VnFinance
Thứ năm, 17/12/2020, 15:14 PM

Thấy gì từ việc người Thái thâu tóm thêm DN bao bì?

Nếu trước đây người Thái mang hàng vào cạnh tranh với hàng Việt thì giờ đây, họ sản xuất ngay tại Việt Nam, hàng hóa mang xuất xứ Việt Nam.

Cuộc đấu khó khăn ngày càng khó khăn hơn

Thông tin TCG Solutions Pte.Ltd  (công ty con thuộc Tập đoàn SCG của tỷ phú người Thái Kan Trakulhoon) thâu tóm Công ty CP Bao bì Biên Hòa - doanh nghiệp chuyên làm bao bì cho Unilever, Pepsico, Nestlé... đang gây chú ý.

Trước khi thâu tóm Bao bì Biên Hòa, Tập đoàn SCG cũng đã chi hàng ngàn tỷ đồng để sở hữu nhiều doanh nghiệp Việt khác như Bao bì nhựa Tín Thành, Prime Group (vật liệu xây dựng)...

SGC cũng nắm lượng lớn cổ phần tại nhiều công ty ngành nhựa gia dụng, bao bì như Nhựa và hóa chất TPC Vina, Liên doanh Việt - Thái Plastchem, Vật liệu nhựa Minh Thái, Vật liệu xây dựng Việt Nam...

Nhìn vào việc thâu tóm một loạt doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ của tập đoàn Thái Lan, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, động thái này cho thấy nhiều vấn đề.

Trước hết, đối với phía doanh nghiệp Việt Nam, dù làm ăn tốt, có tăng trưởng, có khách hàng nhưng khi Việt Nam mở cửa nhiều hơn, đứng trước những yêu cầu mới và cao hơn, nhiều doanh nghiệp tỏ ra hụt hơi, không đủ sức đầu tư để vươn lên theo những yêu cầu mới của thị trường.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài lại có đủ tiềm lực, đủ kinh nghiệm quản lý, công nghệ, vốn liếng, họ muốn thâu tóm những doanh nghiệp Việt đã có sẵn nền tảng để chỉ cần đưa vốn, công nghệ mới vào lập tức sẽ phát triển tiếp. Đối với những doanh nghiệp như vậy, nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua với giá cao.

"Nếu doanh nghiệp Việt không không tiếp tục đầu tư để phát triển theo một tầng nấc mới thì sẽ thua lỗ và mất thị trường, mặc dù quá khứ rất vẻ vang. Nhưng thủ tục vay vốn mở rộng doanh nghiệp, công nghệ, nhân lực không phải dễ dàng. Đang loay hoay mà nhà đầu tư ngoại sẵn sàng mua với giá hời thì tội gì doanh nghiệp Việt không bán", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nói và cho rằng đây là vấn đề các nhà quản lý Việt Nam, đặc biệt các bộ, ngành chức năng cần quan tâm.

"Sự hụt hơi của doanh nghiệp trong nước, nếu các bộ, ngành không hỗ trợ thì việc bán hết cho nước ngoài sẽ trở thành hiện tượng ngày càng lan rộng, doanh nghiệp Việt biến thành doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam", nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cảnh báo.

Dù vậy, vị chuyên gia cũng khẳng định, khi Việt Nam mở cửa hội nhập, doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt, chủ yếu qua hình thức M&A, là câu chuyện tất yếu của thị trường. Các doanh nghiệp nước ngoài không làm sai luật và hợp đồng mua bán, thâu tóm là thỏa thuận của hai bên, không ai áp đặt ai thì Việt Nam không cấm được.

Bên trong một nhà máy của CTCP Bao bì Biên Hòa. Ảnh: SVI  

"Chúng ta hội nhập thì phải tuân thủ luật pháp, cam kết trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, không thể dùng biện pháp hành chính hay cưỡng ép. Nhưng rõ ràng phải quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng chính sách, để doanh nghiệp thấy được nếu tiếp tục phát triển thì triển vọng thế nào, từ đó họ cố gắng vươn lên. Còn nếu chỉ hô hào suông, sống chết mặc bay thì doanh nghiệp đương nhiên sẽ chọn con đường trước mắt để họ có lợi nhất, nhưng về lâu dài lại khiến họ mất rất nhiều - mất một ngành nghề, một lĩnh vực đầu tư mà doanh nghiệp đang làm ăn tốt. Doanh nghiệp Việt cứ dần dần bị thâu tóm, đến lúc nhà đầu tư ngoại lật ngửa ván bài thì chúng ta đã trắng tay", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đối với Thái Lan, PGS.TS Nguyễn Văn Nam đánh giá trình độ họ cũng ngang Việt Nam nhưng đi trước một vài bước và có tiềm lực mạnh. Rất nhiều tập đoàn Thái Lan mang tính quốc tế, tiếng là Thái Lan nhưng đằng sau đó có là vốn góp khổng lồ của Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... mà những nhà đầu tư này luôn sẵn sàng bỏ vốn ra để thâu tóm.

Điều ông Nam lo ngại chính là sự chiếm lĩnh thị trường của người Thái. Người Thái không cần phải đưa hàng của họ vào thị trường Việt Nam để cạnh tranh với hàng Việt như vài năm trước đây mà họ sản xuất ngay tại Việt Nam và hàng họ sản xuất ra mang xuất xứ Việt Nam. Cho nên, cuộc đấu tranh của Việt Nam khó khăn hơn nhiều.

Việt Nam cần thay đổi gì?

PGS.TS Nguyễn Văn Nam chỉ rõ, thông thường, các nước khi mở cửa thu hút đầu tư bao giờ cũng có chính sách để cho doanh nghiệp nội địa phát triển, mà trường hợp điển hình là Trung Quốc.

Cách đây hơn 30 năm, trình độ của Trung Quốc cũng chỉ như Việt Nam, nhưng rồi họ tiến hành mở cửa, bên cạnh chính sách thu hút đầu tư là hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa. Kết quả là, sau hơn 30 năm, hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc đã sản xuất được hàng cạnh tranh ngang ngửa với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Trung Quốc, như ô tô, hàng điện tử... Thậm chí, ở lĩnh vực công nghệ cao, Trung Quốc còn có bước tiến nhanh hơn, xa hơn so với nhiều quốc gia phát triển khác.

Từ trường hợp của Trung Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho rằng chính sách của Việt Nam chưa có được tầm nhìn xa như vậy. Cả một thời gian dài Việt Nam cố gắng thu hút được thật nhiều đầu tư, ưu đãi chồng ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài, trong khi khối doanh nghiệp nội địa lại để tự bơi, mà doanh nghiệp nội địa sức yếu thì càng bơi càng đuối.

"Nguyên nhân chính là do chính sách và con người. Chúng ta nhận thức được và khuyến cáo cảnh giác với sự thâu tóm của doanh nghiệp ngoại, với sự cạnh tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp ngoại với doanh nghiệp nội địa nhưng lại thiếu đi những giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp nội vươn lên về trình độ quản lý, vốn liếng, công nghệ... Kết quả là không ít ngành để cho doanh nghiệp ngoại "cướp trắng", không ít doanh nghiệp Việt trong nhiều lĩnh vực đang làm ăn được cũng bị doanh nghiệp ngoại nuốt dần, từ ngành thép đến ô tô.

Điều đáng buồn là có một bộ phận cán bộ quen với tư duy  hễ có doanh nghiệp ngoại vào đầu tư là cho. Mà doanh nghiệp ngoại khi đã được cấp phép rồi, họ cứ thế phát triển, rồi lấn át, "bóp chết" doanh nghiệp nội", PGS.TS Nguyễn Văn Nam chỉ rõ.

Từ đây, vị chuyên gia đề nghị phải sửa từ chính sách, mà đó phải là chính sách lớn, cơ bản, như chính sách sử dụng con người thế nào. Việc phòng chống tham nhũng thay vì xử lý cá nhân, vụ việc cần tìm ra nguyên nhân cơ bản, phải từ chính sách lớn mới thay đổi được.


Văn Phú – Invest lần thứ 2 liên tiếp lọt vào danh sách Top 10 Chủ đầu tư bất động sản
Văn Phú – Invest lần thứ 2 liên tiếp lọt vào danh sách Top 10 Chủ đầu tư bất động sản
03/05/2024 Doanh nghiệp

Với kết quả kinh doanh đầy ấn tượng, chất lượng tài sản ở mức cao và uy tín thương hiệu ngày càng gia tăng, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest...

Vốn hóa thị trường của loạt gã khổng lồ công nghệ giảm do những hoài nghi về AI
Vốn hóa thị trường của loạt gã khổng lồ công nghệ giảm do những hoài nghi về AI
03/05/2024 Doanh nghiệp

Giá trị vốn hóa thị trường của một loạt gã khổng lồ công nghệ hàng đầu như Microsoft, Meta, Nvidia đã giảm mạnh trong tháng 4, do hứng chịu áp lực...

Sau báo cáo không vui về doanh thu, Apple sẽ mua lại cổ phiếu với trị giá lớn nhất trong lịch sử
Sau báo cáo không vui về doanh thu, Apple sẽ mua lại cổ phiếu với trị giá lớn nhất trong lịch sử
03/05/2024 Doanh nghiệp

Apple hôm qua (2/5) đã công bố doanh thu quý đầu tiên là 90,8 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái, khi nhà sản xuất iPhone...

Câu chuyện thứ Hai: Đại hội cổ đông và chiến lược mới của các “ông lớn” doanh nghiệp
Câu chuyện thứ Hai: Đại hội cổ đông và chiến lược mới của các “ông lớn” doanh nghiệp
01/05/2024 Doanh nghiệp

Tuần cuối của tháng tư, nhiều doanh nghiệp lớn đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông. Với những chiến lược và định hướng cụ thể, không chỉ nhằm củng cố vị thế...

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm
30/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước...

4 tháng đầu năm, hơn 81 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập
4 tháng đầu năm, hơn 81 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập
30/04/2024 Doanh nghiệp

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có 81,3 nghìn doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động...

Microsoft đạt lợi nhuận khủng nhờ AI
Microsoft đạt lợi nhuận khủng nhờ AI
30/04/2024 Doanh nghiệp

Microsoft cho biết đạt doanh thu, lợi nhuận 61,86 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2024 nhờ các sản phẩm tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).

FECON đặt kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng, kỳ vọng bứt phá từ 80 dự án trong năm 2024
FECON đặt kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng, kỳ vọng bứt phá từ 80 dự án trong năm 2024
29/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, CTCP FECON (mã chứng khoán: FCN) đã đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Theo đó, năm 2024, doanh thu của FECON dự...

Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
27/04/2024 Doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động...

Taseco Land muốn tham gia đấu giá những dự án nào?
Taseco Land muốn tham gia đấu giá những dự án nào?
27/04/2024 Doanh nghiệp

Theo kết quả kinh doanh năm 2023 của Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land), tính đến ngày 31/12/2023, nợ phải trả là 6.039 tỷ đồng, tăng 49% so với...

Lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Pudential sụt giảm, Shinhan Life lỗ đậm
Lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Pudential sụt giảm, Shinhan Life lỗ đậm
26/04/2024 Doanh nghiệp

Báo cáo tài chính năm 2023 tại 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho thấy, chỉ có 3 doanh nghiệp báo lãi còn lại đều sụt giảm, đặc biệt Shinhan Life...

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng
26/04/2024 Thị Trường

Vào ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế...

Cen Land: Mảng kinh doanh mới đào tạo, du học tiềm năng, đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 trên 3.200 tỷ đồng
Cen Land: Mảng kinh doanh mới đào tạo, du học tiềm năng, đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 trên 3.200 tỷ đồng
26/04/2024 Doanh nghiệp

Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

HBC thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ tăng nguồn vốn
HBC thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ tăng nguồn vốn
26/04/2024 Doanh nghiệp

Sau công bố những kết quả tích cực tại thị trường Kenya và Mỹ, chiều 25/4, Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình...

Masan Group làm ăn ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
Masan Group làm ăn ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
26/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, lợi nhuận của Masan Group tiếp tục tăng trưởng. Nợ vay hơn 69.000 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm, chiếm gần 48% nguồn vốn.

ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững
ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững
26/04/2024 Doanh nghiệp

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện...

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh
26/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Bài 1: Điểm danh những khu “đất vàng' ở Hà Nội nhưng thất thu
Bài 1: Điểm danh những khu “đất vàng" ở Hà Nội nhưng thất thu
25/04/2024 Doanh nghiệp

Câu chuyện lãng phí đất công không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Tình trạng này đã gây thất thoát,...

Quảng Nam: Bị xử phạt 80 triệu đồng vì chiếm hơn 6.000m2 đất, Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang xin nộp phạt nhiều lần
Quảng Nam: Bị xử phạt 80 triệu đồng vì chiếm hơn 6.000m2 đất, Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang xin nộp phạt nhiều lần
25/04/2024 Doanh nghiệp

UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra nội dung đơn của Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance