Sự giàu có và tự tin của Jack Ma đã đẩy cả đế chế Alibaba rơi vào khủng hoảng như thế nào?
Đế chế của Jack Ma, cùng Tencent và các "ông trùm" công nghệ khác đang bị giới chức Trung Quốc giám sát chặt chẽ hơn. Nguyên nhân là bởi, họ đã có được hàng trăm triệu người dùng sau nhiều năm hoạt động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày tại Trung Quốc.
Khi Jack Ma tham dự một hội nghị tại Thượng Hải vào tháng 10, vị doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện thương vụ IPO chưa từng có trị giá 35 tỷ USD cho công ty mà ông sáng lập vào 2 thập kỷ trước.
Đợt niêm yết của Ant sẽ đưa định giá của công ty này lên mức hơn 300 tỷ USD và nâng giá trị tài sản của Ma lên hơn 61 tỷ USD, giúp ông củng cố vị trị người giàu nhất đại lục.
Phát biểu tại hội nghị "Bund Summit" vào ngày hôm đó, ông cho biết đây là thời điểm quan trọng nhất đối với sự phát triển của lĩnh vực tài chính. Sau đó, ông dành 20 phút để nhắc đến một quy định của chính phủ tồn tại đã lâu và gây khó khăn cho quá trình đổi mới tại Trung Quốc.
Đó là bài phát biểu của một vị tỷ phú thẳng thắn, tự tin. Nhưng lần này, khi đã đi quá xa, Jack Ma nhanh chóng "rơi xuống mặt đất".
Kể từ tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một đợt thắt chặt quy định – dẫn đến việc IPO của Ant bị trì hoãn và đưa ra những quy tắc chống độc quyền cứng rắn. Theo đó, vốn hóa của Alibaba cũng bị ảnh hưởng, giảm khoảng 140 tỷ USD, tương đương 17%.
Trong khi đó, Jack Ma cũng trở nên lặng lẽ hơn trước công chúng. Những động thái cứng rắn của Bắc Kinh là lời cảnh báo rằng giới chức đã mất kiên nhẫn trước sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của các "ông trùm" ngành công nghệ, thậm chí coi đó là mối đe dọa đối với sự ổn định chính trị và tài chính của Trung Quốc.
Từng được ca ngợi là động lực thúc đẩy sự phát triển cho nền kinh tế và biểu tượng cho sức mạnh công nghệ của quốc gia, đế chế của Jack Ma, cùng Tencent và các "ông trùm" công nghệ khác đang bị giới chức giám sát chặt chẽ hơn.
Nguyên nhân là bởi họ đã có được hàng trăm triệu người dùng sau nhiều năm hoạt động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày tại Trung Quốc.
Chỉ sau 1 thông báo được đưa ra vào ngày 3/11, đợt IPO của Ant bị đình chỉ, khiến các chuyên gia tài chính từ New York cho đến Thượng Hải choáng váng. 1 tuần sau, cơ quan chống độc quyền Trung Quốc ban hành 22 trang quy tắc được đề xuất.
Nhiều người cho rằng đây là một lời cảnh báo tế nhị cho Jack Ma và các ông lớn cùng ngành để giảm bớt sự ngạo mạn. Ngoài ra, các nhà quản lý cũng đưa ra quy định mới đối với 1 số tập đoàn tài chính lớn như Ant, và các công ty bảo hiểm, cho vay trực tuyến.
Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị Trung Quốc mới đây cũng nhấn mạnh sự cần thiết của hoạt động chống độc quyền và ngăn chặn "sự bành trướng vốn diễn ra không có trật tự". Đây là 1 dấu hiệu cho thấy những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với doanh nghiệp tư nhân có thể sắp được đưa ra.
Đế chế của Jack Ma đang trong tình trạng khủng hoảng. Các giám đốc điều hành của Alibaba hàng ngày vẫn phải thảo luận với các cơ quan giám sát. Trong khi đó, các cơ quan quản lý – bao gồm Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm (CBIRC), đang cân nhắc về việc Ant nên loại bỏ mảng kinh doanh nào để ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế.
Hiện tại, họ vẫn chưa đưa ra quyết định về việc đưa ra những mảng cụ thể, chia tách các dịch vụ online vào offline hay có một hướng đi khác.
Tại Alibaba, các giám đốc điều hành đang đối mặt với những quy định chống độc quyền. Các nhà phân tích cho rằng quy định này nhắm đến những hành động cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong khi đó, tập đoàn này cũng không thể tránh khỏi những rắc rối mà Ant đang đối mặt: nền tảng thanh toán của Ant được sử dụng hầu hết cho các giao dịch trực tuyến của Alibaba cùng các dịch vụ của họ.
