Triển vọng của Việt Nam sẽ góp phần đưa ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào 2030
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá, tác động của Covid-19 đã gây ra những gián đoạn kinh tế - xã hội kéo dài tại khu vực ASEAN. Tuy nhiên, khu vực này lại đang cho thấy khả năng phục hồi lớn nhờ chính sách ổn định cùng hứa hẹn phân phối vaccine tại các quốc gia, bao gồm Việt Nam và Singapore.

Nghiên cứu của WEF chỉ ra rằng, nếu có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước đại dịch thì khu vực ASEAN dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030.
Để đạt được điều này, khu vực phải ưu tiên một số biện pháp hỗ trợ tăng trưởng bền vững và có khả năng phục hồi.
Thứ nhất, đảm bảo hợp tác có hiệu quả trong khu vực và trên thế giới
Theo đại diện của WEF, ông Lee Joo Ok, hợp tác có hiệu quả giữa các nước thành viên là một trong những nguyên tắc được đặt ra ngay từ khi thành lập cộng đồng ASEAN.
Trong bối cảnh đại dịch, các quốc gia đã hoàn toàn xóa bỏ ranh giới để nhất trí thành lập các Quỹ Ứng phó ASEAN Covid-19, Dự trữ Vật tư Y tế ASEAN và gần đây nhất là thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai (ACRF).
Ngoài ra, ASEAN cũng chú trọng hợp tác đa phương với các quốc gia bên ngoài thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP, bao gồm 5 đối tác thương mại chính: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Cho đến nay, RCEP là hiệp định thương mại tự do khu vực lớn nhất thế giới, chiếm 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson kỳ vọng đến năm 2030, RCEP sẽ bổ sung vào nền kinh tế thế giới 186 tỷ USD mỗi năm.
Đồng thời, ASEAN cũng đề cao quan hệ đối tác công tư trong ứng phó với các tình huống khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cộng đồng và giải quyết các vấn đề khu vực như thiếu hụt cơ sở vật chất, tài chính và kỹ năng.
Đơn cử là việc hình thành các liên minh hành động theo từng quốc gia cụ thể, hình thành hành động chung để nâng cao hiệu quả nhập khẩu vaccine và thiết bị y tế Covid-19…
Thứ 2, mở rộng kết nối và ưu tiên chuyển đổi số
Thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các quốc gia trong khu vực đã hợp tác nhằm đảm bảo dòng lưu chuyển của các mặt hàng thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế. Qua đó, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng và giảm thiểu tác động của Covid-19.
Ông Lee Joo Ok nhấn mạnh, khu vực ASEAN đã chứng kiến tốc độ chuyển đổi số chưa từng có. Một cuộc khảo sát do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện với 60.000 thanh niên ASEAN cho thấy, có 87% thanh niên đã tăng cường sử dụng ít nhất 1 công cụ số so với thói quen sử dụng trước, 42% thanh niên chọn ít nhất 1 công cụ số mới, và cứ 4 người bán hàng trên trang thương mại điện tử thì có 1 người là dùng lần đầu.
Để thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số này, ASEAN đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các chính sách khu vực. Bao gồm khuôn khổ thanh toán xuyên biên giới, kế hoạch thúc đẩy sản xuất thông minh và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái 5G.
Đồng thời, Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng triển khai Sáng kiến ASEAN số nhằm góp phần vào quá trình chuyển đổi nói trên.
Cùng với tốc độ chuyển đổi như vậy, đầu tư cơ sở hạ tầng số và đầu tư kỹ năng số sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng, theo WEF.
Thứ 3, chú trọng nâng cao tính bền vững
Ông Lee nhận định, ASEAN phải hướng tới mục tiêu giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch và khuyến khích đầu tư thân thiện với môi trường. Theo đó, tính bền vững được đánh giá là 1 trong 5 chiến lược chính trong nỗ lực phục hồi của cộng đồng. Hiện khu vực ASEAN cũng đã xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững (SDG) dựa trên các sáng kiến.
Tại Việt Nam và Indonesia, Đối tác Hành động Nhựa Toàn cầu của WEF đã khởi tạo quan hệ đối tác quốc gia nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa. Ngoài ra, ASEAN nên tăng cường hợp tác với các đối tác, cơ quan phát triển và khu vực tư nhân nhằm gia tăng các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới kỳ vọng với 3 yếu tố nói trên, cộng đồng ASEAN sẽ đóng vai trò là hình mẫu về những thay đổi tích cực cũng như khả năng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
TIN LIÊN QUAN
-
Kinh tế sẽ phục hồi mạnh và thế giới sẽ tràn ngập tiền những năm tới
-
'Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán không thực sự phản ánh sự thịnh vượng của nền kinh tế'
-
Ngân hàng Thế giới: Đại dịch Covid-19 có thể mang đến "một thập kỷ mất mát" cho tăng trưởng kinh tế
-
Kinh tế năm qua: Cơn sốt đầu tư vào Việt Nam, kỳ lân thứ 2 và lượng tiền khổng lồ làm "tắc đường" sàn chứng khoán
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán
Chính sách thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có hiệu lực vào ngày 9/4 đang tạo ra những chấn động đối với thương mại toàn cầu.
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa; riêng đối với Trung Quốc,...
Thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực
Hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Mỹ bắt đầu chịu mức thuế mới từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
Theo Cục Thống kê, trong quý I/2025, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I/2025, CPI...
Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, người dân và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ...
"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu...
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Xem nhiều




