Phát triển đội tàu container của Việt Nam: Thận trọng
Việc phát triển đội tàu container là cần thiết để tránh phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài, song cần có lộ trình.
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) đang xây dựng đề án phát triển đội tàu container lớn phục vụ xuất nhập khẩu.
Theo thông tin tại cuộc họp trực tuyến về các giải pháp phát triển đội tàu container do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức vào giữa tháng 9 vừa qua, khoảng 95% hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đi các tuyến xa vẫn đang nằm trong tay của 10 hãng tàu ngoại. Chủ hàng trong nước bị phụ thuộc, kể cả trong bối cảnh giá cước vận tải container đi Mỹ, châu Âu tăng phi mã tới 12 lần trong 6 tháng qua, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn phải “cắn răng” chấp nhận do không có sự lựa chọn.
Thực tế trên đòi hỏi Việt Nam cần đặt mục tiêu xây dựng phát triển đội tàu container có đủ khả năng vươn tới châu Âu, Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp.
Trao đổi với Đất Việt, các ý kiến đều khẳng định Việt Nam xây dựng, phát triển đội tàu container là cần thiết và là giải pháp căn cơ để giảm phụ thuộc vào các hãng tàu ngoại.
Đã nhiều lần chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia logistics - TS Lê Văn Bảy cho biết, Việt Nam không phải không có tàu container nhưng là tàu cũ, không vận tải quốc tế được, chỉ làm nhiệm vụ gom hàng tới cảng lớn cho các hãng tàu nước ngoài. Bởi đội tàu èo uột nên Việt Nam phải chịu phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài, dẫn đến nhiều rủi ro như tình trạng thiếu container rỗng diễn ra thời gian qua.
Đồng quan điểm, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) cũng chỉ ra rằng, đội tàu container Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu vận tải nội địa và vận tải hàng feeder tại một số nước trong khu vực. Gần 100% hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đi và đến Việt Nam đều do các hãng tàu nước ngoài đảm nhận.
Các chuyên gia khẳng định, các nước có đội tàu sẽ có nhiều lợi thế, cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng... Trường hợp Indonesia là một ví dụ, khi các hãng tàu nước ngoài tăng giá cước vận tải, chính phủ nước này yêu cầu tất cả hàng xuất khẩu phải dùng tàu của Indonesia, nếu không không được xuất khẩu.
Đối với Việt Nam, phát triển đội tàu container là cần thiết, song các chuyên gia cũng lưu ý cần phải thận trọng khi nhắc đến một thực tế đó là, xuất khẩu của Việt Nam nhiều năm qua vẫn phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI, mà các doanh nghiệp này bao giờ cũng sử dụng chuỗi cung ứng, dịch vụ của riêng họ. Chẳng hạn, FDI Nhật thì thuê dịch vụ logistics của Nhật và đi hãng tàu của Nhật. Với sự liên kết ấy, tiền từ doanh nghiệp này chảy theo doanh nghiệp kia và cuối cùng vẫn nằm ở đất nước Nhật Bản.

Trong khi đó, ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy Việt Nam cho rằng, tình trạng trên cũng có thể xảy ra, tuy nhiên đây là một sân chơi cạnh tranh, nhất là lại cạnh tranh trên sân nhà. Nhà nước có thể ra chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh, còn bản thân doanh nghiệp sẽ tự lo việc này.
Theo ông Liêm, Việt Nam đã có nghị quyết về phát triển bền vững kinh tế biển. Nếu Việt Nam phát triển đội tàu biển thì chúng ta đã có sẵn những điều kiện thuận lợi mà rất ít quốc gia có được. Cụ thể, Việt Nam có "mặt tiền" là biển, một nguồn lực quan trọng mà thời gian qua chúng ta làm chưa tới. Việt Nam cũng có tới 286 cảng các loại với tổng chiều dài các cầu cảng biển là 87 km.
Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2020 đạt hơn 689 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2019 và tăng khoảng 8 lần so với năm 2000 (thời điểm bắt đầu thực hiện quy hoạch cảng biển), trong khi theo kế hoạch chỉ có 500 triệu tấn. Dự kiến, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2021 có thể đạt 1,04-1,2 tỷ tấn (nếu dịch không kéo dài).
"Phát triển đội tàu container của Việt Nam rất quan trọng, nếu không làm ngay từ bây giờ thì doanh nghiệp nước ngoài sẽ chen chân vào làm mất.
Việc phát triển không phải chỉ để giải quyết chuyện mất cân đối container do dịch bệnh mà quan trọng là chúng ta có nhiều thuận lợi về địa thế, địa lý, đặc biệt là hàng xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng hàng năm", ông Liêm nói.
Vấn đề là ai bỏ tiền ra mua tàu và ai tổ chức quản lý? Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy Việt Nam khẳng định, chắc chắn Nhà nước không bỏ tiền ra mua mà phải là doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước chỉ cần có chính sách hỗ trợ cụ thể, đồng bộ để phát triển đội tàu vận tải container xuyên quốc gia.
Chính sách ấy, theo ông Liêm, trước hết là chính sách đào tạo đội ngũ nhân lực, bởi nếu mua tàu về mà không có người giỏi để làm thì cũng vô ích, bài học Vinashin vẫn còn đó. Tiếp đó là chính sách tài chính, chính sách ưu đãi trong giai đoạn đầu như miễn giảm thuế, ưu đãi về đất đai để khuyến khích doanh nghiệp.
"Tất nhiên, chính sách hỗ trợ của Nhà nước phải phù hợp với quốc tế, không vi phạm quy định của các FTA mà Việt Nam đã ký kết", ông nhấn mạnh.
Riêng đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng đội tàu container, ông Trần Đỗ Liêm lưu ý, đây không phải là những doanh nghiệp khởi nghiệp, vốn nhỏ mà phải là những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực mạnh. Doanh nghiệp ấy có thể là doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa; doanh nghiệp tư nhân.
Ông được biết hiện nay có không dưới 20 doanh nghiệp tư nhân vận tải biển, mỗi doanh nghiệp có vài chục ngàn tấn tàu. Hoàn toàn có thể thiết kế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển, kèm những cam kết theo đúng mục tiêu chung được đề ra.
TIN LIÊN QUAN
-
Hãng vận tải biển lớn bậc nhất thế giới quyết định ngừng tăng cước, cuộc chiến giá điên rồ đang tới hồi kết
-
Doanh nghiệp thuỷ sản “cầu cứu” vì giá cước vận tải biển và thiếu container hàng
-
Cổ phiếu CTCP Vận tải Biển Việt Nam VOS tăng giá gấp 3 lần dù làm ăn thua lỗ
-
Công ty Vận tải biển Việt Nam điêu đứng trước bão Covid-19
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Xem nhiều




