Vietjet Air - Hãng hàng không đầy 'thị phi' nửa đầu năm 2020
Vietjet Air tiếp tục đoạt giải thưởng “Nơi làm việc Tốt nhất châu Á” năm 2020 do tạp chí nhân sự hàng đầu châu Á - HR Asia Magazine vinh danh.
Mới đây, hãng hàng không Vietjet nhận được giải thưởng “Nơi làm việc Tốt nhất châu Á” năm 2020 do tạp chí nhân sự hàng đầu châu Á - HR Asia Magazine vinh danh. Đây là lần thứ hai hãng hàng không thế hệ mới Vietjet nhận được giải thưởng này.
Giải thưởng năm nay ghi nhận những cam kết và nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietjet trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống cho cán bộ nhân viên, từ đó đóng góp vào các kết quả hoạt động chung của công ty.
Vietjet được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hàng không vào năm 2007 và tới năm 2011 doanh nghiệp khai trương chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP HCM đến Hà Nội vào ngày 24/12.
Hiện Vietjet có vốn điều lệ là 5.416 tỷ đồng. Cuối năm 2019, mạng bay của Vietjet gồm 44 đường bay trong nước và 95 đường bay quốc tế.
Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn (6 tháng đầu năm 2020), hãng hàng không giá rẻ này đã gặp không ít các sự cố và tốn nhiều giấy mực của báo giới.
Máy bay Vietjet trật đường băng Tân Sơn Nhất, hàng trăm chuyến bay bị ảnh hưởng
Trưa 14/6, chuyến bay VJ322 khởi hành từ Phú Quốc đi TPHCM lúc 11h23 và hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 12h10. Do bất ngờ bị ảnh hưởng của thời tiết mưa gió lớn tại khu vực sân bay, tàu bay đã trượt ra ngoài mép đường cất hạ cánh 25L/07R. Máy bay và toàn bộ hành khách, tổ bay đều an toàn.
Vietjet lý giải tình huống máy bay hạ cánh trượt khỏi đường băng do ảnh hưởng của thời tiết xấu, mưa lớn là tình huống có thể xảy ra trong ngành hàng không.
Do ảnh hưởng sự cố, Vietnam Airlines cho biết gần 165 chuyến bay của Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VASCO) phải thay đổi giờ khai thác và chuyển hướng hạ cánh đến sân bay khác vì sự việc này. Bamboo Airways cũng cho biết dự kiến thay đổi giờ khai thác và sân bay hạ cánh của 25 chuyến bay. Các hành khách bị ảnh hưởng sẽ được Bamboo Airways hỗ trợ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đây là sự cố hàng không đặc biệt nghiêm trọng và nguyên nhân ban đầu có thể "nhận định lỗi lớn ở phi công".
"Khi máy bay hạ cánh, phi công thực hiện theo lệnh cấp phép của cơ quan quản lý bay, nhưng phi công có quyền thực hiện hạ cánh hoặc không”, ông Thế nói.
Vietjet Air bị khách hàng tố “chiếm dụng” tiền vé?
Khoảng cuối tháng 4/2020, nhiều khách hàng mua vé máy bay của Vietjet Air bức xúc khi hãng hàng không này hủy chuyến do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 mà không có chính sách hoàn tiền thỏa đáng. Theo đó, nhiều khách hàng cho biết, hãng hàng không này chỉ hoàn tiền dưới dạng "treo" trên hệ thống trong thời gian 360 ngày rồi sau đó khách hàng buộc phải sử dụng tài khoản treo đó để đặt các dịch vụ của hãng. Nếu sau khoảng thời gian kể trên khách hàng không có nhu cầu sử dụng dịch vụ của hãng này sẽ bị mất số tiền đã đặt vé.
Không còn lựa chọn nào hơn, nhiều khách hàng đã phải lựa chọn phương án dời lịch bay và thanh toán tiền chênh lệch vé máy bay trong sự ấm ức. Chưa dừng lại ở đó, khi đặt xong vé thì khách hàng lại tiếp tục nhận được thông báo hủy chuyến, khi liên hệ với Vietjet Air giải quyết nhưng kết quả khách hàng nhận được là điện thoại tổng đài viên đều bận, gửi email cũng không nhận được câu trả lời.
Trước những bức xúc của khách hàng phản ánh trên các trang mạng, ngay lập tức, Cục Hàng không đã ra văn bản yêu cầu Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet và các đơn vị liên quan hoàn trả tiền cho khách hàng đã mua trong đợt một số hãng mở bán từ ngày 16/4 khi chưa được cấp phép bay. Việc hoàn vé này cơ quan quản lý yêu cầu các hãng không thu phí của khách.
Khách hàng lại "tố" VietJet Air delay không thông báo, thiếu trách nhiệm với hành lý?
Ngày 27/6, trao đổi với báo chí, chị Nguyễn Thu H. (34 tuổi, quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, chiều ngày 26/6, đoàn của chị gồm 11 người lớn đi chuyến bay mang số hiệu của VJ778 của VietJet Air, khởi hành từ sân bay Cam Ranh về Nội Bài. Tuy nhiên, chuyến bay này đã bị lùi giờ mà không hề có một thông báo nào tới khách hàng.
