VnFinance
Thứ ba, 05/01/2021, 07:46 AM

Vay ngang hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam: Để tránh vết xe đổ...

Chỉ khi nào Việt Nam có hành lang pháp lý đầy đủ thì hẵng cho phép cho vay ngang hàng hoạt động, tránh tình trạng mở ra rồi không quản được.

Cuối năm 2020, cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc tuyên bố toàn bộ ngành công nghiệp cho vay ngang hàng (P2P) sau 14 năm ra đời và phát triển bùng nổ đã bị xóa sổ. Thế nhưng, quả bom tài chính vẫn còn lơ lửng khi hàng triệu gia đình ở Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ nhân dân dân vào các nền tảng này, vô số nhà đầu tư vẫn đang thấp thỏm chờ được trả tiền tiết kiệm. Họ trình báo cảnh sát, khiếu nại, khởi kiện, thậm chí xuống đường biểu tình.

Thống kê của cơ quan quản lý Trung Quốc hồi tháng 8/2020 cho biết, khoảng 800 tỷ nhân dân tệ (tương đương 122,7 tỷ USD) tiền đầu tư vẫn chưa được hoàn trả.

Trong bối cảnh Trung Quốc và một số quốc gia khác như Singapore, Indonesia... đang tăng cường quản lý dịch vụ cho vay ngang hàng thì theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty cho vay ngang hàng của Trung Quốc đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam.

Để tránh vết xe đổ của Trung Quốc, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho rằng, Việt Nam chỉ nên cho phép dịch vụ cho vay ngang hàng hoạt động khi có một hành lang pháp lý đầy đủ.

"Chỉ khi nào chúng ta quản được thì hẵng mở ra, quản lý được đến đâu thì mở ra đến đấy. Còn bây giờ, khi không quản lý được mà đã mở ra, hệ quả sẽ vô cùng nặng nề, rủi ro mất tiền cho nhà đầu tư là rất lớn", ông Kiêm bày tỏ quan điểm và cho rằng thời điểm này tốt nhất là nên cấm dịch vụ cho vay ngang hàng.

Nguyên Thống đốc NHNN cũng bày tỏ sự lạc quan vào sự kiểm soát của Việt Nam khi các công ty ngang hàng nước ngoài, nhất là Trung Quốc, tràn vào Việt Nam. Theo đó, chính sách của Trung Quốc đối với dịch vụ cho vay ngang hàng khác với Việt Nam. 

Về nguyên tắc, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hoạt động phải có giấy phép, địa chỉ, khách hàng... trong khi Nhà nước Việt Nam không công nhận hình thức cho vay ngang hàng nên mọi hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đều ngoài vòng pháp luật.

Cho vay ngang hàng giải ngân qua các ứng dụng trên điện thoại.

"Các công ty cho vay ngang hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam nhưng sẽ không thể hoạt động tự do như ở Trung Quốc hay cho vay như một ngân hàng được cấp phép bình thường. Đã là hoạt động chưa được pháp luật quy định thì cơ quan chức năng sẽ quản rất chặt, kể cả địa phương  cũng có sự theo dõi, nếu phát hiện sẽ bị xử lý ngay", TS Cao Sĩ Kiêm nói.

Trong khi đó, trong lần trao đổi với Đất Việt, chuyên gia kinh tế-tài chính Trịnh Đoàn Tuấn Linh cho biết, hình thức cho vay ngang hàng tại Việt Nam đang bị pháp luật bỏ trống, do đó có không ít đối tượng đã lợi dụng mô hình này và biến tướng gây bất ổn tới an ninh kinh tế và xã hội.

Cũng bởi Việt Nam chưa có bất kỳ hành lang pháp lý nào về cho vay ngang hàng nên các công ty Trung Quốc hay nước ngoài khác hoạt động trong lĩnh vực này thường đăng ký là công ty tư vấn đầu tư, quan hệ cho vay vẫn được hiểu là quan hệ dân sự. Họ thành lập ở Việt Nam, góp vốn, mua lại... và hoạt động bình thường như các công ty tư vấn đầu tư khác.

Thực tế, hoạt động của công ty cho vay ngang hàng, mối quan hệ giữa công ty và nhà đầu tư khá phức tạp. Đôi khi họ là một và thường đứng tên những người khác nhau, hoặc nhờ đứng tên... để lách luật.

"Các công ty cho vay ngang hàng Trung Quốc hay một số công ty nước ngoài  khác đăng ký với ngành nghề tư vấn đầu tư (Công ty P2P Lending), là công ty trung gian huy động nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư (cho vay). Thế nhưng, đằng sau đó là tiền họ mang từ nước ngoài vào, với danh nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng có thể là tiền của họ đứng tên một hoặc các nhà đầu tư khác và tiến hành cho vay tại Việt Nam", ông Linh giải thích.

