VnFinance
Thứ hai, 23/09/2024, 14:11 PM

Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt

Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng khẳng định: "Chúng tôi rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tham dự hội nghị".

img9616-172689704431945462498920240921221615
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÓ TẦM NHÌN VÀ SỨC MỆNH ĐÓNG GÓP CHO PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

Sáng ngày 11/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Cùng tham dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các doanh nghiệp: Vin Group, Hòa Phát, Thaco, SOVICO, THKN Holdings, Sun Group, T&T, Geleximco, Minh Phú, Masan, Sovico, TH, Cơ điện lạnh (REE)...

Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 10 khóa XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đều nhấn mạnh kinh tế tư nhân là "một động lực quan trọng của nền kinh tế".

Theo các báo cáo, kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động, chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đã có những tập đoàn tư nhân vươn ra khu vực và thế giới.

"Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nêu rõ, đất nước đang có khí thế phát triển mới rất rõ, các doanh nghiệp tư nhân có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước, tiếp tục tiên phong đổi mới sáng tạo, triển khai các đột phá chiến lược, trong đó có xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng đất nước, cùng dân tộc tiếp tục đi lên, phát triển nhanh và bền vững.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân luôn giữ vai trò then chốt, là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, hiện nay Việt Nam đã có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa; khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô về vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Đặc biệt đã xuất hiện một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, tích lũy đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu vươn ra thị trường khu vực và thế giới, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế như Tập đoàn Vingroup, Thaco, Hòa Phát, SOVICO, TH.

Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam từ một nền kinh tế lạc hậu đã vươn lên lọt vào Top 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại trong Top 20 quốc gia trên thế giới, là mắt xích quan trọng trong 16 hiệp định thương mại tự do gắn kết với 60 nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và toàn cầu.

Quy mô nền kinh tế từ 26,3 tỷ USD trong những năm đầu Đổi mới tăng lên hơn 430 tỷ USD vào năm 2023.

Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vin Group phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP DÂN TỘC VIỆT NAM MẠNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TIÊN PHONG

Tại Hội nghị, tất cả các doanh nghiệp tham gia đều chia sẻ về tình hình hoạt động, các khó khăn vướng mắc, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ; chia sẻ suy nghĩ, tầm nhìn, tìm ra giải pháp cho các bài toán lớn của đất nước nhằm đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như đã đề ra tại Đại hội XIII của Đảng.

Các doanh nghiệp đề xuất một số ý tưởng phát triển doanh nghiệp dân tộc Việt Nam mạnh, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp tiên phong như bán dẫn, AI, hydro xanh; tăng trưởng dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát huy các động lực tăng trưởng mới, đến từ kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và bằng cả các mô hình kinh tế mới.

Nêu ý kiến tại hội nghị, Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Nhật Vượng bày tỏ, hội nghị ngày hôm nay không chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp được đóng góp ý kiến, tiếng nói với Thủ tướng, Chính phủ mà còn thể hiện sự quan tâm, động viên, động lực to lớn trong hành động truyền lửa để các doanh nghiệp có thêm năng lượng, thêm động lực tiếp tục phấn đấu giai đoạn tới.

Ông Phạm Nhật Vượng đưa ra đề xuất ở ba nhóm vấn đề gồm đào tạo nhân lực, nhà ở xã hội và công nghiệp phụ trợ.

Thứ nhất, trong giáo dục đào tạo, ông Vượng đề nghị nếu được, Chính phủ cho phép có thể bỏ hẳn hoặc mở rộng hạn ngạch về đầu tư đào tạo các sinh viên các khối công nghệ, khoa học máy tính, AI, dữ liệu lớn để tạo ra lực lượng lao động lớn cho ngành này.

Song song với đó, cần đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh, phổ cập tiếng Anh cho toàn dân, vùng sâu, vùng xa, tạo thêm những "cần câu cơm" tốt hơn cho các em ở khu vực này. Nếu được cho phép, Vingroup sẵn sàng tham gia tài trợ cho các giáo viên lên vùng sâu vùng xa, các vùng tăng cường để góp phần phát triển các vùng đó trong tương lai.