Chị H. cho biết, do delay chuyến bay nên phải 18h30 máy bay mới hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Tuy nhiên khi về đến sân bay thì chị bị thất lạc thùng hàng hóa ký gửi. Khi ra quầy hành lý ký gửi bị thất lạc chị H. mới té ngửa nhiều hành khách khác cũng bị thất lạc hành lý.
“Tôi mua và đóng thúng hành lý ký gửi là mực khô, tôm khô, và cá khô được đóng hộp cẩn thận. Thế nhưng khi trả lời về việc hàng lý ký gửi bị thất lạc nhân viên mặt đất Vietjet Air lại trả lời do có nước mắm ở hành lý nên hãng không vận chuyển. Quả thực quá bức xúc vì tôi có hai kiện hàng cùng loại hàng nhưng một kiện được vận chuyển đến Hà Nội một kiện lại bị Vietjet “vứt” ở sân bay Cam Ranh”, chị H. nói trong bức xúc.
Vậy nhưng không chỉ riêng một mình chị H. gặp rắc rối với số hàng của mình. Có nhiều khách hàng cùng bay trong chuyến bay VJ778 với chị H. cũng cho biết, họ đã mua nước mắm và được cân hành lý, trả tiền để máy bay vận chuyển hàng. Khi máy bay dừng xuống sân bay Nội Bài, khách hàng lấy hành lý thì không được nhân viên trả số nước mắm, họ phải ra quầy đồ thất lạc để làm thủ tục lấy số hàng trên.
Tại đây, nhân viên đại diện cho Vietjet Air xử lý thất lạc hành lý có nói: “Không được phép hành lý có nước quá 500ml trên máy bay”. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu như không cho chở nước mắm trên máy bay theo quy định thì tại sao phía sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) vẫn cân và thu tiền của khách hàng mà ra đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) thì nhân viên lại nói không được?
Như vậy, dù đã đăng ký hành lý ký gửi và trả tiền nhưng khách hàng vẫn không nhận được số hàng của mình.
Xuất hiện rắn trên máy bay của Vietjet
Không chỉ dừng lại ở việc trật đường băng, delay không thông báo, thiếu trách nhiệm với hành lý,… Vietjet mới đây còn xuất hiện rắn trên máy bay.
Theo đó, khoảng 17h, máy bay Vietjet từ vị trí đỗ 88 di chuyển ra đường để máy bay chuẩn bị cất cánh rời Tân Sơn Nhất - TPHCM đi Hà Nội. Trong quá trình đó, một con rắn bất ngờ xuất hiện trên hộc để hành lý hành khách, hàng ghế số 15.
Trước tình hình này, tổ bay buộc phải dừng việc cất hạ cánh, giải tỏa hành khách khỏi khu vực có rắn và thông báo với bộ phận mặt đất hỗ trợ. Sau đó, tổ lái đưa máy bay quay đầu về bãi đỗ. Phi hành đoàn đã thực hiện quy trình đưa hành khách rời máy bay trở lại nhà ga để đảm bảo an toàn và chờ bộ phận có trách nhiệm xử lý sự việc, thực hiện việc bắt rắn.
Ngay sau đó, đại diện Vietjet đã lên tiếng: “Thông tin ban đầu từ phía cơ quan chức năng, đây là một con rắn cảnh nhỏ chừng 1 gang tay, không độc, do một hành khách để trong hành lý xách tay chui ra hộc hành lý và bị tiếp viên phát hiện trước chuyến bay”.
Lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ Vietjet chỉ đủ hòa vốn trong năm 2020
CTCP Hàng không Vietjet (Mã: VJC) đã công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2020 dự kiến họp ngày 27/6.
Theo tờ trình, Viejet đặt mục tiêu 24.600 tỷ đồng doanh thu dịch vụ vận tải hàng không, giảm 40% so với năm 2019; lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ chỉ đủ hòa vốn.
Mục tiêu doanh thu hợp nhất là 36.000 tỷ đồng, lãi trước thuế 100 tỷ đồng; giảm lần lượt 29% và 98% so với năm 2019. Nguyên nhân đặt kế hoạch kinh doanh giảm mạnh là do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ngành hàng không. Chỉ trong quý I Vietjet lỗ 989 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 1.463 tỷ đồng. Doanh thu của Vietjet cũng ghi nhận giảm tới 47%.
Theo Hà Phương/Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/vietjet-air--hang-hang-khong-day-thi-phi-nua-dau-nam-2020-d78696.html
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
MWG sắp chi gần 1.480 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, cổ đông nhận tiền ngay đầu tháng 8
MWG trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, tổng chi gần 1.480 tỷ đồng. Cổ đông nhận tiền vào tháng 8, trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng ấn tượng...
Doanh nghiệp báo lãi quý I tăng 60%, Bầu Đức cùng nhiều lãnh đạo đồng loạt gom cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận quý I tăng vọt, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận loạt giao dịch mua vào cổ phiếu HAG từ các...
Petrolimex dẫn dắt thị trường xăng E10
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy sự ổn định đáng kể về nguồn cung và giá cả, đồng thời đặt ra những mục tiêu quan trọng...
Xem nhiều




