Việt Nam sản xuất 287 chi tiết ô tô: Không thể vội...
Có 30 năm phát triển công nghiệp ô tô song Việt Nam mới sản xuất được các chi tiết, cụm chi tiết đơn giản, nguyên nhân chủ yếu là do năng lực.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT kèm theo danh mục các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được.
Các danh mục hàng hóa này là căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đối tượng miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế và không bao gồm hết các hàng hóa khác trong nước đã sản xuất được lưu thông trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng chưa được quy định tại Thông tư này.
Trong số danh mục được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm thông tư có danh mục các loại linh kiện, phụ tùng xe ô tô. Cụ thể, theo Phụ lục V ban hành kèm theo thông tư, hiện các doanh nghiệp tại Việt Nam đã sản xuất được tổng cộng 287 chi tiết và cụm chi tiết ô tô.
Tuy nhiên, đây chủ yếu vẫn là những linh kiện và cụm linh kiện đơn giản như tấm ốp cửa, khung khoang động cơ, gioăng cửa, vành xe, bộ phận giảm chấn, ống xả, vô-lăng, bình ắc-quy, lốp không săm, lò xo, bộ dây điện, tấm lót sàn... Các loại linh kiện, cụm linh kiện và phụ tùng quan trọng thuộc hệ truyền động, động cơ trong nước vẫn chưa sản xuất được.
Là người trong ngành, PGS.TS Nguyễn Khắc Trai, nguyên giảng viên Bộ môn ô tô và xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội không bất ngờ trước con số này dù ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có 30 năm phát triển và tính đến hết năm 2020 có khoảng trên 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô.
Lý giải thực trạng này, theo ông, trước hết là do trình độ công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng được, mà muốn có công nghệ thì phải nhập thiết bị.
Thứ hai, khi đã nhập thiết bị thì không có nguyên vật liệu đầu vào. Nói cách khác, công nghệ luyện kim của Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ để có thể sản xuất ra những chi tiết của động cơ, của hệ thống truyền lực, như bánh răng, pít tông... vì chúng đòi hỏi công nghệ tương đối cao.
Nguyên nhân thứ ba liên quan đến vốn. Hiện nay, vốn là vấn đề rất khó khăn bởi có thị trường thì doanh nghiệp mới dám đầu tư vốn. Vậy nhưng, trong 2 năm qua, thị trường ô tô gần như không phát triển, vì vậy các nhà đầu tư rất hạn chế bỏ tiền ra.
Thứ tư, do cầu của thị trường. Dịch bệnh khiến người dân phải giãn cách, hạn chế đi lại, nhu cầu mua bán ô tô cũng không còn nhiều nữa.

Chính bởi các nguyên nhân trên nên quá trình phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam lại phải tiếp tục chờ đợi.
"Những vấn đề này dẫn tới công nghệ lõi - là động cơ và hệ thống truyền lực, ở Việt Nam chưa có nhiều công nghiệp hỗ trợ để có thể phục vụ khu vực này. Còn công nghệ để khảo sát, nghiên cứu, Việt Nam đã làm từ lâu, từ thuở còn Nhà máy Diesel Sông Công. Bây giờ, muốn đầu tư để có được một số lượng lớn linh kiện, cụm linh kiện đáp ứng được nhu cầu thì rất khó khăn.
Chưa kể, Việt Nam cũng rất khó có thể tham gia vào công nghệ lõi vì các hãng sản xuất ô tô hiện nay không có nhu cầu nên họ không phát triển thêm nhiều. Nếu chỉ đầu tư cho Việt Nam thì các hãng lỗ to.
Nếu Việt Nam tham gia được vào một khu vực nào đó tức là chúng ta đã chia phần chiếc bánh của thị trường công nghiệp hỗ trợ, mà các nước hiện giờ chưa muốn cho Việt Nam tham gia vào, trong điều kiện kinh tế hiện nay họ vẫn loanh quanh trong những công ty của họ", PGS.TS Nguyễn Khắc Trai lý giải và cho rằng không có cách nào khác Việt Nam đành phải chấp nhận chậm và chờ đợi vì không thể vượt qua được các quy luật kinh tế của ngành sản xuất vốn đòi hỏi công nghệ cao và độ tin cậy lớn như công nghiệp ô tô.
Cũng từ những phân tích trên, vị chuyên gia lưu ý cần cân nhắc thận trọng khi tiếp tục đưa ra các chính sách ưu đãi đối với ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp.
"Nền kinh tế đang bị chia năm xẻ bảy, không sản xuất, kinh doanh được vì dịch bệnh, giãn cách xã hội. Nếu bây giờ ưu đãi nữa thì mất cân đối tài chính của toàn quốc gia", PGS.TS Nguyễn Khắc Trai nhận xét.
Riêng với các ưu đãi về thuế, vị chuyên gia cho rằng không đáng kể. Còn đối với người tiêu dùng, việc ưu đãi cũng có nhiều ý nghĩa nhưng ý nghĩa ấy không lớn.
"Chúng ta phải bắt đầu tư công nghiệp hỗ trợ, trong đó ngành luyện kim phải được chú ý và phát triển.
Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh, công nghiệp hỗ trợ cần ưu đãi chính là phần công nghệ đóng vai trò then chốt tạo nên chiếc ô tô như động cơ, hệ thống truyền lực với mục tiêu giảm giá thành, giảm phụ thuộc vào bên ngoài. Các doanh nghiệp FDI muốn đầu tư vào công nghiệp ô tô tại Việt Nam cũng phải thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ này và Nhà nước chỉ ưu đãi cho phần công nghiệp hỗ trợ đó mà thôi", vị chuyên gia kết luận.
Tại buổi tọa đàm Chính sách thuế và vai trò Hải quan thúc đẩy công nghiệp ô tô Việt Nam diễn ra hồi tháng 11/2020, câu chuyện về chiếc nắp bình xăng Việt Nam phải nhập khẩu đã được đề cập.
Đây là bộ phận rất nhỏ trong số 30.000 linh kiện khác nhau để sản xuất ra một chiếc ô tô. Chi phí sản xuất và bán ra ở Thái Lan chỉ 1,5 USD, trong khi tại Việt Nam, chi phí sản xuất chiếc nắp bình xăng này là 3,8 USD và sau nhiều lần tiết giảm, sản phẩm này vẫn có giá 2,5 USD. Với giá này, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô phải nhập khẩu.
Ước tính, 80% linh kiện cho sản xuất xe trong nước là nhập khẩu, 20% còn lại là sản xuất trong nước nhưng chủ yếu vẫn là các chi tiết cồng kềnh, giản đơn.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Xem nhiều