Thứ hai, về vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội, đại diện Vingroup đề xuất Chính phủ có thể cho cơ chế chỉ định nhà đầu tư, giúp rút ngắn thủ tục.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội, ông Vượng kiến nghị cho phép làm đồng thời các loại quy hoạch: Quy hoạch chung, phân khu, chi tiết, nghiệm thu đề án, từ đó có thể rút ngắn được từ 6-9 tháng giai đoạn chuẩn bị. Từ thực tế làm nhà ở xã hội của mình, đại diện Vingroup cho biết doanh nghiệp cũng đang rất nỗ lực để thực hiện mục tiêu 500.000 căn nhà ở xã hội nhưng vẫn chưa làm được nhiều vì thủ tục còn chậm.

Về chất lượng nhà ở xã hội, ông Vượng đề xuất tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, phải có hầm để xe; khu vui chơi cho trẻ em; tiện ích cho người già. Chủ tịch Vingroup đề xuất thêm đổi tên nhà ở xã hội thành nhà ở Chính phủ, tức là được Chính phủ hỗ trợ; đặc biệt trong nhóm nhà ở này sẽ có nhóm nhà ở dành riêng cho các cán bộ viên chức, lực lượng vũ trang, công an quân đội.

Vấn đề cuối cùng mà Vingroup đề cập là đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi công nghiệp phụ trợ.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng phân tích, hiện Việt Nam đã có những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như Trường Hải, VinFast. Trong đó với VinFast, tỷ lệ nội địa hóa đã đạt trên 50%, phấn đấu hết năm 2026 đạt tối thiểu 80%. Như vậy, đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia làm linh kiện phụ trợ.

Ông Vượng cho biết thêm với sản lượng sản xuất của VinFast hiện nay (8.000 xe) và 200.000 xe vào năm 2025, chắc chắn các doanh nghiệp hỗ trợ tham gia sẽ kinh doanh có lãi; đặc biệt Vingroup khẳng định sẵn sàng bao tiêu một phần linh kiện và đây là cơ hội thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ phát triển.

Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Bà Nguyễn Phương Thảo, Chủ tịch Sovico Group phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Nêu ý kiến tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Sovico Group mong Thủ tướng Chính phủ hãy tin tưởng ở những doanh nghiệp tư nhân, tạo điều kiện xây dựng các quy định, pháp luật, cơ chế cho các doanh nghiệp dân tộc để hình thành các Tập đoàn kinh tế tư nhân có sức mạnh và thương hiệu quốc gia, quốc tế làm đầu tàu và thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp và nông thôn, các công ty khởi nghiệp.

Tạo môi trường pháp luật cho phát triển giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt đào tạo nghề và tăng năng suất lao động toàn xã hội; Tạo điều kiện, cơ chế để các doanh nghiệp Việt Nam chủ động đầu tư, xây dựng một đội máy bay hùng mạnh mang quốc tịch Việt Nam sẽ góp phần cho một Việt Nam hùng cường.

Bà Thảo đề xuất Chính phủ, hãy biến Việt Nam thành trung tâm hàng không của khu vực và thế giới. Với vị trí thuận lợi, chúng ta hãy khẩn trương đầu tư, nâng cấp hệ thống sân bay quốc tế để trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hoá quốc tế như Băng cốc, Singapore, Hàn Quốc… Vừa qua, Vietjet đã trung chuyển khách từ Ấn Độ, Kazasktan qua Việt Nam tới Australia, Indonesia…

Việt Nam là trung tâm đào tạo nhân lực và công nghệ hàng không. Học viện Hàng không Vietjet hiện đại, tiện nghi hàng đầu trong khu vực, hợp tác với Airbus hàng năm đào tạo 50.000 lượt học viên. Việt Nam hoàn toàn có điều kiện và năng lực để xây dựng hệ thống hanggar là hạ tầng cho trung tâm dịch vụ kỹ thuật tàu bay quy mô khu vực tại các sân bay Việt Nam. Vietjet vận hành hơn 100 tàu bay nhưng không có được hanggar ở Việt Nam. Hàng trăm cán bộ kỹ thuật của chúng tôi đang thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật tàu bay ở sân bay Viêng chăn trong liên doanh với Lào Airline. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu sản xuất linh kiện tàu bay. Với số lượng đặt hàng tàu bay lớn, Việt Nam có điều kiện để trở thành trung tâm sản xuất linh kiện và lắp ráp tàu bay như Trung Quốc đang sản xuất linh kiện tàu bay Boeing và lắp ráp tàu bay Airbus; đồng thời đề nghị, tiếp tục thúc đẩy các đàm phán, hiệp định song phương, đa phương với các quốc gia để có các chính sách thuận lợi hơn về thị thực (visa), hỗ trợ các hoạt động mở đường bay mới thúc đẩy nhu cầu của người dân, du khách; Hãy để Việt Nam thành điểm đến của du lịch quốc tế.

Bà Thảo nhấn mạnh, Tập đoàn Sovico và các doanh nghiệp cũng như Vietjet sẽ tiếp tục nỗ lực, đóng góp bền bỉ cho hàng không và du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

"Chúng tôi tin rằng, phía trước là tương lai tươi sáng cho kinh tế Việt Nam với tinh thần tiên phong của hàng không, du lịch và các doanh nhân dân tộc chúng ta hãy cùng hành động để tương lai ấy đến gần hơn"- bà Thảo nói.

Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Bà Thái Hương, Chủ tịch TH Group phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Bà Thái Hương, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, cho rằng đầu tư vào sức khỏe là góp phần cải thiện nòi giống của một dân tộc, là đầu tư vào sự phát triển mang tính chiến lược của quốc gia.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, hoàn thành trước thời hạn các mục tiêu dinh dưỡng quốc gia, song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt ở lứa tuổi tiền học đường và học đường.

TH chính là đơn vị khởi xướng và đồng hành cùng các cơ quan ban ngành từ những ngày đầu xây dựng, triển khai các chương trình dinh dưỡng quốc gia. Bà cho rằng phải tận dụng cơ hội ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò sữa; kiến nghị Chính phủ cần quan tâm chương trình sữa học đường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để trẻ em được uống sữa bảo đảm chất lượng; tập trung đất đai, thu hút các doanh nghiệp lớn về đầu tư nông nghiệp, đưa nông dân trở thành công nhân nông nghiệp – là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị khép kín, sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu.

Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco Group phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 

Về lĩnh vực logictics, ông Trần Bá Dương Chủ tịch THACO cho biết, hiện nay vận chuyển của THILOGI qua Cảng Chu Lai theo các tuyến chính gồm: Tuyến Bắc Campuchia và Tây Nguyên - Chu Lai: 3,900 cont, trong đó THACO là 2,100 cont, chiếm 53%; Tuyến Nam Lào & Bắc Kontum - Chu Lai có gần 4,700 cont và hơn 1 triệu tấn khoáng sản trong đó THACO là 2,200 cont, chiếm 46%; Tuyến Quảng Nam và các tỉnh lân cận Chu Lai: 46,000 cont và hơn 461,000 tấn hàng rời, trong đó THACO là 33,000 cont, chiếm 70%.

Chủ tịch THACO cho rằng, sở dĩ số lượng hàng cont qua Cảng Chu Lai không như kỳ vọng là do hiện nay Cảng chỉ đón được tàu trọng tải 2 vạn tấn do luồng Kỳ Hà hiện hữu đã dừng thi công từ tháng 6/2022. THACO đã có các văn bản đề xuất Bộ GTVT xem xét, chấp thuận giao THACO triển khai công tác nạo vét bằng nguồn vốn doanh nghiệp, gồm luồng mới là Dự án tuyến luồng Cửa Lở: Hiện nay, vẫn còn chờ Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối với Quốc lộ 14D, ông Trần Bá Dương khẳng định, đây là tuyến đường rất quan trọng cho hành lang kinh tế Đông - Tây, hỗ trợ cho các địa phương vùng Nam Lào vận chuyển hàng hóa qua miền Trung Việt Nam nhưng đang xuống cấp, hư hỏng nặng. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT quan tâm bố trí vốn và đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án này trong năm 2025. Về an sinh xã hội, Chủ tịch Thaco kiến nghị nghiên cứu trồng rừng để chống sạt lở và xây nhà ở kiên cố cho người dân vùng bị lũ lụt thiên tai để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người dân.

