Thấy Hòa Phát lãi lớn, nhiều công ty Việt Nam cũng hào hứng đi xây lò cao để luyện thép. Kết quả: Thất bại!
Theo CEO Trần Tuấn Dương, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thấy Hòa Phát làm lò cao cũng đi làm lò cao, và đã có 4-5 lò cao mọc lên thì đến nay đều thất bại.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021 được tổ chức ngày 22/4, ban lãnh đạo Hòa Phát đã dành nhiều thời gian chia sẻ với cổ đông về hoạt động sản xuất kinh doanh thép thời điểm hiện tại và những định hướng cho tương lai.
Theo Tổng giám đốc Trần Tuấn Dương, sức cạnh tranh của thép Hòa Phát thời điểm hiện tại ở thị trường Việt Nam là đặc biệt tốt, không doanh nghiệp nào có thể so được. Còn trên thị trường thế giới, thép Hòa Phát ở mức trên trung bình khá, và nằm trong top những doanh nghiệp tốt của thế giới.
Theo ông Dương, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thấy Hòa Phát làm lò cao cũng đi làm lò cao, và đã có 4-5 cái lò cao mọc lên, thì đến nay đều thất bại.
"Trông thế thôi nhưng không phải là dễ. Hòa Phát tự hào là làm thép rất tốt và đạt trình độ quốc tế. Lúc thị trường thuận lợi, chúng ta có thể đạt kết quả tốt như ngày hôm nay còn lúc khó khăn chúng ta vẫn có thể có nhịp sản xuất ổn định", ông Dương nói.
Tiếp lời ông Dương, tỷ phú Trần Đình Long bổ sung: "Ngày hôm nay, có công ty có lò cao, lò to như Hòa Phát nhưng đang lỗ và đang rất khó khăn".

Nói về việc sản xuất thép và lò cao, ông Dương chia sẻ, việc sản xuất thép không phải đơn giản chỉ là đổ hết nguyên liệu vào lò cao là sẽ có được thép thành phẩm, mà phải phối trộn nguyên vật liệu và đi cùng với đó là kỹ thuật, công nghệ sản xuất.
Khi được hỏi về việc Hòa Phát có ý định mua lại các lò cao đang thua lỗ kia hay không, ông Dương cho biết Hòa Phát cũng đang nghiên cứu, nhưng nhiều khả năng sẽ không mua lại, bởi việc mua lại chưa chắc đã có lợi. Hòa Phát thà bỏ nhiều tiền hơn một chút để xây dựng từ đầu, làm chủ toàn bộ công nghệ, thay vì mua lại và quản lý một lò cao không phù hợp.
Để phát triển mạnh thêm mảng thép, Hòa Phát sẽ đầu tư dự án Dung Quất 2 từ đầu năm 2022 và dự kiến từ năm 2024 sẽ đi vào hoạt động. Đây là dự án có quy mô vốn 70.000 tỷ đồng và vốn lưu động 15.000 tỷ đồng. Theo Chủ tịch Trần Đình Long, việc vay vốn ngân hàng là không khó, bởi trong cơ cấu tài chính của Hòa Phát, vay nợ vẫn còn thấp so với mức trung bình của một tập đoàn công nghiệp.
Dung Quất 2 sau khi hoạt động sẽ cho ra 5,6 triệu tấn thép/năm, bao gồm 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) và 1 triệu tấn thép thanh, thép dây chất lượng cao, đẩy doanh thu từ 120-140 nghìn tỷ lên trên 200 nghìn tỷ. Ông Long tự tin về đầu ra của thép, bởi tổng nhu cầu của HRC năm 2020 ở Việt Nam là 12 triệu tấn, tăng trưởng bình quân 10%/năm, trong khi trên thị trường tổng sản xuất của Hòa Phát và Formossa mới chỉ 8 triệu tấn.
Mặc dù làm tiếp dự án Dung Quất 2, nhưng ông Lòng thừa nhận: "Không ai có thể làm thép mãi được" và Hòa Phát sớm muộn cũng sẽ phải đa ngành. Một trong những hướng đi mà Hòa Phát hướng tới là bất động sản. Ông Long cho biết thời gian gần đây, ban lãnh đạo cũng đã đi khảo sát các tỉnh để tìm các khu đất phù hợp xây dựng, phát triển từ đầu.
Ông Long ví von Hòa Phát sẽ đi bằng "hai chân", thứ nhất là tự tìm đất phát triển và thứ hai là M&A một công ty bất động sản. Tuy nhiên, Hòa Phát sẽ chỉ làm khi nắm chắc có lợi, chứ không làm bằng mọi giá.
Câu nói "chỉ làm khi có lợi" cũng được Chủ tịch Long nhiều lần nhắc lại, khi được hỏi về việc có muốn mua mỏ quặng hay làm vận tải biển để hoàn thiện chuỗi giá trị hay không. Ông Long khẳng định, Hòa Phát cũng đang tìm kiếm và bước đầu thương thảo để mua mỏ quặng, nhưng sẽ chỉ thực hiện thương vụ nếu có lợi, bởi quặng ở trên thế giới còn rất nhiều, Hòa Phát nếu không sở hữu mỏ quặng vẫn có thể mua về để sản xuất thép. Tương tự như vậy, Hòa Phát cũng không kinh doanh vận tải biển nếu không thấy lợi, mà thay vào đó vẫn thuê tàu để chở hàng hóa như bình thường.
Đối với mảng sản xuất container, ông Long kỳ vọng đạt 500.000 container/năm. Đây là sản phẩm rất khó làm bởi phụ thuộc vào thép đặc thù chống chịu thời tiết. Sản phẩm thép này Hòa Phát đã thử nghiệm và thành công, dự kiến chi phí sản xuất sẽ thấp hơn các đối thủ Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN
-
Đây là lí do Chủ tịch Hoà Phát ủng hộ chia cổ tức bằng cổ phiếu, quyết định tăng cổ tức năm 2020 lên 40% ngay tại đại hội
-
Hoà Phát vượt Formosa thành tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam, Cha con Chủ tịch Trần Đình Long muốn tăng sở hữu HPG không phải chào mua công khai
-
Hoà Phát đặt kế hoạch lãi sau thuế 18.000 tỷ đồng năm 2021, tăng 33% năm trước, trả cổ tức 35%
-
Hoà Phát xuất khẩu đơn hàng phôi thép gần 1.000 tỷ đồng sang Trung Quốc
-
Hết quý I Hoà Phát nợ hơn 41.200 tỷ đồng, lợi nhuận mảng nông nghiệp bứt phá gấp 5 lần
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
MWG sắp chi gần 1.480 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, cổ đông nhận tiền ngay đầu tháng 8
MWG trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, tổng chi gần 1.480 tỷ đồng. Cổ đông nhận tiền vào tháng 8, trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng ấn tượng...
Doanh nghiệp báo lãi quý I tăng 60%, Bầu Đức cùng nhiều lãnh đạo đồng loạt gom cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận quý I tăng vọt, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận loạt giao dịch mua vào cổ phiếu HAG từ các...
Petrolimex dẫn dắt thị trường xăng E10
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy sự ổn định đáng kể về nguồn cung và giá cả, đồng thời đặt ra những mục tiêu quan trọng...
"Ông lớn" ngành gạo Lộc Trời tự tin vượt bão dù dự kiến lỗ 524 tỷ đồng trong năm nay
Sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, Tập đoàn Lộc Trời đang bước vào giai đoạn đầy thách thức với nhiều biến động tài chính và vận hành.
Một công ty “họ” Viettel chốt ngày trả cổ tức 15% bằng tiền mặt
Với gần 9,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi khoảng 14 tỷ đồng – trong đó, Viettel, cổ đông lớn sẽ nhận gần 9 tỷ đồng....
Bách Hóa Xanh bứt phá ngoạn mục, tiếp tục là át chủ bài trong chiến lược tăng trưởng của MWG
Bách Hóa Xanh đạt gần 18.900 tỷ đồng doanh thu, mở 410 cửa hàng mới sau 5 tháng đầu năm 2025. Chuỗi bán lẻ của MWG tiếp tục giữ vai trò tăng trưởng chủ lực.
Vincom Retail (VRE) chính thức bước chân vào đại dự án hơn 2.800ha của Vingroup bằng một thỏa thuận đặt cọc chiến lược
Được quy hoạch thành 4 khu chức năng gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, dịch vụ giải trí và khu biệt thự căn hộ cao....
Bình Dương ‘bật đèn xanh’ cho siêu dự án KCN cơ khí 75.000 tỷ đồng của THACO
Với quy mô gần 786 ha và tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng, Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 do THACO đầu tư được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm...
Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) đặt mục tiêu doanh thu tăng 21 lần, đặt cược lớn vào mảng bán lẻ
Dầu khí Nam Sông Hậu cho biết, trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh bán lẻ sẽ tiếp tục là một trong những lĩnh vực chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong việc...
Xem nhiều




