Thu nhập giảm vẫn chi nghìn tỷ mua iPhone: Có là nghịch lý?
PGS.TS Lê Cao Đoàn đánh giá, đại dịch Covid-19 là một phép thử đối với một quốc gia về nhiều mặt.
Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 được Tổng cục Thống kê công bố ngày 6/7 cho thấy, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019.
Mặc dù thu nhập giảm nhẹ trong năm 2020 nhưng chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước vẫn tăng 13% so với 2018 (l2,89 triệu đồng/người/tháng). Tổng cục Thống kê nhận định, do năm 2020 là một năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nên chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời kỳ trước (chi tiêu bình quân năm 2018 tăng 18% so với 2016).
Sự bất bình đẳng trong chi tiêu bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất, lên tới 3,5 lần năm 2020, với chi bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm 5 hơn 4,6 triệu đồng/người/tháng so với gần 1,4 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1.
Đáng lưu ý, ở một diễn biến khác, theo thống kê của một đơn vị bán lẻ lớn được báo Dân trí trích dẫn, trong tháng 5, thị trường Việt Nam đã tiêu thụ 98.600 chiếc iPhone, đạt mức doanh thu 2.472 tỷ đồng. Phiên bản iPhone 12 Pro Max cao cấp là mẫu máy bán chạy nhất khi có đến hơn 51.000 thiết bị đã được giao tới tay người dùng, chiếm 52% tổng lượng iPhone bán ra trong tháng 5.
Chia sẻ với Đất Việt, PGS.TS Lê Cao Đoàn, nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 khiến bất bình đẳng kinh tế và phân hóa giàu-nghèo đồng loạt gia tăng ở các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào những số liệu mà Tổng cục Thống kê đưa ra, ông cho rằng, những con số bình quân chưa phản ánh được thực chất chất lượng cuộc sống cũng như hoạt động kinh tế bởi chi tiêu của cộng đồng dân cư với chi tiêu của các nhóm dân cư không tương đồng với nhau.
Ông phân tích, đối với người giàu và siêu giàu, các tác động hay biến đổi bình thường của cuộc sống không ảnh hưởng nhiều đến họ, thậm chí còn mang lại lợi ích cho nhóm người này. Tuy nhiên, đối với người có thu nhập bình quân thấp hoặc mấp mé mức bình quân trên, chỉ cần một tác động nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của họ.
![]() |
Một gia đình ngồi đợi ở một cơ sở xét nghiệm dã chiến ở Hà Nội. Ảnh: Getty |
"Người giàu có thể bình chân như vại, thậm chí tiêu pha nhiều hơn vì điều kiện thay đổi mang lại cho người ta có những hứng khởi mạnh. Trong khi đó, với tầng lớp thu nhập thấp, các tác động khiến họ lo lắng và để đề phòng, chi tiêu của họ phải dè sẻn, giảm đi một cách đột ngột. Cũng bởi biến động và rủi ro nên đại đa số quần chúng không quan tâm tới dài hạn mà nhìn cái trước mắt nhiều hơn, còn người giàu thì ngược lại.
Một nhóm dân cư có thu nhập cao có thể tăng mua sắm hàng xa xỉ, trong đó có iPhone, nhưng nhóm dân cư ấy ít phản ánh cho đại chúng. Dịch bệnh Covid-19 có tác động đến họ, nhưng không lâu dài như người thu nhập thấp.
Nhìn vào số tiền chi cho mua iPhone có thể thấy rằng, tiến bộ của công nghệ thông tin mạnh đến nỗi tạo ra các nhu cầu rất lớn, vượt qua các cản trở, làm cho nó không chịu nhiều ảnh hưởng rủi ro về kinh tế. Nói cách khác, rủi ro kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến hành vi của nhóm người giàu. Song đó có phải là nghịch lý hay không thì cần phải nghiên cứu kỹ vì nhu cầu bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, như kỹ thuật, giá cả...", PGS.TS Lê Cao Đoàn phân tích, đồng thời một lần nữa khẳng định các thống kê bình quân chưa phản ánh được điều này.
"Quan trọng là trước những biến động, mỗi nhà nước phải có các biện pháp để duy trì một cuộc sống bình thường cho đại chúng, những người dễ bị tổn thương", ông nhấn mạnh thêm.
PGS.TS Lê Cao Đoàn đánh giá, đại dịch Covid-19 là một phép thử đối với mỗi quốc gia về nhiều mặt, như chính sách kinh tế, chính sách xã hội... Nó cũng thử thách sự vững vàng trong kinh tế của từng nhóm dân cư và ứng xử của từng nhóm dân cư khác nhau.
"Nếu là sự biến đổi bình thường, người ta có thể tiên đoán được dễ dàng, nhưng khi có biến đổi có tính chất đột biến như đại dịch Covid-19 thì cần xem tác động ấy đối với từng nhóm dân cư như thế nào. Một số nhu cầu không thay đổi, một số nhu cầu tăng lên, lại có nhu cầu giảm đi rất lớn, do những điều kiện thực hiện nhu cầu khác nhau", ông nói.
Đồng tình đại dịch Covid-19 đã phơi bày sự bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo sâu sắc, song PGS.TS Lê Cao Đoàn cũng lưu ý, ở các nước phát triển, nhu cầu của người dân khác với những nước kém phát triển hơn. Cho nên, khi hoạt động kinh tế xảy ra biến động, tác động đến hành vi của con người thì các vấn đề xã hội của các nước có sự khác nhau.
Ở Việt Nam, theo đánh giá của PGS.TS Lê Cao Đoàn, sự phân hóa giàu-nghèo chưa đến mức gay gắt. Việt Nam có một số đại gia siêu giàu, nhưng tỷ lệ người giàu và giàu đột ngột không lớn, trong khi phần lớn dân số là nhóm trung lưu hoặc gần trung lưu, cho nên tổn thương của xã hội tốt hơn. Việt Nam cũng giải quyết các vấn đề xã hội, đối phó với các biến cố tốt hơn.
"Chính sách xã hội của Việt Nam còn mang nặng tính bình quân, khiến cho mọi người dân khi sống bình thường không có nhiều cách biệt, các nhu cầu cơ bản giải quyết được, ít nhất là chuyện ăn uống, còn khi xảy ra biến động thì chính sách cứu trợ khá tốt, tính cộng đồng, "lá lành đùm lá rách" của người Việt tương đối cao.
Covid-19 đã đem tất cả những yếu kém của các quốc gia ra thử thách. Tất nhiên, muốn giải quyết đại dịch này không phải chỉ bằng các giải pháp xã hội truyền thống, mà phải bằng cả các biện pháp kỹ thuật, đó là vaccine và tiêm chủng rộng rãi trong dân cư", PGS.TS Lê Cao Đoàn nói.
TIN LIÊN QUAN
Hải Phòng: 100% người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp qua tài khoản
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài...
Xem nhiều