gleximco20240921222001
Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Geleximco Group kiến nghị: "Thủ tướng, các Phó Thủ tướng động viên chúng tôi rất nhiều nhưng ở dưới có cả một rừng cơ chế, chính sách, chúng tôi vào không biết đi lối nào, ra lối nào. Tôi đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục". Ảnh: VGP/Nhật Bắc
sun-group20240921222005
Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Sun Group phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nêu ý kiến tại hội nghị, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Tập đoàn Sun Group nhấn mạnh vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển "ngành công nghiệp không khói".

Theo ông Đặng Minh Trường, cần thể chế hóa việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược theo cơ chế giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực thực hiện các dự án trọng điểm mang tính trọng lực phát triển kinh tế-xã hội. Đi kèm với cơ chế lựa chọn này, cũng cần có các cơ chế đặc thù đi kèm.

"Đối với một dự án nếu đưa ra đấu thầu, đấu giá thì mất rất nhiều thời gian, 2-3 năm, thậm chí hơn. Tuy nhiên, với một số dự án lớn tạo động lực thì chỉ có một số doanh nghiệp đủ sức thực hiện, cuối cùng thì cũng sẽ chọn chúng tôi mà lại mất rất nhiều thời gian, chi phí, cơ hội và tiền bạc", ông Trường nêu ví dụ.

Đồng thời, Chủ tịch Sun Group cũng kiến nghị xem xét áp dụng mô hình thương mại tự do tại các địa bàn tiềm năng du lịch biển đảo như Phú Quốc… nhằm phát triển thu hút đầu tư

"Các hình thức này phổ biến trên thế giới như đảo Hải Nam (Trung Quốc), đảo Zeju (Hàn Quốc). Mặc dù Phú Quốc là địa danh rất nổi tiếng nhưng công tác truyền thông quảng bá chưa được tương xứng. Với cơ chế đặc thù theo mô hình kinh tế tự do thì chắc chắn Phú Quốc sẽ trở thành điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng mới của thế giới", ông Trường nói.

Liên quan đến cơ chế dành cho thị trường khách du lịch nước ngoài, ông Trường đề xuất các bộ, ngành tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng mở rộng danh sách miễn thị thực đơn phương, miễn thị thực ngắn hạn thí điểm cho khách du lịch từ một số thị trường quy mô lớn, chi tiêu cao; cấp thị thực dài hạn, nhập cảnh nhiều lần cho phân khúc từ Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu…

Thủ tướng: Tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đất nước
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long tại hội nghị ngày 21/9. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
 

Ông Trần Đình Long cho biết ngành thép Việt Nam đã vươn lên vị trí đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 12 thế giới về sản lượng. Vị thế này có được là nhờ sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ, các bộ ngành, ngân hàng và nỗ lực của các doanh nghiệp.

Ông Long đánh giá nhìn chung, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đã được tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, triển khai các công việc thuận lợi hơn.

Trong thời gian tới, vị doanh nhân kỳ vọng các cơ quan quản lý tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa quá trình tháo gỡ vướng mắc về thể chế.

“Mỗi thứ, mỗi khâu làm nhanh hơn một chút thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi rất nhiều”, Chủ tịch Hòa Phát nhấn mạnh.

Ông Long nói thêm Hòa Phát sẽ tích cực tham gia vào các dự án đường sắt và công nghiệp đường sắt. Quan trọng là cần có kế hoạch tổng thể để phối hợp, có hành lang pháp lý, thiết kế ban đầu xem doanh nghiệp thép có thể làm gì, bất động sản làm gì, chế tạo làm gì…

Chủ tịch Hòa Phát khẳng định về vấn đề kỹ thuật, tập đoàn có đủ năng lực để sản xuất thép cho đường ray các dự án đường sắt tốc độ cao.

Ngoài ra, Hòa Phát cũng kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ phát triển các mỏ sắt trong nước để giảm chi phí nhập khẩu quặng sắt cho doanh nghiệp, đặc biệt là đưa mỏ sắt Qúy Xa (Lào Cai) vào hoạt động.

CHÍNH PHỦ CAM KẾT ĐỒNG HÀNH, BẢO VỆ QUYỀN LỢI VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA DOANH NGHIỆP

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng ý với nội dung báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các ý kiến phát biểu tâm huyết của các đại biểu; giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến được nêu, khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành sản phẩm của Hội nghị dưới hình thức một thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ trên tinh thần tiếp thu, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng bày tỏ chia sẻ với những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trong những năm qua vừa qua do nhiều yếu tố chưa có tiền lệ, như đại dịch COVID-19, chiến tranh, cạnh tranh chiến lược, đứt gãy chuỗi cung ứng; cảm ơn các doanh nghiệp đã luôn đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân để góp phần khắc phục khó khăn, thách thức, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Thủ tướng khẳng định: "Chúng tôi rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tham dự hội nghị".

Thủ tướng nhấn mạnh: Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế; nghiên cứu, bãi bỏ các giấy phép con, xóa bỏ môi trường tạo sách nhiễu, phiền hà, làm tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc và chung tay cùng tháo gỡ để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế để doanh nghiệp hoạt động thuận lợi theo pháp luật, yên tâm sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
 

Thủ tướng đề nghị các Phó Thủ tướng, bộ trưởng, trưởng ngành, nếu được phản ánh về khó khăn của doanh nghiệp thì trực tiếp lắng nghe và giải quyết dứt điểm theo chức năng, thẩm quyền của mình, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng.

"Tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đất nước, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển, tinh thần là vướng ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, mắc ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ, không đùn đẩy, không né tránh, không gây phiền hà, sách nhiễu", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng khẳng định các cơ quan tiếp tục lắng nghe ý kiến doanh nghiệp để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hơn nữa theo đúng tinh thần Hội nghị Trung ương 10 và chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, góp phần đắc lực, hiệu quả trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm xác định người dân và doanh nghiệp nghiệp là trung tâm, chủ thể trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; thể chế không chỉ quản lý hiệu quả mà còn kiến tạo phát triển.

Về các góp ý, kiến nghị của doanh nghiệp, Thủ tướng giao các bộ, ngành lắng nghe, tiếp thu và phải giải quyết với các giải pháp cả trước mắt và lâu dài trên tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
 

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ cảm ơn các doanh nghiệp đã đề xuất giao các nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt đô thị, sản xuất thép, xây dựng các tuyến cao tốc, nhà máy điện, sân bay, bến cảng, trung tâm triển lãm quốc gia, nhà ở xã hội, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em và nâng cao thể chất người dân…

Trên cơ sở các đề xuất, các cơ quan sẽ nghiên cứu, giao nhiệm vụ, đặt hàng các doanh nghiệp để thực hiện.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành xử lý công việc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để cùng các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tổ chức thực hiện rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả.

Ngoài hội nghị này, Thủ tướng giao các bộ ngành tổ chức các hội nghị chuyên đề với doanh nghiệp theo các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, thuế, đầu tư… theo tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có sản phẩm, kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được".

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phát huy 6 tiên phong:

Thứ nhất, tiên phong thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung vào các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới, ứng phó biến đổi khí hậu.

Thứ hai, tiên phong tham gia các chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và quốc gia.

Thứ ba, tiên phong tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ tư, tiên phong phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng văn hóa, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh.

Thứ năm, tiên phong góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản trị thông minh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thứ sáu, tiên phong trong đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển doanh nghiệp và phát triển đất nước.


Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai
10/10/2024 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai...

Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 339 tỷ đồng
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 339 tỷ đồng
10/10/2024 Tin nóng

Trong 9 tháng đầu năm 2024, đã thực hiện thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp (F1) và các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 3 doanh nghiệp (F2).

TikTok bị kiện ở Mỹ vì “gây nghiện” cho trẻ em
TikTok bị kiện ở Mỹ vì “gây nghiện” cho trẻ em
09/10/2024 Tin nóng

TikTok phải đối mặt với các vụ kiện mới do 13 tiểu bang và quận Columbia tại Hoa Kỳ đệ đơn vào thứ Ba (8/10), cáo buộc nền tảng truyền thông xã hội...

Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung cao độ giải ngân vốn đầu tư công
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung cao độ giải ngân vốn đầu tư công
09/10/2024 Tin nóng

Chiều 8/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI (mở rộng).

Tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn lực phát triển thị trường bất động sản, nhà ở
Tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn lực phát triển thị trường bất động sản, nhà ở
08/10/2024 Tin nóng

Chiều 8/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...

Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
08/10/2024 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn,...

Vì sao 14 doanh nghiệp tại TP HCM bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan?
Vì sao 14 doanh nghiệp tại TP HCM bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan?
08/10/2024 Tin nóng

Cục Hải quan TP HCM vừa ban hành quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với 14 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.

9 tháng đầu năm: CPI tăng 3,88%, lạm phát cơ bản tăng 2,69%
9 tháng đầu năm: CPI tăng 3,88%, lạm phát cơ bản tăng 2,69%
07/10/2024 Tin nóng

Tổng cục Thống kê cho biết, trong 9 tháng năm 2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Trong nước, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân 9 tháng năm 2024, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.

Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
07/10/2024 Tin nóng

Ngày 6/10, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024.

Xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp kinh tế tăng trưởng thêm gần 1%/năm
Xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp kinh tế tăng trưởng thêm gần 1%/năm
05/10/2024 Tin nóng

Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đóng góp khoảng 0,97 điểm phần trăm/năm vào tăng trưởng GDP...

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư 6.061 tỷ đồng
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư 6.061 tỷ đồng
05/10/2024 Tin nóng

Ngày 4/10, Bộ Tài chính công khai chi tiết tình hình trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu quý II/2024.

Doanh nghiệp bán xăng dầu sẽ được tự quyết định giá?
Doanh nghiệp bán xăng dầu sẽ được tự quyết định giá?
04/10/2024 Tin nóng

Dự thảo Nghị định đưa ra công thức giá bán xăng dầu để doanh nghiệp tự tính toán giá, quy định nhà nước công bố các yếu tố hình thành giá để doanh nghiệp...

Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh
Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh
03/10/2024 Tin nóng

Tính đến thời điểm tháng 9/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Quảng Ninh năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm...

Nghị định kinh doanh xăng dầu sẽ được xây dựng theo hướng thị trường
Nghị định kinh doanh xăng dầu sẽ được xây dựng theo hướng thị trường
03/10/2024 Tin nóng

Chiều 2/10, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị trao đổi, thống nhất để hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu...

Thành phố Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công mới đạt 20%
Thành phố Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công mới đạt 20%
02/10/2024 Tin nóng

Chiều 1/10, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tham dự phiên họp kinh tế - xã hội thường kỳ tháng 9 và triển khai nhiệm vụ công tác...

Quy hoạch sân bay Biên Hòa đón 5 triệu hành khách vào năm 2050
Quy hoạch sân bay Biên Hòa đón 5 triệu hành khách vào năm 2050
02/10/2024 Tin nóng

Theo Quyết định số 1199 QĐ-BGTVT ngày 30 9 2024 do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn ký, phạm vi nghiên cứu quy hoạch...

NIC: Hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
NIC: Hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
01/10/2024 Tin nóng

NIC đã hoàn thành sứ mệnh là hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam trong 5 năm qua, kết nối các doanh nghiệp, startup và nhà nghiên cứu.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10
30/09/2024 Tin nóng

Một loạt những chính sách liên quan vấn đề kinh tế như: Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, Chế độ báo cáo...

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
29/09/2024 Tin nóng

Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance