Thu hút công nghiệp chế biến, chế tạo: Để không nhận rác...
Cần xây dựng các tiêu chí cụ thể về trình độ, quy trình công nghệ... mà Việt Nam tiếp nhận để tránh thành bãi rác công nghệ của nước ngoài.
Cần tiêu chí rõ ràng, cụ thể
Tại một hội thảo về bất động sản công nghiệp tổ chức tại Hà Nội mới đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh này.
Để thu hút đầu tư, Quảng Ninh đang ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến và chế tạo. Các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh này được áp dụng mức ưu đãi thuế doanh nghiệp cao nhất tại các khu kinh tế. Bên cạnh đó, còn được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động trong 2 năm đầu kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư; tập trung phát triển hạ tầng... để thu hút đầu tư.
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp chế biến, chế tạo là hướng đi hoàn toàn đúng đắn, vấn đề là chọn công nghệ nào, trình độ ra sao.
Nhắc lại giai đoạn đầu Việt Nam mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho biết, khi đó, Việt Nam ít kén chọn, chào đón đầu tư ở bất cứ lĩnh vực nào mà ít quan tâm đến trình độ công nghệ ra sao.
Giờ đây, muốn đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thậm cao hơn là công nghệ số hiện đại, việc tập trung thu hút đầu tư nước ngoài về công nghiệp chế biến, chế tạo là đương nhiên, nhưng chế biến, chế tạo có nhiều trình độ, có trình độ rất đơn giản như gia công, lắp ráp, có trình độ công nghiệp hỗ trợ phát triển, làm được những sản phẩm công nghiệp cơ khí rõ ràng, và cao hơn là trình độ tự động hóa, công nghệ số.
Vậy Quảng Ninh nói riêng và các địa phương khác của Việt Nam chọn công nghệ nào trong những thang bậc ấy? Có yêu cầu cụ thể gì khi muốn thu hút đầu tư vào mảng công nghiệp này để có thể đuổi kịp các nước phát triển?
![]() |
Thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo là hướng đi đúng đắn |
Theo vị chuyên gia, đây là vấn đề cần quan tâm nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn còn mù mờ, chưa làm rõ.
"Định hướng chung là không thu hút công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường, tiêu tốn tài nguyên, nhưng mỗi nền công nghiệp đều cần có những tiêu chí nhất định. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần làm rõ vấn đề này, tránh tình trạng các nước đưa công nghệ, máy móc thải loại, lạc hậu đến Việt Nam.
Chuyện này Việt Nam đã có nhiều bài học, mà điển hình là những nhà máy lỗi thời được nhà đầu tư Trung Quốc đưa sang Việt Nam. Đáng lẽ những máy móc, thiết bị ấy đã bị bán sắt vụn, nhưng rồi họ lại nhân danh đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam, trở thành một thứ đắt tiền và tiếp tục kiếm lời từ đống sắt vụn ấy.
Trong khi đó, nhiều địa phương còn nghèo nên hồ hởi tiếp nhận, ưu đãi thuế, đất đai cho nhà đầu tư nước ngoài mà ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát đến nơi đến chốn, chế độ chính sách với người lao động, đào tạo công nhân ra sao, công nghiệp phụ trợ thế nào, quan hệ ra sao với công nghiệp địa phương... tất cả đều chưa có quy định, tiêu chí rõ ràng.
Vấn đề này tùy vào từng tỉnh, thành phố: có những địa phương đã thu hút đầu tư từ đầu, giờ nâng cao như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM thì biết lựa chọn đầu tư, không thu hút công nghệ cũ, lạc hậu nữa. Song cũng có tỉnh mới đẩy mạnh đầu tư cách đây vài năm, chưa rõ thu hút công nghiệp gì, chế biến, chế tạo ở trình độ nào, công nghệ ra sao...? Chính sách chung lại chưa có khuyến cáo rõ ràng, cụ thể về các trình độ công nghệ cần tập trung thu hút, công nghệ nào phải hạn chế", PGS.TS Nguyễn Văn Nam phân tích và nhấn mạnh, hậu quả của tình trạng này là nguy cơ Việt Nam sẽ chỉ mãi chạy theo các nước, khó nói chuyện đuổi kịp.
Nỗi lo khoác áo đầu tư, mượn xuất xứ Việt Nam
Liên quan đến câu chuyện thu hút đầu tư nước ngoài, PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhắc lại nhiều dự báo trước đó rằng Việt Nam là một trong những điểm đến củ làn sóng chuyển dịch đầu tư khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã bỏ lỡ đợt chuyển dịch đầu do chuẩn bị chưa tốt, chưa đủ sức hấp dẫn. Do đó, đa phần các nhà đầu tư lớn của các nước phát triển di chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Indonesia. Dòng vốn đổ vào Việt Nam mạnh mẽ chính là của các nhà đầu tư Trung Quốc, song quy mô các dự án nhỏ.
"Nhiều ý kiến lo ngại các nhà đầu tư Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành nơi trung gian xuất khẩu, mượn xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu sang các quốc gia phát triển.
Lo ngại ấy không phải là không có cơ sở. Đã là dự án nhỏ thì không thể nói chuyện công nghệ hiện đại, mà là công nghệ cũ, lạc hậu, đã bị thải loại ở Trung Quốc. Nhà đầu tư nước này đưa sang Việt Nam, đầu tư nhỏ không phải để sản xuất ở Việt Nam mà để biến Việt Nam thành nơi lắp ráp cuối cùng, từ đó lấy xuất xứ của Việt Nam.
Một thực tế là nhiều mặt hàng Trung Quốc hiện nay ra thế giới không dễ dàng như hàng xuất xứ Việt Nam. Những trục trặc của hàng Trung Quốc ở Mỹ, EU, Nhật... là ví dụ. Trong khi đó, nếu hàng Trung Quốc được gắn xuất xứ Việt Nam sẽ lợi hơn nhiều, bởi Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều nước", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nêu vấn đề và khẳng định, việc này còn nguy hiểm hơn công nghệ lạc hậu. Kinh tế Việt Nam mất tính độc lập, hàng hóa dù mang danh của Việt Nam nhưng lại không phải của Việt Nam, có phẩm cấp thấp, chất lượng kém.
Từ đây, vị chuyên gia đề nghị Việt Nam cần có chính sách cho phù hợp, làm sao thu hút đầu tư để thay đổi được cái chất của nền công nghiệp Việt Nam, chứ không phải theo số lượng trong khi công nghệ lạc hậu.
Thừa nhận ban hành một chính sách về vấn đề này rất khó, nhưng PGS Nam cho rằng Nhà nước cần có quan điểm rõ ràng với các địa phương trong thu hút FDI và yêu cầu các địa phương phải thực hiện: chọn công nghệ nào, quy trình nào? Nếu quy trình chỉ là khâu lắp ráp cuối cùng để có sản phẩm mang xuất xứ Việt Nam thì không cần đầu tư; còn quy trình sản xuất từ A đến Z, từ linh kiện, phụ tùng đến sản phẩm lại khác.
"Hiện nay, quyền tự chủ của các tỉnh đã được tăng lên, các địa phương có thể vận dụng chính sách ưu đãi thêm, nhưng phải có tiêu chí cụ thể, có như vậy Việt Nam mới không trở thành bãi thải công nghệ", PGS.TS Nguyễn Văn Nam lưu ý.
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh nơi được chọn đặt 18 khẩu pháo phục vụ Đại lễ 30/4
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) đang được cải tạo một số vị trí để đặt 18 khẩu pháo phục vụ lễ 30/4.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao...
Xem nhiều