Nhấn mạnh rằng các công ty cho vay ngang hàng không nắm giữ tiền mà tiền cho vay là của nhà đầu tư, vị chuyên gia chỉ ra rằng, với nhà đầu tư có tiền, họ có quyền lựa chọn bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam để gửi và sử dụng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền...

"Điều này hoàn toàn hợp pháp, quan trọng là nguồn tiền gửi vào phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. NHNN chỉ quản lý đối với nguồn gốc tiền và đã có quy định về phòng chống rửa tiền. Còn mục đích chuyển tiền trong cho ngang hàng là quan hệ dân sự, các NHTM sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành", chuyên gia Trịnh Đoàn Tuấn Linh nói.

Nhấn mạnh rằng các công ty P2P Lending không nắm giữ tiền mà tiền cho vay là của nhà đầu tư, vị chuyên gia chỉ ra rằng, với nhà đầu tư có tiền, họ có quyền lựa chọn bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam để gửi và sử dụng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền...

"Điều này hoàn toàn hợp pháp, quan trọng là nguồn tiền gửi vào phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. NHNN chỉ quản lý đối với nguồn gốc tiền và đã có quy định về phòng chống rửa tiền. Còn mục đích chuyển tiền trong cho vay P2P Lending là quan hệ dân sự, các ngân hàng thương mại sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành", chuyên gia Trịnh Đoàn Tuấn Linh nói.

Khẳng định việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam là rất cần thiết, theo ông Linh, điều quan trọng là cần xem xét cho vay ngang hàng hoạt động như các tổ chức tín dụng hay công ty tư vấn và đầu tư của cá nhân.

Vị chuyên gia nhắc lại bài học của Trung Quốc. Theo đó, quốc gia này xem các công ty P2P Lending như một công ty tư vấn đầu tư, dẫn đến làm cho hoạt động cho vay ngang hàng phát triển chóng mặt tại Trung Quốc, biến tướng thành tín dụng đen.

"Cần xem các công ty P2P Lending như một tổ chức tín dụng với phương thức huy động vốn và cho vay đặc thù so với các tổ chức tín dụng hiện tại. Từ đó, cần ban hành các quy định về huy động vốn, cho vay với loại hình này... để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các bên (nhà đầu tư, người vay, công ty P2P Lending) cũng như tránh các vụ lừa đảo, tín dụng đen, ảnh hưởng đến người dân và xã hội", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất và Chính phủ đang xây dựng nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính, cho vay ngang hàng để làm cơ sở thực tiễn xây dựng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với loại hình kinh doanh này trong thời gian tới.

Tuy vậy, theo Bộ KH-ĐT, kể cả khi Nhà nước có chính sách, khuôn khổ pháp lý thì cho vay ngang hàng cũng như công nghệ tài chính vẫn có rủi ro vì môi trường quản lý không như kỳ vọng, nhiều công ty có thể phải dừng hoạt động hoặc phá sản.

Với nhà đầu tư, rủi ro mất tiền có thể xảy ra khi người đi vay mất khả năng thanh toán hoặc công ty cung cấp sàn giao dịch cho vay ngang hàng gặp rủi ro hoạt động. Đơn cử như không xác định được chính xác thông tin khách hàng, mất hoặc không truy cập được thông tin thay đổi của thành viên tham gia sàn giao dịch.

“Nếu cơ quan quản lý không khẩn trương ban hành và triển khai chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kinh doanh trong lĩnh vực này, công ty nước ngoài có thể chi phối hoàn toàn thị phần. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ các chỉ số đảm bảo an toàn hoạt động thì có thể gia tăng rủi ro nợ xấu”, Bộ KH-ĐT cảnh báo.


“Vàng mắt” vì 'chơi' vàng online
“Vàng mắt” vì "chơi" vàng online

Thời gian vừa qua, khi giá vàng thế giới và Việt Nam liên tục đạt “đỉnh”, có rất nhiều người nhận được lời mời, lôi kéo tham gia các hội nhóm đầu tư vàng online,...

Nhà đầu tư đua nhau mua vào, giá vàng bật tăng mạnh mẽ
Nhà đầu tư đua nhau mua vào, giá vàng bật tăng mạnh mẽ

Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (18/5 - theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường New York đã đảo chiều tăng mạnh mẽ sau phiên giảm trước đó...

Tin ngân hàng ngày 18/5: LPBank được tăng vốn điều lệ lên 33.576 tỷ đồng
Tin ngân hàng ngày 18/5: LPBank được tăng vốn điều lệ lên 33.576 tỷ đồng

SeABank tăng mạnh lãi suất tiết kiệm 2 lần liên tiếp; HD SAISON ưu đãi công nhân Nghệ An vay tới 195 tỷ đồng lãi suất 0%;...

