Vì sao khu đông TP. Hồ Chí Minh cao mà vẫn ngập?
Chuyên gia chỉ ra rằng hệ thống thoát nước ở khu vực này không theo kịp với tốc độ đô thị hóa, chưa được đầu tư bài bản, hoàn chỉnh.
Dù là nơi cao nhất của TP.HCM song khu vực phía đông TP gồm quận Thủ Đức, một phần quận 9, huyện Củ Chi vẫn thường xuyên ngập nặng.
Minh chứng gần đây nhất là cơn mưa lớn kéo dài nhiều tiếng đồng hồ diễn ra vào chiều tối 14/9 đã khiến nhiều tuyến đường ở quận Thủ Đức như Kha Vạn Cân, Võ Văn Ngân, Hiệp Bình, Tô Ngọc Vân... ngập nặng, hàng loạt phương tiện bị chết máy, phải bì bõm dắt bộ, nhiều đoạn đường dốc nước chảy xối xả cuốn xe máy ngã nhào. Chưa kể, hàng trăm hộ dân phải khốn khổ tát nước tràn vào nhà.
Trao đổi với Đất Việt, GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường cho biết, hiện tượng ngập ở khu vực phía đông TP.HCM là ngập cục bộ, mưa lớn kéo dài, cống thoát không kịp khiến nước ứ lại một chỗ.
GS Bá khẳng định, không phải cứ địa hình cao là không ngập. Bằng chứng là nằm ở cao nguyên như Đà Lạt, Hà Giang mưa lớn vẫn ngập, hay có nơi bốn bề là biển như Phú Quốc cũng vẫn ngập.
"Nguyên nhân chính là do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, trong khi hệ thống hạ tầng thoát nước, vốn chưa được đầu tư bài bản, hoàn chỉnh, không theo kịp. Lẽ ra trong quá trình đô thị hóa, quy hoạch đô thị với quy hoạch thoát nước phải đồng bộ, đằng này chúng bị chồng chéo lên nhau, mạnh ai nấy làm, không tuân thủ khoa học, dẫn đến tình trạng hễ mưa lớn kéo dài là ngập", nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường nhận xét.

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, khu vực Thủ Đức có lợi thế về độ dốc, trước đây, vùng bưng 6 xã là vùng trũng, nước từ các nơi đổ về đây, nhưng sau này đã đô thị hóa hết, hệ thống cống ở Thủ Đức lại có khẩu độ nhỏ.
Trước đây, khi xây dựng, cơ quan chức năng cũng đã tính, nhưng nay dân số tăng lên quá nhanh, lượng nước thải đổ ra cống quá lớn, chưa kể còn có nước mưa. Bởi đô thị hóa, bê tông quá quá nhanh, nước không ngấm được xuống đất mà chảy đều trên bề mặt, dồn ứ lại.
Cho nên, để giải bài toán chống ngập ở khu đông TP.HCM, theo vị chuyên gia, phải quy hoạch lại, nâng cấp hệ thống thoát nước cho phù hợp.
Thời gian qua, ông thấy có một số ý kiến đề xuất nâng cấp cục bộ mặt đường ở những vị trí trũng thấp thế nhưng đề xuất này có cái dở là khi nâng mặt đường thì nhà dân tụt xuống thấp, mưa lớn thì nước chảy vào nhà dân.
Bài học nhãn tiền là một số tuyến đường ở quận Bình Tân cách đây vài năm được nâng lên đã biến nhà dân thành hầm, người dân muốn lên được mặt đường phải bắc thang, đến khi mưa thì nước đổ xuống nhà dân gây ngập.
"Nếu cứ thực hiện các biện pháp công trình mang tính cục bộ theo kiểu: ngập đâu đắp đấy, đường ngập thì nâng đường, nhà ngập thì nâng nhà thì bài toán chống ngập không bao giờ giải được, trái lại nó chỉ giống như một cái ruột xe quá cũ nát, vá chỗ nọ lại xì hơi chỗ kia", GS.TS Lê Huy Bá nêu quan điểm.
Nhìn rộng ra, đối với bài toán chống ngập của TP.HCM cũng vậy. Theo vị chuyên gia, việc giải quyết chống ngập phải giải quyết theo lưu vực mà lưu vực thì không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Không nên xác định theo tuyến mà phải xét trên phương diện lưu vực hay tiểu lưu vực.
Nếu xác định theo tuyến sẽ có trở ngại khi một tuyến đường chạy qua một lưu vực tự nhiên thì nó phân lưu vực này thành hai tiểu lưu vực khác nhau, tính chất úng thủy và thoát thủy cũng rất khác nhau.
Hơn nữa, giải quyết theo tuyến thì chỉ giải quyết ngập đường còn ngập nhà thì sao? Do đó nên khoanh định từng lưu vực, thậm chí có thể theo tiểu lưu vực để giải quyết bài toán chống ngập.
Điều quan trọng nhất, các vấn đề liên quan đến quy hoạch, chống ngập... cần phải có sự đóng góp ý kiến của lực lượng trí thức, các nhà khoa học.
Có như vậy, theo vị chuyên gia, mới tránh được tình trạng tiền ngân sách tiêu rất nhiều song ngập vẫn hoàn ngập, như câu chuyện thuê máy bơm khủng chống ngập cho một đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Theo thông tin trên báo Thanh niên, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM đang trình phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án chống ngập cho khu vực phía đông TP.HCM. Dự kiến, các dự án sẽ được triển khai vào cuối năm 2020 và trong năm 2021. |
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài...
PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, những thông báo về thuế quan của Mỹ đã khiến Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 giảm...
Xem nhiều




