển, như du lịch, tiêu dùng… Tiêu dùng cũng là một mũi nhọn để góp phần tăng trưởng, cải thiện đời sống nhân dân.
Do đó, bên cạnh những chính sách của Chính phủ để tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người dân thì việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng cũng là điều tất yếu và nên khuyến khích”, ông Cao Sĩ Kiêm phân tích, cho vay tiêu dùng có thể coi là lối ra cho ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. “Nếu không phát triển được các dịch vụ khác, không cho vay tiêu dùng được thì ngân hàng không đưa vốn ra được, kéo theo cả ngân hàng và nền kinh tế đều gặp khó khăn”.
Dù vậy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cảnh báo những rủi ro từ cho vay tiêu dùng, đặc biệt nó có thể khiến nợ xấu tăng lên.
Điều này có thể nhìn qua con số báo cáo của VPBank. Theo đó, đến cuối tháng 9, tổng dư nợ của FE Credit là 64.500 tỷ đồng, tăng thêm 6% so với cuối năm 2019. Trong đó, gần 41.300 tỷ (64%) là dư nợ hiện hữu và 23.200 tỷ (36%) là dư nợ mới.
Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm kết thúc quý III/2020 của FE Credit theo VAS (chuẩn mực kế toán Việt Nam) là 5,6%, cao hơn nhiều so với mức 4,2% cuối năm 2019.
Bởi vậy, dù cho rằng ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này là tất yếu, song TS Cao Sĩ Kiêm vẫn lưu ý cơ quan quản lý cần thể hiện vai trò giám sát, quản lý của mình, yêu cầu ngân hàng khống chế rủi ro bằng cách kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay, qua đó đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng cũng như toàn hệ thống.
Được biết, VPBank đang có kế hoạch bán cổ phần FE Credit cho đối tác nước ngoài. Tại đại hội cổ đông thường niên cuối tháng 5/2020, ban lãnh đạo VPBank cho biết vẫn trong quá trình xem xét, lựa chọn đối tác để bán vốn FE Credit và có nhiều tín hiệu tích cực. Nhưng dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài, khiến quá trình lựa chọn đối tác cho FE Credit bị tác động.
Trong lộ trình bán vốn tại FE Credit, VPBank có thể bán tối đa 49%, vẫn đảm bảo tỷ lệ chi phối. Nếu giảm tỷ lệ sở hữu hơn, quyền lợi của ngân hàng mẹ sẽ giảm đi nhưng đổi lại sẽ tìm được đối tác mạnh hơn cho công ty phát triển.
Bình luận về động thái của VPBank, TS Cao Sĩ Kiêm cho rằng, việc ngân hàng này muốn bán cổ phần “con gà đẻ trứng vàng” không có gì là bất thường.
Theo ông, ngân hàng cũng là doanh nghiệp, ngoài việc đảm bảo kế hoạch Nhà nước giao, ngân hàng còn có nghĩa vụ kinh doanh. Do vậy, khi thấy đầu tư ra nước ngoài hay bán cổ phần cho nước ngoài mà có lợi thì ngân hàng sẽ làm.
“Đây là quyền kinh doanh trong kinh tế thị trường, không ai cấm hay bắt buộc được ngân hàng, Nhà nước cũng không cấp lố cho ngân hàng được. Quan trọng là trong trường hợp này, ngân hàng vẫn đảm bảo tỷ lệ chi phối”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Ông cho hay, nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và nguồn vốn dồi dào vào. Phía ngân hàng nội phải chú ý khai thác triệt để những điểm mạnh này của đối tác nước ngoài, đồng thời phải ngăn chặn những kẽ hở có thể gây ra tổn thất, rủi ro cho ngân hàng, khiến đối tác nước ngoài có thể lợi dụng.
“Kiếm lợi từ nhà đầu tư nước ngoài không đơn giản. Hội nhập đòi hỏi doanh nghiệp trong nước, trong đó có ngân hàng, phải có trình độ của mình lên, nếu không sẽ phải hứng hậu quả.
Nếu doanh nghiệp trong nước không chủ động nâng tầm của mình lên thì đối tác ngoại sẽ dùng chính kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và đồng vốn của họ để áp đảo. Nhưng ta cũng không vì thế mà tự ti. Doanh nghiệp ta cũng có kinh nghiệm trong nước, nắm được cơ sở, điều kiện chặt chẽ, biết nguồn lực thế nào, phải hỗ trợ ra sao một cách đầy đủ…
Chúng ta biết lợi thế của mình để tận dụng nhà đầu tư ngoại, đồng thời cạnh tranh bình đẳng, công bằng với họ”, TS Cao Sĩ Kiêm phân tích.
TIN LIÊN QUAN
-
Nợ xấu tại FE Credit cao nhất trong 3 năm trở lại đây, lợi nhuận F88 lao dốc thảm hại
-
FE Credit ghi nhận lãi trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 2.400 tỷ đồng nhờ Covid
-
Chính phủ chỉ đạo làm rõ thông tin “Trả nợ cho FE Credit bằng cách tìm cái chết”
-
FE Credit nói gì sau vụ người đàn ông nhảy sông tự tử sau khi bị đòi nợ?
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 07-KH/ĐU ngày 29/4/2025 của Đảng ủy Chính phủ, trong hai ngày 18-19/5/2025 tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư...
Đề xuất NHNN được quyết cho vay đặc biệt không cần tài sản bảo đảm, lãi suất 0%
Sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng. Một trong những nội dung...
Giá vàng trong nước biến động ngược chiều
Nhiều tín hiệu tích cực từ thuế quan và địa chính trị đang tạo ra áp lực cho đà tăng của vàng.
Điểm kinh doanh vàng miếng phải treo biển nhận diện
Các điểm kinh doanh vàng miếng phải treo bảng hiệu, niêm yết công khai giấy phép để người dân nhận diện là điểm mua bán vàng miếng hợp pháp.
Điểm tin ngân hàng ngày 20/5: Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh, “chợ đen” quay đầu tăng
SHB chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt năm 2024; Agribank Đà Nẵng đấu giá khoản nợ hơn 1.134 tỷ đồng liên quan dự án Central Coast; Yêu cầu các điểm mua bán vàng miếng...
Techcombank tiếp tục dẫn dắt ngành ngân hàng với nhiều top 1 toàn ngành
Techcombank công bố kết quả kinh doanh quý I với nhiều chỉ số ấn tượng. Cùng với chỉ số Sức khỏe thương hiệu giữ vị trí số 1 (theo NielsenIQ), Techcombank đã vươn lên đứng...
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Tự sinh lãi đến 4,4% khi lưu tiền trong tài khoản Techcombank
Techcombank cho phép số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán tự động được luân chuyển để sinh lời theo ngày, với lãi suất lên đến 4,4%/năm, vượt xa lãi suất tài khoản vãng...
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và PVcomBank tổ chức lễ triển khai gói hỗ trợ tài chính dành cho người lao động tham gia...
Ngày 17 tháng 5 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (HCM Post) phối hợp với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức Lễ triển khai...
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết...
Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025
Kinh doanh vàng miếng không phép có thể bị phạt tới 400 triệu đồng;Thanh toán số lên ngôi trong xu hướng toàn cầu hóa; Gói vay nhà ở xã hội ở Quảng Bình vẫn “đóng...
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (12/5-18/5)
Tuần qua (12-18/5) giá vàng thế giới giảm mạnh từ 3.323 USD/ounce xuống 3.202 USD/ounce, đánh dấu tuần giảm thứ tư liên tiếp. Trong nước, vàng miếng SJC mất 3,5 triệu đồng, xuống 118,5 triệu.
Điểm tin ngân hàng ngày 17/5: Lãi suất huy động chạm đáy, liệu có sớm đảo chiều?
HDBank tung gói tín dụng 20.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số; BAC A BANK thuộc Top 5 ngân hàng có giao dịch ngoại hối lớn nhất Việt Nam...
Sức hút từ “Gói vay mua nhà cho người trẻ” lớn nhất, tốt nhất thị trường
Trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà để an cư lạc nghiệp ngày càng cấp thiết với thế hệ trẻ, đặc biệt tại các đô thị lớn, BIDV ra mắt gói vay mua nhà...
Điểm tin ngân hàng ngày 16/5: Tăng quyền xử lý nợ xấu, sửa quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Nhiều ngân hàng đua nhau chốt quyền trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu trong tháng 5; Xe khách Sài Gòn lãi sụt giảm, loạt cổ đông lớn đồng loạt thoái vốn; VietABank...
Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng SHB hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng...
Triển khai chương trình trọng điểm của Chính phủ, HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp...
Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số...
Sinh lời tự động - Techcombank tối ưu lợi nhuận cho khách hàng bằng công nghệ tài chính thông minh
Tính đến tháng 5 năm 2025, hơn 3,5 triệu khách hàng đã kích hoạt tính năng “Sinh lời tự động” trên tài khoản Techcombank, theo thông tin từ báo chí và các nguồn chính thức của ngân hàng.
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để “lợi đơn lợi kép”
Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân,...
PVcomBank và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ký kết hợp tác toàn diện
Ngày 14/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã chính thức ký kết thỏa thuận....
Xem nhiều




