Sân bay Đà Nẵng lên tiếng "phản ứng" về phân bổ vaccine phòng COVID-19
Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng vừa có Công văn hỏa tốc gửi Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng đề nghị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cán bộ, nhân viên trực tiếp phục vụ hành khách của Cảng HKQT Đà Nẵng. Hiện số lượng người lao động tại Sân bay Đà Nẵng được tiêm vaccine rất ít.
Người lao động trong lĩnh vực "dịch vụ thiết yếu hàng không" được tiêm vaccine quá thấp
Ngày 26/7, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến đã ký Công văn số 3328/KH-SYT triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 Spikevax (COVID-19 Vaccine Moderna) trên địa bàn TP năm 2021 (tiêm mũi 1 từ ngày 29/7 đến 5/8; mũi 2 từ ngày 28/8 đến ngày 5/9). Một trong các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine theo kế hoạch này là “Người cung cấp dịch vụ thiết yếu hàng không (ưu tiên nhóm người trực tiếp phục vụ các chuyến bay nhập cảnh)”.

Gần 2 năm qua có tới 80% chuyến bay giải cứu quốc tế đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về đổ dồn vào sân bay Đà Nẵng, và nay thêm các chuyến bay giải cứu quốc nội cho các tỉnh trong khu vực.
Sau khi thông tin được Doanh nghiệp Việt Nam đăng tải, ngay trong ngày 26/7, ông Lê Xuân Tùng, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng (thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam) đã có Công văn hỏa tốc số 1515/CHKQTĐM-ĐHSB gửi Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng đề nghị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cán bộ, nhân viên trực tiếp phục vụ hành khách của Cảng HKQT Đà Nẵng.
Theo văn bản hỏa tốc này, Cảng HKQT Đà Nẵng là cửa ngõ quan trọng của miền Trung – Tây Nguyên, thường xuyên phục vụ các chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay chuyên chở lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đi/đến khu vực này. Đồng thời là Cảng HKQT thực hiện nhiệm vụ đón các chuyến bay giải cứu hành khách cao nhất trong cả nước, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao.
“Thời gian qua Cảng HKQT Đà Nẵng đã chủ động rà soát, mua sắm trang thiết bị vật tư y tế, phối hợp với CDC Đà Nẵng và các đơn vị liên quan đón hàng trăm chuyến bay quốc tế với hàng chục ngàn lượt công dân Việt Nam được giải cứu từ nước ngoài về nước, bảo đảm chính sách của Nhà nước, là sân bay đứng đầu về chuyên chở hỗ trợ đồng bào ở nước ngoài gặp khó khăn do dịch bệnh!” – ông Lê Xuân Tùng nhấn mạnh.
Cũng theo Giám đốc Cảng HKQT Đà Nẵng Lê Xuân Tùng, hiện hầu hết trong số 21 Cảng HK trên cả nước đã hoàn thành tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19, nhiều Cảng HK đã hoàn thành tiêm mũi 2, riêng đầu cầu Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã có 100 cán bộ nhân viên tiêm mũi 1, hơn 60% tiêm mũi 2.
Trong khi đó, Cảng HKQT Đà Nẵng với vai trò là đơn vị khai thác, chủ trì điều phối mọi hoạt động phục vụ bay, phục vụ hành khách nhưng qua 2 đợt tiêm vaccine vừa qua, cán bộ nhân viên Cảng HKQT Đà Nẵng được phân bổ số lượng vaccine quá ít, chỉ có 177 người tiêm mũi 1 trong tổng số 857 người của toàn đơn vị.
Đại đa số cán bộ, nhân viên trực tiếp phục vụ bay, phục vụ hành khách chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 dẫn đến nguy cơ lây nhiễm rất cao, nếu một cán bộ nhân viên bị nhiễm dịch bệnh sẽ dẫn đến đình trệ dây chuyền phục vụ, có thể phải tạm thời dừng hoạt động bay.
Do vaccine phân về cho Bệnh viện C Đà Nẵng còn hạn chế?
Qua tìm hiểu của Doanh nghiệp Việt Nam, theo chỉ đạo của Bộ Y tế thì Bệnh viện C Đà Nẵng là đơn vị phụ trách tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Trung ương đóng trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Tuy nhiên tại Công văn hỏa tốc số 930/BVC-KHTH ngày 22/7, BS Nguyễn Trọng Thiện, Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng cho biết số lượng vaccine mà Bộ Y tế cấp cho Bệnh viện C Đà Nẵng đợt này chỉ 6.360 liều (tương đương 3.180 người), còn hạn chế so với nhu cầu của các đơn vị (trên 9.000 người đăng ký).
Do vậy, đối với khu vực hàng không, Bệnh viện C Đà Nẵng dự kiến phân bổ số lượng tiêm vaccine đợt này cho VietJet Air 176 người (60% số lượng đăng ký), Công ty Quản lý bay miền Trung (thuộc Tổng Công ty quản lý bay Việt Nam) 200 người (65% số lượng đăng ký) và Chi nhánh miền Trung của Vietnam Airlines 32 người.
Phó Giám đốc Trung tâm An ninh hàng không (ANHK) Đà Nẵng Hà Hữu Hoàng cho biết, sau khi nhận thông tin về phân bổ tiêm vaccine nêu trên, nhiều cán bộ nhân viên Cảng HKQT Đà Nẵng rất tâm tư khi thấy đợt này không có liều vaccine nào dành cho một đơn vị “đứng mũi chịu sào” phục vụ các chuyến bay giải cứu quốc tế lẫn quốc nội và đang phải ngày đêm trực tiếp đối mặt nguy cơ lây nhiễm COVID-19 có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Trong 3 đơn vị hàng không được Bệnh viện C Đà Nẵng phân bổ vaccine nêu trên thì Công ty Quản lý bay miền Trung là đơn vị điều hành không lưu, không nằm trong phạm vi Cảng HKQT miền Trung mà nằm biệt lập ở một khu vực khác, không có hoạt động trực tiếp tiếp xúc với hành khách, không trực tiếp phục vụ hành khách. Thế nhưng đợt này họ được phẩn bổ 200 liều vaccine; trong khi toàn bộ khối Cảng HKQT Đà Nẵng không có một người nào được tiêm vaccine. Việc đã tạo ra phản ứng rất lớn trong sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Ông Hà Hữu Hoàng cho rằng việc phân bổ vaccine cho khối hàng không cần căn cứ theo đề xuất của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Cảng HKQT Đà Nẵng, bởi họ mới là người trực tiếp nhất để đánh giá đơn vị nào cần đến đâu. Tất cả chúng ta bây giờ đều cần vaccine nhưng đơn vị nào cấp bách hơn, cần hơn thì ưu tiên phân bổ. Tại Công văn 3328/KH-SYT ngày 26/7, Sở Y tế Đà Nẵng cũng nêu rõ ưu tiên cho người cung cấp dịch vụ thiết yếu hàng không, nhất là ưu tiên nhóm người trực tiếp phục vụ các chuyến bay nhập cảnh!
Không có lực lượng An ninh hàng không thì sân bay đóng cửa!
Ông Hà Hữu Hoàng cho hay, có tới 80% chuyến bay giải cứu quốc tế đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về đổ dồn vào sân bay Đà Nẵng. Từ ngày 15/5/2020 đến 26/7/2021, Cảng HKQT Đà Nẵng đã đón 213 chuyến bay giải cứu quốc tế với gần 41.000 người. Qua gần 2 năm đảm nhận nhiệm vụ chính trị gánh vác cho cả nước trong việc đón các chuyến bay giải cứu quốc tế, nay thêm các chuyến bay giải cứu quốc nội cho các tỉnh trong khu vực, các lực lượng chức năng ở sân bay Đà Nẵng luôn rất căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
Đối với lực lượng ANHK, ông Hà Hữu Hoàng cho biết, tính chất công việc là phải làm theo ca kíp và tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với hành khách rất nhiều. Nếu không chăm lo và có biện pháp bảo vệ cho lực lượng này thì chỉ cần 1 – 2 kíp trực của ANHK có người dương tính thì tất cả sẽ trở thành F0, F1 hết, không ai cho đi làm cả, và như vậy cũng có nghĩa phải đóng cửa sân bay.
Hai năm nay dịch giã rất phức tạp nhưng Trung tâm ANHK Đà Nẵng vẫn luôn động viên cán bộ, nhân viên nỗ lực gánh vác nhiệm vụ chính trị đón các chuyến bay giải cứu quốc tế, quốc nội và các chuyến bay thương mại. Suốt ngày phải xịt cồn, khử khuẩn, cứ mỗi chuyến bay về mà có ca dương tính là phải tập trung cả kíp trực mười mấy người có liên quan, có tiếp xúc đi xét nghiệm.
“Từ đầu năm 2021 tới giờ có tới mấy chục lần phải đi xét nghiệm, chọc toét hết cả mũi rồi. Thế mà khi phân bổ vaccine đợt này thì lực lượng ANHK Đà Nẵng không có một mũi nào, khiến nhiều cán bộ, nhân viên trong đơn vị thắc mắc có hay chăng tình trạng có “công văn riêng” hay “xin cho” gì ở đây?” – ông Hà Hữu Hoàng nói.
Theo ông, không một sân bay nào khác có thể cử ANHK về làm thay công việc của ANHK Đà Nẵng. Không có ANHK thì các chuyến bay giải cứu quốc té không thể về sân bay Đà Nẵng, các chuyến bay thương mại nội địa không có ANHK phục vụ thì cũng không thể nào có quy trình để lên máy bay. Ông Hoàng đặt vấn đề: “Thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế mà sân bay bị đóng cửa thì làm sao thu hút đầu tư?”.
Giám đốc Cảng HKQT Đà Nẵng Lê Xuân Tùng đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng quan tâm tạo điều kiện ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho số cán bộ, nhân viên trực tiếp phục vụ hành khách của đơn vị.
“Qua đó góp phần hỗ trợ Cảng HKQT Đà Nẵng thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa đảm bảo an toàn khai thác Cảng HK, sân bay, thực hiện nhiệm vụ đầu cầu trọng điểm vận chuyển hành khách, hàng hóa trong thời gian tới!” - Giám đốc Cảng HKQT Đà Nẵng Lê Xuân Tùng nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh nơi được chọn đặt 18 khẩu pháo phục vụ Đại lễ 30/4
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) đang được cải tạo một số vị trí để đặt 18 khẩu pháo phục vụ lễ 30/4.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao...
Xem nhiều