Giá vàng hôm nay (18/5): Thị trường thế giới bất ngờ tăng mạnh
Giá vàng hôm nay (18/5): Thị trường thế giới bất ngờ tăng mạnh

Giá vàng thế giới hôm nay (18/5) tăng mạnh và ghi nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp trong bối cảnh thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)...

NHNN chính thức thanh tra hoạt động kinh doanh vàng
NHNN chính thức thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngày 17/5/2024, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 324/QĐ-TTGSNH2 thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD), doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh vàng.

Tổng giám đốc SJC đề xuất xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Tổng giám đốc SJC đề xuất xóa bỏ độc quyền vàng miếng

Tại họp báo kinh tế xã hội TP HCM, bà Lê Thúy Hằng, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết, Nghị định 24/2012 ra đời...

Tin ngân hàng ngày 17/5: Yêu cầu ngân hàng kết nối hóa đơn điện tử khi mua bán vàng
Tin ngân hàng ngày 17/5: Yêu cầu ngân hàng kết nối hóa đơn điện tử khi mua bán vàng

Tỷ giá USD ở các ngân hàng hạ nhiệt; Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn xanh; Bac A Bank chào bán thêm 2.000 tỷ đồng trái phiếu…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô...

Giá vàng hôm nay (17/5): Giảm trước áp lực bán chốt lời
Giá vàng hôm nay (17/5): Giảm trước áp lực bán chốt lời

Giá vàng thế giới hôm nay (17/5) giảm khi các nhà đầu tư bán chốt lời sau phiên tăng mạnh trước đó. Chỉ số US Dollar Index phục hồi cũng đang gây thêm áp lực cho vàng.

Đấu thầu thành công 12.300 lượng vàng
Đấu thầu thành công 12.300 lượng vàng

Phiên đấu thầu ngày 16/5 ghi nhận số lượng đơn vị trúng thầu và số lượng vàng bán thành công cao nhất từ trước tới nay.

Ngân hàng không được tăng vốn cho công ty con nếu nợ xấu vượt 3%
Ngân hàng không được tăng vốn cho công ty con nếu nợ xấu vượt 3%

Tại dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 51/2018, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng phải có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ...

Tin ngân hàng ngày 16/5: Tín dụng tại TP HCM tăng 1,31% trong 4 tháng
Tin ngân hàng ngày 16/5: Tín dụng tại TP HCM tăng 1,31% trong 4 tháng

LPBank miễn 100% phí nhận/chuyển tiền cho doanh nghiệp thanh toán quốc tế; ABBank tăng lãi suất tiết kiệm 6 tháng lên cao hàng đầu hệ thống;...

'So găng' thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng
"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng

Trong cơ cấu tổng thu nhập hoạt động, mảng thu nhập lãi thuần (NII) đóng vai trò chính giúp ngân hàng thu lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kết thúc quý I/2024, tăng trưởng...

MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024
MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024

Kết thúc quý I/2024, ngân hàng MSB báo lãi nhờ kinh doanh ngoại hối gấp 4 lần cùng kỳ. Tỷ lệ CASA lên hơn 29%. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân...

Giá vàng hôm nay (16/5): Đồng loạt tăng
Giá vàng hôm nay (16/5): Đồng loạt tăng

Giá vàng thế giới hôm nay (16/5) tăng khi đồng bạc xanh và lợi suất trái phiếu của Mỹ giảm sau báo cáo lạm phát mới nhất. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)...

Tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá cọc giảm về 87,5 triệu đồng/lượng
Tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá cọc giảm về 87,5 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào ngày 16/5. Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc giảm về 87,5 triệu đồng/lượng.

“Cú huých” cho cộng đồng doanh nghiệp với chính sách cho vay trả nợ trước hạn của VPBank
“Cú huých” cho cộng đồng doanh nghiệp với chính sách cho vay trả nợ trước hạn của VPBank

VPBank vừa tung ra sản phẩm chuyển đổi khoản vay dự kiến sẽ là “cú huých” mạnh mẽ cho cộng đồng doanh nghiệp có nhu cầu vay trả nợ trước hạn. Theo đó, VPBank ...

Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến
Tăng cường giải pháp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến

Hướng tới mục tiêu nâng cao tính an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ, các ngân hàng thương mại đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ...

Tin ngân hàng ngày 15/5: Agribank lên kế hoạch lãi trước thuế gần 27.000 tỷ đồng trong năm 2024
Tin ngân hàng ngày 15/5: Agribank lên kế hoạch lãi trước thuế gần 27.000 tỷ đồng trong năm 2024

BIDV rao bán lần thứ 5 xe Maybach với giá chỉ từ hơn 2 tỷ đồng; Yêu cầu tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận vàng;...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance