Sự thật hàng Tầu bị hé lộ: Shark Tam, Shark Phú thú nhận vẫn nửa vời?
Từ câu chuyện của Asanzo dùng hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt Nam rồi đến tập đoàn Sunhouse của Shark Phú bán hàng có "xuất xứ" Trung Quốc nhưng là thương hiệu Hàn Quốc, hàng VN chất lượng cao khiến dư luận tuần qua hoang mang về thực trạng hàng hóa "ruột Tàu vỏ Việt" tại Việt Nam hiện nay.
Thực sự, thời gian qua nếu mọi chuyện không được báo chí phanh phui thì có lẽ người tiêu dùng Việt vẫn ngây thơ tin rằng tất cả sản phẩm của Asanzo hay của Sunhouse đều là hàng Việt Nam chất lượng cao. Rằng các sản phẩm đỉnh cao công nghệ Nhật Bản, Thương hiệu quốc gia, hay Thương hiệu mạnh Việt Nam, được sản xuất tại Việt Nam và Shark Tam hay Shark Phú cũng sẽ không bao giờ phải thừa nhận nguồn gốc hàng hóa bắt nguồn từ Trung Quốc.
Shark Tam lặng lẽ thừa nhận Asanzo không phải... hàng Việt Nam
Mới đây, CEO Tập đoàn Asanzo - ông Phạm Văn Tam, đã phải thừa nhận, sản phẩm Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản không phải “Made in Việt Nam” mà chỉ là xuất xứ tại Việt Nam. Shark Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì là mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.
Khi phóng viên báo Tuổi trẻ hỏi sản phẩm của Asanzo là hàng Việt, do người Việt làm ra hay không? Sau một hồi đắn đo, Shark Tam nói: "Tôi nghĩ nó là hàng lắp ráp tại Việt Nam thì đúng hơn. Nó là sản phẩm được sở hữu từ công ty Việt Nam nhưng nó không phải là hàng Việt Nam".
Câu trả lời của Shark Tam đã làm sáng tỏ nguồn gốc, xuất xứ của Asanzo, một sản phẩm được truyền thông là Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản đến từ đâu.
Đến lượt Shark Phú lật ngửa "ván bài"
Năm 2010, SUNHOUSE chính thức được lấy tên là Công ty Cổng phần Tập đoàn SUNHOUSE, đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng (hàng gia dụng, điện gia dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện công nghiệp, máy lọc nước, thiết bị chiếu sáng…). Sau nhiều năm phát triển tại Việt Nam, Sunhouse giờ mới lặng lẽ thú nhận sản phẩm của mình không phải là hàng Việt Nam chính hãng mà có "lai" với hàng Trung Quốc.
Liên quan đến sản phẩm nồi cơm điện Sunhouse tại siêu thị ghi nguồn gốc Trung Quốc, nhưng lại treo mác “hàng Việt Nam chất lượng cao”. Báo Tiền Phong đưa tin, chiều 25/6, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Sunhouse- người được mệnh danh là shark (cá mập), nói: “Đây là nhầm lẫn từ phía siêu thị”.
Khi được hỏi, chiếc nồi cơm điện này có bao nhiêu phần trăm linh kiện nhập từ Trung Quốc? Ông Phú nói: “100% của Việt Nam”. Ông cũng giải thích, loại nồi này được sản xuất tại Quốc Oai (Hà Nội).
Thế nhưng trong các gian hàng tại một số siêu thị, trung tâm mua sắm như Big C Thăng Long,... có vô vàn các sản phẩm từ ấm siêu tốc, quạt làm mát không khí, bếp điện từ, máy xay sinh tố,... lại ghi rõ thương hiệu Sunhouse, xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu nói mình nồi cơm điện có sự nhầm lẫn thì có thể thông cảm nhưng thực tế hàng loạt sản phẩm khác cũng ghi tương tự.
Tại Website http://sunhouse.com.vn có rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu Sunhouse nhưng lại được ghi xuất xứ từ Trung Quốc như: Quạt tích điện Sunhouse SHD7112; Nồi cơm điện 1.8l SUNHOUSE SHD8655G; Nồi cơm điện 1.8l Sunhouse SHD8665B; Nồi cơm điện tử 1.0l SUNHOUSE MAMA SHD8852B; Máy xay sinh tố SUNHOUSE SHD5111,...
Phải chăng Shark Phú đã và sẽ lại đổ thừa đây chỉ là sự nhầm lẫn của một bộ phận nào đó?
Thương hiệu Việt xuất xứ Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc…?
Trước tình hình rối loạn, ngày 26/06/2019, Công ty cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE công bố chính thức về nguồn gốc thương hiệu và xuất xứ sản phẩm Sunhouse. Theo đó, bản chất Sunhouse là thương hiệu Việt Nam có nguồn gốc và liên doanh với Hàn Quốc.
Thông cáo báo chí nêu rõ:
"Một thương hiệu có thể lựa chọn nhiều hình thức kinh doanh khác nhau: tự sản xuất, OEM, ODM… tại nhiều nước khác nhau và cụ thể:
Nhà máy sản xuất SUNHOUSE tại Việt Nam sản xuất các mặt hàng gia dụng nồi inox, chảo, nồi áp suất, nồi cơm điện… sẽ ghi xuất xứ Việt Nam.
Các mặt hàng SUNHOUSE đặt OEM tại các nước khác như Trung Quốc sẽ ghi xuất xứ Trung Quốc.
Các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ ghi xuất xứ từ Hàn Quốc, từ Thái Lan sẽ ghi xuất xứ từ Thái Lan…
Trên tem phụ của sản phẩm, SUNHOUSE luôn ghi rõ xuất xứ từ đâu, được sản xuất bởi nhà cung cấp nào, cùng địa chỉ rõ ràng của nhà cung cấp đó, thể hiện sự minh bạch về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm."
Thế nhưng Shark Phú từng chia sẻ với báo giới về câu chuyện nhập khẩu linh kiện, thiết bị từ Trung Quốc về Việt Nam lắp ráp và gắn mác thương hiệu Việt để lừa dối người tiêu dùng là hành vi sai trái.
Shark Phú cho rằng, nếu không đạt tỷ lệ nội địa hóa không thể dán mác hàng Việt. Đặc biệt, nếu các linh kiện đã dán nhãn “Made in China”, hay bất kể nước nào đó, phải để nguyên, không thể bóc đi rồi dán mác “Made in Vietnam” đè lên. Một sản phẩm được lắp ráp nhiều linh kiện từ nhiều nước thì mác trên linh kiện vẫn phải để thế, còn nếu lắp ráp xong đủ tỷ lệ nội địa hóa mới được dán thêm nhãn hàng Việt. Còn doanh nghiệp đúng sai ra sao cơ quan chức năng sẽ là người phân xử, kết luận.
Tại điều 15 Nghị định 43 yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và tự ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình, bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. Tuy nhiên, việc xác định xuất xứ hàng hóa theo nguyên tắc nào, quy tắc nào thì đến nay chưa có một hướng dẫn rõ ràng.
Ngay cả thông tư 05/2018/TT-BCT quy định thế nào được coi là xuất xứ Việt Nam cũng rất mơ hồ. Cụ thể, Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa, với hàng hóa có phần giá trị nội địa đạt từ 30% trở lên được xem là có xuất xứ tại một nước (nơi diễn ra công đoạn sản xuất, gia công, chế biến cuối cùng).
Nếu theo quy định này thì dù hàng Sunhouse gần 70% linh kiện từ Trung Quốc, 30% linh kiện từ Việt Nam trở lên, được sản xuất tại Việt Nam thì vẫn được ghi nhãn “Made in Viet Nam”. Tuy nhiên, thông tư này chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chưa có một quy định nào lấy các tiêu chí của Thông tư 05 để coi đó là "hàng Việt Nam" hay hàng "sản xuất tại Việt Nam" cả.
Vì thế, sản phẩm bán trong nước vẫn chưa có một thước đo rõ ràng để xác định quá trình sản xuất thế nào, việc ghi xuất xứ hàng hóa hoàn toàn phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tại Việt Nam, vấn đề này chưa được các doanh nghiệp đề cao tính trung thực nên mới dẫn đến nhiều sai phạm.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú
Shark Phú cũng chia sẻ câu chuyện ra đời của Sunhouse và lịch sử thương hiệu của nó. Theo đó, ngay từ ngày thành lập nhà máy sản xuất SUNHOUSE luôn có cổ đông sáng lập Mr Park Min Gyu và chuyên gia Hàn Quốc kiểm soát khâu phát triển sản phẩm và chất lượng.
Qua lời kể của Shark Phú thì người tiêu dùng mới biết được Sunhouse ra đời bằng hợp đồng liên doanh với Sun House Hàn Quốc. Vậy Sun House Hàn Quốc có thực sự lớn mạnh như tại Việt Nam hay chỉ là một doanh nghiệp nhỏ bé?
Theo tìm hiểu, Sun House Hàn Quốc có tổng 11 đến 50 nhân viên, doanh thu hàng năm từ 2.000.001 USD đến 5.000.000 USD. Nếu so sánh với quy mô Sunhouse của Shark Phú thì con số này quá chênh lệch, khi Tập đoàn Sunhouse hiện có hơn 1.600 cán bộ công nhân viên, với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng.
Tập đoàn SUNHOUSE đã sở hữu nhiều giải thưởng danh giá như “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2013”; “Top 100 thương hiệu – nhãn hiệu hàng đầu Asean 2014”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn các năm 2012, 2014, 2015; “Doanh nghiệp tiêu biểu Thủ đô năm 2015”; Sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô các năm 2014, 2015…
Thế nhưng, với việc nhập nhằng trong nguồn gốc hàng hóa vừa bị báo chí và người tiêu dùng phanh phui, loạt danh hiệu đạt được Sunhouse liệu có còn xứng đáng?
Trong khi những bê bối từ vụ khăn lụa Khaisilk vẫn chưa xử lý dứt điểm thì những thông tin về Asanzo, hay mới đây Sunhouse rõ ràng khiến người tiêu dùng khó lòng yên tâm về những sản phẩm của những doanh nghiệp này.
Vi phạm về đạo đức kinh doanh trong việc ghi nguồn gốc xuất xứ của những thương hiệu trên là rất nghiêm trọng. Dù vậy, tính trung thực của doanh nghiệp đối với khách hàng trong nước được lãnh đạo các doanh nghiệp thừa nhận, đến nay, vẫn chưa khiến người tiêu dùng trong nước hài lòng.
Trang Huyền
Theo KDPL
Doanh nghiệp bất động sản tìm cách trả nợ và hoán đổi nợ dịp cuối năm
Áp lực nợ vay tại nhiều doanh nghiệp bất động sản như TTC Land, Phát Đạt, Nam Long... ngày càng lớn khiến doanh nghiệp chọn cách chào bán cổ phiếu, trái phiếu để có nguồn...
PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống...
[Infographic] Hàng không Việt "cất cánh" trong quý III/2024
Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tăng trưởng trong quý III nhờ lượng khách quốc tế, nội địa tăng mạnh...
Cổ phiếu vừa lên sàn, Asia Group (AIG) muốn đổi ngành nghề kinh doanh
Vừa lên sàn, giá cổ phiếu AIG của Công ty CP Nguyên liệu Á Châu (Asia Group, mã: AIG) liên tục giảm, khiến vốn hóa giảm hàng nghìn tỷ đồng chỉ sau hơn...
Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng
HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại...
Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%
Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.
Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ
HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.
Chứng khoán DNSE (DSE) dự chi 165 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông
Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE (mã chứng khoán DSE) vừa thông qua quyết nghị tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt.
Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế
Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
Kết thúc 9 tháng năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản như Nam Long, Khang Điền... ghi nhận lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng...
Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa
Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh...
Dược Lâm Đồng (Ladophar) bị xử phạt do không công bố thông tin theo quy định pháp luật
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 460/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...
Ông Đậu Minh Thanh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty HUD
Ngày 15/11, tại Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty....
Meta lại đối diện với án phạt nghiêm trọng, con số khiến nhiều người giật mình
Thời gian qua, Meta liên tục đối mặt với những vụ kiện tụng tại châu Âu.
Thu nhập của lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản nghìn tỷ
Vào dịp công bố báo cáo tài chính, bên cạnh kết quả kinh doanh thì mức thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhận được không ít sự...
Bảo Việt (BVH) chốt trả cổ tức tỷ lệ hơn 10% bằng tiền mặt
Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH) sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông với tỷ lệ hơn 10% bằng tiền mặt.
Đèo Cả báo lãi 367 tỷ đồng, tiếp tục huy động vốn qua chào bán cổ phiếu
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Công ty Đèo Cả - Mã: HHV) công bố lợi nhuận sau thuế 367 tỷ đồng, đạt 91% chỉ tiêu cả năm...
Bức tranh tài chính 9 tháng đầu năm của Tập đoàn PC1
CTCP Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III và 9 tháng đầu năm 2024.
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng
Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển...