Số thương vụ đầu tư vào startup năm 2020 chỉ bằng 1/4 năm trước vì Covid-19
Năm 2019, số lượng các công ty nhận vốn đầu tư đa phần tập trung vào các startup lớn series B, C trị giá hàng trăm triệu USD. Năm nay các nhà đầu tư không thể bay đến Việt Nam, việc làm thẩm định (due diligence) sẽ khó hơn.

Trong những năm gần đây, hệ sinh thái Việt Nam đang ngày càng trở nên năng động và phát triển. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng startup đang hoạt động, với hơn 3.000 startup từ đa dạng lĩnh vực. Đồng thời, tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam xếp thứ 2 Đông Nam Á, lần đầu tiên vượt qua Singapore, và chỉ xếp sau Indonesia.
Đặc biệt, thành công trong việc khống chế sớm đại dịch Covid-19 là động lực mạnh mẽ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển. Việt Nam do đó càng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các quỹ đầu tư trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại những rào cản lớn khiến nhiều nhà đầu tư còn ngần ngại tham gia thị trường Việt Nam như startup thiếu kiến thức bài bản về đầu tư, hay những rào cản về pháp lý cho quỹ đầu tư nước ngoài,...
Bên lề Techfest 2020, đại diện các quỹ đầu tư đã có dịp cùng chia sẻ về cơ hội cho các quỹ đầu tư mạo hiểm (Ventures Capital) tại Việt Nam hậu Covid-19.
Theo bà Chelsea Nguyễn, Giám đốc đầu tư của quỹ ThinkZone Ventures, thử thách mà các quỹ VC gặp phải trong năm 2020 chủ yếu đến từ việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Các startup gặp nhiều vấn đề hơn do tác động của Covid-19.
Vấn đề của các startup không chỉ là vốn, mà còn ở chiến lược làm sao để phát triển một cách bền vững chứ không phải chạy theo mô hình đốt tiền để tăng trưởng. Do đó việc tìm đến các VC phù hợp sẽ giúp hỗ trợ các startup trong giai đoạn có khăn này. Theo bà Chelsea, năm 2020 thách thức nhưng là cơ hội để startup và VC đồng hành cùng nhau.
Bà Chealsea Nguyễn cho biết năm 2020 mặc dù Covid-19 tác động mạnh đến hệ sinh thái khởi nghiệp, số lượng các thương vụ chốt deal thành công trong năm 2020 chỉ đạt 40 thương vụ, thấp hơn nhiều so với con số 123 của năm 2019, giá trị đầu tư cũng chỉ còn khoảng ¼ của năm 2019 (900 triệu USD), nhưng ThinkZone trong năm 2020 vẫn giải ngân đầu tư vào 5 công ty.
Do giải ngân từ các vòng sớm (vòng seed), nên ThinkZone chỉ ngừng trong đợt Covid đầu tiên, sau đó vẫn đồng hành với các startup thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo. Năm nay ThinkZone đã chốt deal được với một startup trong lĩnh vực vận tải, sau khi Covid được kiểm soát thì lĩnh vực logistics hồi phục rất mạnh.
Bà Chealsea cho rằng do Covid-19 các quỹ VC quốc tế không có điều kiện bay sang VIệt Nam để thẩm định thì các quỹ VC nội địa cần active hơn nữa.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc thị trường Việt Nam, quỹ CyberAgent Capital thì cho rằng Covid-19 mang lại nhiều cơ hội cho các startup phát triển các lĩnh vực mới. Trong khi đó, việc dịch chuyển của các VC ở nước ngoài gặp khó khăn, với các deal nhỏ các quỹ này có thể đóng deal từ xa (online) nhưng với các khoản đầu tư lớn thì việc đóng deal sẽ khiến các bên thận trọng hơn hoặc phải đợi đến khi nào di chuyển tận nơi, gặp trực tiếp ban điều hành của startup mới "xuống tiền".
Do đó, Covid-19 khiến vòng quay về vốn trong thị trường khởi nghiệp chậm hơn rất nhiều. Vốn startup giai đoạn đầu được hỗ trợ bởi các VC có đại diện trong nước, nhưng giai đoạn muộn hơn các statup sẽ gặp khó khăn cho nguồn vốn để tăng trưởng. Theo ông Tuấn, một quỹ không thể hỗ trợ các startup từ đầu đến cuối được. Tuy nhiên, Covid-19 sẽ có tác dụng 2 chiều, có lẽ cơ hội luôn đi kèm cùng thách thức.
Ông Dennis Lê, giám đốc đầu tư quỹ Openspace Ventures cho biết năm 2020 việc giải ngân vào các startup sẽ chậm hơn. Năm 2019, số lượng các công ty nhận vốn đầu tư đa phần tập trung vào các startup lớn series B, C trị giá hàng trăm triệu USD. Năm nay các nhà đầu tư không thể bay đến Việt Nam, việc làm thẩm định (due diligence) sẽ khó hơn.
Trong khi đó, giải ngân hàng trăm triệu USD không thể làm qua loa hoặc qua facetime, đòi hỏi nhà đầu tư phải đi trực tiếp xuống thị trường, đánh giá công nghệ ra sao, ban quản trị như thế nào, hệ thống nhà kho…do đó việc đóng deal năm 2020 chắc chắn bị ảnh hưởng.
Ông Denis LE chia sẻ với trường hợp quỹ Openspace, do đã có nhiều deal chuẩn bị từ trước nên khả năng sẽ có một số thương vụ đóng deal vào nửa đầu năm 2021.
Ông Trần Anh Tùng, Giám đốc quỹ VIC Partners cho biết nửa đầu năm 2020 VIC không đóng được deal nào, mà dồn sự chú ý cho các công ty trong danh mục để củng cố các startup trong giai đoạn khó khăn thay vì tìm kiếm đầu tư mới. Ông Tùng tiết lộ, hiện nay VIC Partners đang đầu tư 9 công ty tại Việt Nam.
Quan điểm đầu tư của quỹ là các startup phải cân bằng giữa tăng trưởng và lợi nhuận, do đó, mặc dù Covid-19 đi qua càn quét rất nhiều startup trong năm qua nhưng hiện các công ty trong danh mục của quỹ vẫn trụ vững: có 4 công ty đạt điểm hoà vốn, 1-2 công ty tiệm cận được điểm hoà vốn và cần bơm tiền dưới 10.000 USD/tháng.
"Họ vẫn chống chọi được với khó khăn, VIC tin tưởng vào những con người như vậy nên mình vẫn sẵn sàng đầu tư tiếp và giúp họ vượt qua giai đoạn này, VIC có chưa deal nào giải thể cả", ông Tùng chia sẻ.
Theo ông Tùng, bản thân các quỹ mạo hiểm khi đầu tư cũng luôn tìm kiếm người đồng hành mới, khi giải ngân vào một startup ở giai đoạn sớm thì cố gắng "nuôi" startup được 18-20 tháng để tìm các nhà đầu tư lớn hơn.
Trong giai đoạn Covid, đối với các công ty tập trung vào tăng trưởng và cần "đốt tiền" để tăng trưởng thì các nhà đầu tư trong nước phải "cầm cự" để chờ nhà đầu tư nước ngoài thì không phải công ty nào các VC trong nước cũng có thể "nuôi" được. Ông Tùng cho rằng, năm 2020 chắc chắn dòng vốn đầu tư vào startup sẽ nhỏ đi rất nhiều nhưng sẽ treo sang năm 2021, nhiều startup hẹn các nhà đầu tư "sang năm nói chuyện tiếp".
Ông Tùng cũng chỉ ra một số startup nhận được vốn đầu tư đáng kể như Siêu Việt Group nhận đầu tư 34 triệu USD từ Affirma Capital, Công ty cổ phần Công nghệ Sapo vừa hoàn tất vòng gọi vốn trên 1 triệu USD từ Quỹ Smilegate Investment (Hàn Quốc) và Quỹ Teko Ventures, OnPoint gọi vốn thành công 8 triệu USD tại vòng series A từ Kiwoom - quỹ đầu tư tư nhân và đầu tư mạo hiểm thuộc Kiwoom Securities, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Hàn Quốc, và Daiwa - SSIAM Vietnam Growth Fund II LP….
Ông Tùng cho rằng, một vấn đề của các startup đó là định giá công ty quá cao, có startup gọi vốn giá trị công ty 1-2 triệu USD nhưng không dựa trên yếu tố gì, do đó Covid-19 là lúc các startup phải thay đổi, bản thân VIC cũng hưởng lợi ít nhiều từ các tác động do Covid-19 ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Câu chuyện gọi vốn là một kế hoạch dài hạn, và các startup cần chọn VC phù hợp với con đường phát triển của mình.
Ra mắt Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam
Với mục tiêu hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong việc giải quyết những khúc mắc, rào cản trên, Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam (Vietnam Venture Capital Alliance - VVCA) đã được thành lập. Liên minh có sự tham gia của 17 thành viên là các quỹ đầu tư và công ty tư vấn trong nước và quốc tế, bao gồm: ThinkZone Ventures, 500 Startups, CyberAgent Capital, Vietnam Investment Group, Openspace Ventures, Access Ventures, Quest Ventures, Genesia Venture, Monk’s Hill Ventures, eWTP Capital, Teko Ventures, VIC Partners, Venturra, Next100, Nextrans, FEBE Ventures, Duane Morris.
Sự ra đời của VVCA xuất phát từ ý tưởng của ThinkZone Ventures cùng Văn phòng Đề án 844 thuộc Bộ Khoa học công nghệ, về việc thành lập một liên minh tập hợp nguồn lực và tiếng nói chung giữa các quỹ đầu tư nhằm hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, thay vì những nguồn lực riêng lẻ như trước đây.
Liên minh Quỹ đầu tư Việt Nam là một tổ chức không có tính chất pháp lý, bao gồm các quỹ đầu tư cùng hoạt động, chia sẻ các kiến thức đầu tư, thông tin thị trường, cũng như chỉ ra và đề xuất giải pháp cho những rào cản trong đầu tư. Liên minh sẽ đại diện cho các quỹ, có tiếng nói chung với Chính phủ đề cùng đề xuất những chính sách để làm sao có thể giúp Việt Nam thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư hơn và mở rộng hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh của startup.
TIN LIÊN QUAN
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Xem nhiều




