Sân bay thứ hai cho Hà Nội: Tìm vị trí tối ưu
Theo chuyên gia, cần nghiên cứu khảo sát để chọn vị trí tối ưu, đúng luật, đảm bảo an toàn trong “vùng tiếp cận cất hạ cánh TMA".
Sở Quy hoạch-Kiến trúc (QH-KT) Hà Nội vừa kiến nghị UBND TP Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) xây dựng dự thảo văn bản của thành phố đề nghị Bộ GTVT xem xét phương án bố trí sân bay thứ 2 cho vùng Thủ đô Hà Nội.
Sở này cũng đề nghị cân nhắc việc lựa chọn vị trí tại khu vực phía Nam Hà Nội (ngoài việc mở rộng, nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên 100 triệu hành khách/năm).
Theo TS Trần Đình Bá, chuyên gia đã từng thực tế nghiên cứu hạ tầng hàng không tại Liên Xô những năm 1988-1989, từng có những hiến kế đề xuất cho Bộ GTVT về Chiến lược giao thông – quy hoạch giao thông, đặc biệt là đường sắt quốc gia 1,435m và Hàng không – Hiệu quả kinh tế đường bay vàng, việc bố trí thêm một sân bay cho vùng Thủ đô là đúng đắn.
Bởi lẽ, Hà Nội là Thủ đô, là đô thị đặc biệt trực thuộc Trung ương, lại là siêu đô thị đông dân của thế giới nên phải có ít nhất 2 sân bay để chi viện cho nhau khi có sự cố khẩn cấp.
Các thủ đô trên thế giới có 2-3 sân bay là chuyện bình thường. Chỉ có 1 sân bay sẽ rơi vào thế độc điểm – độc đạo làm tắc nghẽn giao thông. Hiện sân bay Nội Bài đang quá tải, đòi hỏi phải có một tầm nhìn chính xác để không rơi vào thế bị động lúng túng.

Nhìn vào các phương án đề xuất vị trí làm sân bay, theo TS Bá, vị trí dự kiến đặt sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô là cần thiết, song cần nghiên cứu khảo sát để chọn vị trí tối ưu, đúng luật Hàng không Dân dụng Việt Nam, đúng quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) để đảm bảo sự an toàn trong “vùng tiếp cận cất hạ cánh TMA".
"Phải chọn vị trí nào để không ảnh hưởng đến hướng cất hạ cánh của sân bay Nội Bài theo quy định của ICAO và Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Đã có lo ngại rằng khu vực phía Bắc và phía Nam Hà Nội đều là các vùng đất trũng, không an toàn nếu đặt sân bay thứ hai ở đây.
Tuy nhiên, công nghệ xây dựng ngày nay có thể đặt bất cứ sân bay ở đâu, kể cả trên sa mạc, đầm lầy hay trên biển. Minh chứng là "siêu sân bay" quốc tế Phố Đông (Thượng Hải - Trung Quốc ) đặt trên vùng đầm lầy ven biển nhưng vẫn thành công", TS Trần Đình Bá nói.
Bên cạnh phương án xây dựng sân bay mới, TS Bá đề nghị Việt Nam có thể xem xét, nghiên cứu khai thác các sân bay quân sự vốn có, mở rộng ra, trang bị hiện đại hơn. Ông đánh giá cách làm này hiệu quả và nhanh nhất.
"Xu thế sân bay lưỡng dụng trên thế giới rất nhiều, họ khai thác cả dân dụng và quân sự để tiết kiệm và hiện đại hóa sân bay hoạt động cho cả ngày – đêm và trong điều kiện chiến tranh – tất cả các sân bay đều là quân sự để chống lại sự xâm lược.
Việt Nam đã có mô hình sân bay quân sự Sao Vàng- và sân bay dân dụng Thọ Xuân – Thanh Hóa là sự kết hợp tuyệt vời. Các sân bay như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất đều khai thác cả dân dụng và quân sự", TS Trần Đình Bá nêu rõ.
Một phương án mới cũng được vị chuyên gia đưa ra, đó là tái sử dụng sân bay Gia Lâm. Đây là sân bay quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập thống nhất năm 1945. Trong chiến tranh phá hoại, sân bay bay đặc biệt này có chức năng quân sự và dân dụng. Kỷ lục năm 1969 chỉ có 3 ngày đón 150 đoàn khách quốc tế đến Hà Nội, trong những máy bay hiện đại nhất lúc đó. Năm 1973, sân bay Gia Lâm tiếp nhận cả máy báy vận tải hạng trung C130 và máy báy DC10 tiến nhận phi công Mỹ.
Sân bay Gia Lâm chỉ các trung tâm Hà Nội 6km là hợp lý, khai thác các loại máy bay hạng vừa như A320, A321 là hợp lý nhất. Theo ông Bá, đây là tài sàn quý giá của nền hàng không Việt Nam đang bị lãng quên và đang bị lãng phí.
"Các phương án khai thác sân bay Gia Lâm, sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn… là hợp lý để tiết kiệm vốn đầu tư và nhanh nhất đưa sân bay vào khai thác. Tôi cũng đã từng đề xuất đưa sân bay Biên Hòa – một sân bay quân sự hiện đại vào khai thác để giảm tải giải cứu cho Tân Sơn Nhất từ 2012", TS Trần Đình Bá chia sẻ.
Theo báo cáo của Sở QH-KT Hà Nội, trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT triển khai theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2020 có yêu cầu đánh giá việc phát triển mở rộng các cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không hiện hữu lớn như: Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Long Thành... để có định hướng dự trữ đất đai phục vụ phát triển (thêm đường cất hạ cánh, công trình dịch vụ) hoặc nghiên cứu bổ sung cảng hàng không, sân bay mới.
Trước đó, trong Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, dự kiến sân bay thứ hai của vùng (sân bay quốc tế Nam Hà Nội) sẽ đặt tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội).
Trong khi đó, theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, nội dung thuyết minh đồ án có nghiên cứu 4 phương án, gồm: sân bay tại khu vực huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội 60- 65km; sân bay tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 - 40km; sân bay tại huyện Thanh Miện và Bình Giang (tỉnh Hải Dương), cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 - 50km; sân bay tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), cách trung tâm Hà Nội khoảng 120km.
Như vậy, trong các nghiên cứu trước đây đã có phương án dự kiến bố trí sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô tại khu vực phía Nam Hà Nội.
TIN LIÊN QUAN
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Xem nhiều