Trong một thời gian dài, tập đoàn của Jack Ma đã "đụng độ" với một loạt những thực thể hùng mạnh – từ những gã khổng lồ được nhà nước hậu thuẫn cho đến cơ quan quản lý.
Vị tỷ phú này ban đầu được mệnh danh là "thiên tài" đứng sau Alibaba và đưa công ty này trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Trung Quốc. Nhưng sự trỗi dậy lần 2 đã khiến ông "lọt" vào tầm ngắm của giới chức.
Ant ra đời cách đây 17 năm trong 1 bối cảnh đầy rủi ro, khi Trung Quốc vẫn chưa cấp phép cho công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Với mô hình tương tự như PayPal, Jack Ma đã tạo ra dịch vụ Alipay hiện đang được sử dụng khắp mọi ngóc ngách ở Trung Quốc. Trong những ngày đầu, ông còn khuyến khích nhân viên với câu nói: "Nếu ai đó phải ngồi tù, thì người đó là tôi."
Alipay sau đó phát triển mạnh mẽ, dịch vụ của họ đã trở thành nền tảng thanh toán kết nối 200 ngân hàng của Trung Quốc một cách hiệu quả, giúp đơn giản hóa thủ tục thanh toán trực tuyến và tăng tỷ lệ mua hàng trực tuyến thành công. Cùng với đó là củng cố sự thống trị của Ant trong mảng thanh toán số.
Chưa dừng ở đó, Jack Ma tiếp tục triển khai thêm một lĩnh vực sẽ "khuấy động mọi thứ" trong ngành ngân hàng vốn được quản lý chặt chẽ. Ant cho ra mắt quỹ MMF có tên Yu’ebao và chỉ yêu cầu số dư 1 tệ, cho phép người dùng rút tiền bất kỳ lúc nào. Đây cũng là một canh bạc với Jack Ma trong việc nhắm đến tạo ra hệ thống tài chính minh bạch hơn.
Những bước đi của Jack Ma nhanh chóng hứng chịu sự chỉ trích của các ngân hàng, khi họ tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về việc kiềm chế sự bánh trướng của Ant. Ngay sau đó, các nhà quản lý cũng vội vào cuộc để hạn chế dòng tiền vào, do lo ngại dòng tiền gửi ra ngoài và lượng tiền mặt khổng lồ sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của NHTW.
Ant đã phải nhanh chóng tuân thủ yêu cầu từ phía giới chức và chuyển trọng tâm sang việc làm "mai mối" giữa các tổ chức tài chính và khách hàng thanh toán.
Tháng 1/2015, mối quan hệ giữa Jack Ma và giới chức lại thêm phần căng thẳng. Cục quản lý hành chính Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại (SAIC) đã công bố bản báo cáo cáo buộc Alibaba có những nhà bán mờ ám, trong đó buôn bán hàng giả và thậm chí quảng cáo sai sự thật. Để hạn chế cuộc khủng hoảng, Jack Ma đã phải gặp các cơ quan quản lý ít nhất 3 lần, trong đó ông thừa nhận việc giám sát chặt chẽ là điều cần thiết.
Hiện tại, một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập để giám sát Ant, được dẫn đầu bởi Ủy ban Ổn định và Phát triển Tài chính, cùng các bộ phận của NHTW và cơ quan quản lý khác. Nhóm này thường xuyên liên hệ với Ant để thu thập dữ liệu và các tài liệu khác, cùng với đó là soạn thảo thêm các quy tắc cho ngành này.
Tại Trung Quốc, không có "ông trùm" công nghệ nào có thể sống sót mà không tuân thủ những quy tắc của cơ quan quản lý. Fanfou - liên doanh trước đây của Meituan đã phải đóng cửa vào năm 2010 sau khi bị cho là có liên quan đến bất ổn tại Tân Cương. Trong khi đó, Tencent cũng phải loại bỏ những tựa game bom tấn như Honour of Kings vì gây nghiện cho giới trẻ.
Tham khảo Bloomberg
TIN LIÊN QUAN
-
WSJ: Jack Ma từng đưa ra lời đề nghị 'hiến' 1 phần Ant cho chính phủ Trung Quốc nhưng vẫn không ngăn được thương vụ IPO 35 tỷ USD sụp đổ
-
Vượt qua Jack Ma, tỷ phú nước đóng chai thành người giàu nhất Trung Quốc và thứ 2 châu Á
-
Tập đoàn Ant của Jack Ma đặt mục tiêu IPO lớn nhất thế giới
-
Jack Ma lại bị tỷ phú Ấn Độ “hất cẳng” để giành “ngôi vương” giàu nhất châu Á
Chuyện gì đang xảy ra với Warren Buffett và Berkshire Hathaway?
Warren Buffett đã thu hút sự chú ý của Phố Wall khi liên tiếp bán ròng cổ phiếu và tập trung tích trữ tiền mặt. Hãng Berkshire Hathaway của ông đã tích lũy được...
'Sói già' Warren Buffett chỉ làm một điều này đã khiến núi tiền mặt của Berkshire Hathaway vượt 300 tỷ USD
Núi tiền mặt của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.
Sắp tạm dừng biện pháp cấm xuất cảnh đối với Tổng Giám đốc Bamboo Airway
Ông Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cam kết nộp dần 304 tỷ đồng tiền thuế, dưới sự bảo lãnh của ngân hàng...
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên “chất” Vinamilk
Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
Ngã rẽ bất ngờ của "Hồng Hài Nhi" đình đám: Từng gây tiếc nuối vì bỏ showbiz, kết quả trở thành CEO công nghệ...
Triệu Hân Bồi từng là một trong những sao nhí Hoa ngữ nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, anh đã từ bỏ sự nghiệp diễn xuất để theo đuổi học vấn, cuối cùng trở thành...
Tài sản tăng vọt 78 tỷ USD, tỷ phú Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ 2 thế giới
CNBC đưa tin, CEO Meta Mark Zuckerberg mới đây đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành tỷ phú giàu thứ 2 thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông chủ Facebook đã tăng 78 tỷ USD vào năm 2024.
CEO Motaro kể về hành trình khởi nghiệp thần tốc: Từ ngập trong nợ nần đến doanh nghiệp 11.000 điểm bán
“Ký ức của năm đầu tiên khởi nghiệp đến giờ vẫn khiến tôi cảm thấy… sợ. Ngày giáp Tết, tôi suy sụp, không biết sẽ đi về đâu, không dám ngủ, cứ nhắm mắt lại...
Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng khẳng định...
Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc gia tăng tạo ra tầng lớp lao động mới: 'Những đứa trẻ hư hỏng'
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng vọt lên mức cao nhất năm 2024 vào tháng 7. Sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng bi quan về thị trường việc làm...
Lễ Vu Lan như một nốt lặng giữa bản nhạc cuộc đời, nhắc nhở ta về những giá trị đích thực
Không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, Vu Lan còn là hành trình về cội nguồn yêu thương, nơi tình thân thăng hoa và lòng biết ơn được lan tỏa. Mùa Vu Lan: Hạnh phúc đích thực nằm ở đâu?
Doanh nhân Đỗ Quang Hiển với khát vọng Tổ quốc luôn hùng cường, thịnh vượng
Trong hành trình hơn 30 năm Xây dựng và phát triển, Tập đoàn T&T Group luôn kiên định triết lý “phát triển doanh nghiệp gắn liền với trách nhiệm xã hội” đúng với...
Giáo dục đào tạo là mắt xích quan trọng trong chuỗi phát triển công nghiệp bán dẫn
Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị này nếu chúng ta có chiến lược đúng đắn đầu tư hợp lý vào giáo dục - đào tạo
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời
Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 25 - 26 năm tù
Chiều nay (26 7), đại diện Viện kiểm sát nhân dân công bố bản luận tội, đề nghị mức án với với các bị cáo trong vụ án Tập đoàn FLC. Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 25 - 26 năm tù.
Elon Musk mất 21,7 tỷ USD chỉ trong 1 ngày
Cổ phiếu của Tesla lao dốc sau khi hãng công bố kết quả kinh doanh quý II, khiến tài sản của Musk bốc hơi 21,7 tỷ USD, về còn 241 tỷ USD...
Cường Đô-la và thú chơi siêu xe ‘khét tiếng’ tại Việt Nam: Chốt đơn Ferrari 12Cilindri như mua rau
Mặc dù khá ‘im hơi lặng tiếng’ nhưng Cường Đô-la vừa bị dân mạng phát hiện đã chốt đơn chiếc Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt toàn cầu cách đây không lâu.
Ông Trump bất ngờ có thêm 1 tỷ USD sau vụ bị ám sát hụt, trở lại danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới
Theo Forbes, tài sản ròng của Cựu Tổng tống Mỹ Donald Trump đã đạt 6,6 tỷ USD, giúp ông một lần nữa quay trở lại danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhóm triệu phú USD nhanh nhất thế giới, 6 tỷ phú chẳng ai xa lạ
tính tới cuối năm 2023, Việt Nam có 19.400 triệu phú, tăng 98% trong 10 năm qua. Trong đó, có 58 người có tài sản hơn 100 triệu USD. Tổng cộng có 6 tỷ phú USD.
Tỷ phú Jeff Bezos bán cổ phiếu Amazon sau khi cổ phiếu đạt mức cao kỷ lục
Người sáng lập đồng thời cũng là Chủ tịch điều hành Amazon - ông Jeff Bezos đang có kế hoạch bán số cổ phiếu trị giá gần 5 tỷ USD của gã khổng lồ...