VnFinance
Thứ năm, 19/11/2020, 09:23 AM

RCEP - Bước nhảy vọt hướng tới Thế kỷ châu Á

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một thành tựu phi thường trong bối cảnh địa chính trị hiện tại, chiến tranh thương mại tự và đại dịch toàn cầu gia tăng. RCEP cũng là bước nhảy vọt để châu Á hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Tháng 6 năm ngoái, bộ trưởng các nước RCEP nhấn mạnh quyết tâm ký kết hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh các chuỗi cung ứng, đầu tư và thương mại toàn cầu gặp khó khăn chưa từng có. Sau gần một thập kỷ đàm phán, 15 quốc gia đã sẵn sàng ký kết hiệp ước thương mại tự do lớn nhất thế giới trong Hội nghị Cấp cao ASEAN.

RCEP dự kiến sẽ tăng cường thương mại nội khối giữa 10 nước ASEAN, các nước Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Đại Dương gồm Australia, New Zealand.

Đáng ngạc nhiên là Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP vào cuối năm ngoái, sau khi chính phủ của Thủ tướng Modi tăng cường hợp tác với Mỹ thông qua Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn có thể trở lại các cuộc đàm phán gia nhập RCEP trong tương lai nếu nước này thay đổi quan điểm.

Nhưng ngay cả khi không có Ấn Độ, nền kinh tế tổng hợp của các nước gia nhập RCEP chiếm gần 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Và vì vậy, nó sẽ có những tác động toàn cầu đáng kể.

Tại sao RCEP hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn này?

Trong bốn năm qua, tất cả các thỏa thuận thương mại đa hương đã bị lu mờ bởi chủ nghĩa đơn phương “Nước Mỹ trên hết”. Tuy nhiên, sự ra đời của RCEP sẽ giúp tăng cường hội nhập thương mại đa phương ở châu Á - khu vực năng động nhất thế giới.

Gần đây, các nhà phê bình RCEP - đặc biệt là ở Washington (Mỹ) và Brussels (Bỉ) - cho rằng hiệp ước thể hiện sự hội nhập “nông” vì các yêu cầu của nó không nghiêm ngặt như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), do chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Obama thúc đẩy. Tuy nhiên, chính những điều kiện tiên quyết nghiêm ngặt đó đã khiến TPP trở thành mục tiêu của một loạt các nhóm chống chủ nghĩa toàn cầu, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã ký lệnh rút khỏi TPP khi ông vào Nhà Trắng. Cuối cùng, TPP ưu tiên nhu cầu hội nhập của vốn quốc tế hơn nhu cầu của chính phủ các nước.

Thứ hai, hội nhập kiểu RCEP phù hợp hơn với nhu cầu hội nhập ở châu Á, nơi các chính phủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, ý tưởng về chủ quyền quốc gia là quan trọng và di sản của chủ nghĩa thực dân phương Tây vẫn còn nhiều.

Thứ ba, RCEP có thể phù hợp hơn với bối cảnh quốc tế mới vốn bị bao trùm bởi chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thuế quan. Kể từ cuộc Đại suy thoái 2007-09, các khối quốc gia mong muốn hội nhập sâu rộng và đồng nhất, đặc biệt là Khu vực đồng tiền chung châu Âu, đã phải có những bước lùi, trong khi các khối quốc gia được xây dựng dựa trên hội nhập phù hợp và không đồng nhất, bao gồm cả ASEAN, lại giữ được khả năng cơ động chiến lược cao hơn trước những sóng gió quốc tế.

Kỳ vọng của ASEAN và các nước phát triển

Theo quan điểm của ASEAN, RCEP có ý nghĩa sống còn trong việc phát triển và hội nhập khu vực, đặc biệt là khi các nền kinh tế lớn của thế giới lựa chọn gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và nguy cơ các cuộc chiến thương mại mới bùng phát trong tương lai. RCEP cũng có thể đóng vai trò như một nền tảng giúp tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu.

Từ quan điểm của những nước có thu nhập cao như Nhật Bản, Úc và New Zealand, RCEP là rất quan trọng giúp họ tham gia vào sự tăng trưởng của khu vực. Các nước này, dù hoàn cảnh khác nhau nhưng hầu như đều gặp nguy cơ sự trì trệ gia tăng, nền kinh tế đang “già” đi và ngày càng phân cực.

Hiệp ước RCEP không thể giải quyết những xu hướng như vậy, nhưng có thể giúp đối trọng với chúng. Ngoài ra, RCEP dự kiến sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc, do đó mang lại lợi ích cho những nhà xuất khẩu nước này, chẳng hạn như các nhà cung cấp phụ tùng ô tô.

Thật vậy, RCEP có thể xóa bỏ 90% thuế nhập khẩu giữa các bên ký kết trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực, có thể bắt đầu từ đầu năm sau. RCEP cũng sẽ tìm cách thiết lập các quy tắc chung cho thương mại, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.

Trung Quốc hỗ trợ hội nhập toàn cầu và khu vực

Trái ngược với tất cả các quốc gia lớn khác, nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi từ cuối mùa Xuân. Bất chấp cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc một lần nữa được cải thiện trong tháng 9 lên gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Sự phục hồi của tăng trưởng nhập khẩu ở mức hơn 13% sau hai tháng giảm liên tiếp cho thấy niềm tin đang tăng lên - doanh số bán hàng kỷ lục trong Ngày Độc thân gần đây càng củng cố cho lập luận này.

Bất chấp chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, Trung Quốc đang ủng hộ hội nhập khu vực và toàn cầu. Một phần, đây là hệ quả tự nhiên của sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Cũng giống như sự trỗi dậy của Nhật Bản trong thời hậu chiến dẫn đến các khoản đầu tư xuyên biên giới của nước này trong khu vực, sự nổi lên của Trung Quốc cũng có tác động tương tự nhưng rộng hơn.

RCEP quan trọng đối với Trung Quốc nhưng không phải là mục tiêu chính duy nhất trong khu vực đối với nền kinh tế khổng lồ của nước này. Khi triển vọng toàn cầu về thương mại quốc tế bị giảm đi, Trung Quốc đã thúc đẩy sự phân hóa ở các khu vực trong nước (Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao) và quốc tế (Sáng kiến Vành đai và Con đường - BRI).

Tuy nhiên, thương mại song phương của Trung Quốc với ASEAN đã tăng đều đặn trong một, hai thập kỷ qua. Từ tháng 1 đến tháng 5, nó chiếm gần 15% tổng khối lượng thương mại của Trung Quốc, vượt quá khối lượng thương mại của nước này với Mỹ (11%) và EU (14%).

Ý thức về tương lai chung cho Thế kỷ Châu Á

Do cơ chế thương mại quốc tế quan trọng của nó, RCEP cũng sẽ có tác động toàn cầu. Các nền kinh tế này đại diện cho 2,2 tỷ dân (30% tổng dân số thế giới) và tổng GDP là 26 nghìn tỷ USD (gần 30% tổng GDP toàn cầu).

Quan trọng nhất, nó cho thấy sự lạc quan lớn hơn. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết: “Việc ký kết RCEP sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng, mạnh mẽ, tích cực cho việc thúc đẩy hội nhập khu vực và toàn cầu hóa kinh tế”.

Nếu các bên tham gia hiệp ước tiếp tục phát triển mạnh, vai trò kinh tế của Trung Quốc và ASEAN sẽ tăng lên tương đối nhanh hơn theo thời gian.

Giả sử trong hoàn cảnh hòa bình và tương đối ổn định, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào cuối thập niên 2020, trong khi nền kinh tế của ASEAN sẽ tăng trưởng tương tự.

Bất chấp tình hình địa chính trị ở châu Á (khi Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp mãn nhiệm), cả Trung Quốc và ASEAN đều có chung mục tiêu dài hạn đối với chủ nghĩa đa phương, hợp tác khu vực và toàn cầu. Chính ý thức mạnh mẽ về một tương lai chung có thể tạo nên Thế kỷ châu Á được mong đợi từ lâu.


Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
04/07/2025 Tin nóng

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến ​​có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...

Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
03/07/2025 Tin nóng

Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.

Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
03/07/2025 Tin nóng

Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...

Các đối tượng không chịu thuế VAT
Các đối tượng không chịu thuế VAT
02/07/2025 Tin nóng

Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...

Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
01/07/2025 Tin nóng

Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
01/07/2025 Tin nóng

Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
28/06/2025 Tin nóng

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...

Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
27/06/2025 Tin nóng

Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
26/06/2025 Tin nóng

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...

Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
26/06/2025 Tin nóng

Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
23/06/2025 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
18/06/2025 Tin nóng

Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...

Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
17/06/2025 Tin nóng

Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...

Quốc hội 'chốt' giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
17/06/2025 Tin nóng

Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.

Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng 'sợ sai'
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
16/06/2025 Tin nóng

Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....

Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
15/06/2025 Tin nóng

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.

Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
13/06/2025 Tin nóng

Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...

Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
13/06/2025 Tin nóng

Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...

Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
13/06/2025 Tin nóng

Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance