VnFinance
Thứ sáu, 13/11/2020, 09:20 AM

Xin chuyển hai dự án PPP sang đầu tư công: Đáng lo

Tư nhân đầu tư sẽ nhanh, tiết kiệm và hiệu quả hơn nhà nước đầu tư rất nhiều, vấn đề là cơ chế để cho họ tham gia

Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải mới đây cho biết, sẽ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định hình thức đầu tư đối với hai dự án cao tốc Bắc Nam vừa bị hủy thầu.

Hiện trường thi công cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45. Ảnh: VnE

Cụ thể là dự án quốc lộ 45 - Nghi Sơn và dự án cao tốc Bắc -Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, đây là 2/5 dự án thực hiện theo hình thức PPP, tuy nhiên, không có nhà đầu tư tham gia. Theo đó, Bộ GTVT muốn trình hai phương án, một là tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu nhưng lo ngại không bảo đảm tiến độ dự án. Hai là, chuyển sang đầu tư công. Phương án hai được Bộ GTVT đánh giá khả thi và chủ trương sẽ đề xuất điều chỉnh theo phương án này.

Bình luận về diến biến trên, ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư Tài chính VN (VAFI) không ngạc nhiên và cho biết đó là xu hướng được dự báo trước. Chỉ ra những nguyên nhân, vị chuyên gia cho rằng có nguyên nhân từ khách quan và chủ quan

Thứ nhất, đứng từ góc độ nhà đầu tư, theo ông Hải, đầu tư vào lĩnh vực giao thông hạ tầng không đủ hấp dẫn, nhiều rủi ro. Lý do một phần do cơ chế, chính sách không rõ ràng, minh bạch, phần khác, chủ trương thu phí không thống nhất, thường xuyên thay đổi, khiến nhà đầu tư nản, không muốn tham gia.

Mặt khác, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng gặp nhiều khó khăn, do ngân hàng cho vay vốn phải dựa trên cơ sở thẩm định hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng, vì lý do này cũng khiến các dự án PPP cao tốc đường bộ Bắc Nam phía Đông dần bị teo tóp.

Tính tới nay đã có 6/11 dự án thành phần được thực hiện theo hình thức đầu tư công, thay vì chỉ có 3/11 đoạn dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách, 8 dự án còn lại được đầu tư theo hình thức hợp tác công tư hay còn được gọi là PPP, như dự kiến ban đầu.

Thứ hai, theo ông Hải cũng có nguyên nhân xuất phát từ quá trình thực hiện chủ trương đầu tư các dự án BOT trước đây còn nhiều kẽ hở, dẫn tới tiêu cực, sai phạm trong chỉ định thầu, một vài dự án BOT chỉ nâng cấp đường cũ nhưng lại thu phí như làm đường mới, đặt trạm BOT không đúng vị trí, đặt trạm BOT trên đường độc đạo... gây bức xúc, tạo thành làn sóng tẩy chay BOT, gây ảnh hưởng tới những nhà đầu tư mới, nhà đầu tư làm ăn nghiêm túc, khiến họ không mặn mà. 

Thứ ba, ông Hải nhắc lại đề xuất của Bộ GTVT trước đó đã từng muốn chuyển đổi 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam sang hình thức đầu tư công, sử dụng toàn bộ ngân sách Nhà nước, với lý do đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm ngân sách...

Vì những lý do trên, vị chuyên gia cho rằng việc đề xuất xem xét lại phương án đầu tư tại hai dự án này xuất phát từ việc không có nhà đầu tư tham gia nhưng cũng có thể đó là chủ ý đã được tính toán từ trước, nhất là trong bối cảnh nhà nước đang muốn đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, coi đầu tư công là một kênh tăng trưởng.

Vấn đề cần bàn tiếp là có nên chuyển sang đầu tư công hay không? Và nếu chuyển các dự án PPP sang đầu tư công thì sẽ như thế nào? Trả lời cho câu hỏi trên, ông Hải phân tích tiếp:

Trước hết, cần khẳng định, thu hút nguồn lực từ xã hội hóa, phát triển các dự án hạ tầng theo hình thức PPP là rất cần thiết, tuy nhiên, việc đầu tiên là phải tạo được chính sách, cơ chế thông thoáng, thuận lợi, công khai, minh bạch, sòng phẳng giữa các bên.

Tiếp theo, cơ quan quản lý cũng không được gây khó khăn cho nhà đầu tư, giảm thiểu các khâu hành chính phức tạp, rườm rà, nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình phê duyệt, cấp phép cho dự án. Đặc biệt, ở khâu giải phóng mặt bằng, nhà nước cần tham gia, dự án giao cho nhà đầu tư phải có mặt bằng sạch để tránh tranh chấp, kiện tụng, kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Vấn đề nữa là các thủ tục thanh quyết toán đơn giản, minh bạch, không có tiêu cực, tham nhũng; giá phí công khai, ổn định. Ông Hải nhấn mạnh, nhà đầu tư không phải đi xin nhà nước, nhà đầu tư là đối tác, hợp tác cùng nhà nước, vì thế, cơ chế phải rất sòng khẳng, thuận lợi.

"Bất kỳ dự án nào cũng vậy, nhà đầu tư chỉ mong muốn khi bỏ tiền ra đầu tư thì mọi cơ chế phải sòng phẳng, minh bạch, không cần ưu tiên, ưu ái, nếu làm được như vậy sẽ không phải lo dự án không có nhà đầu tư", ông Hải nói.

Trường hợp, cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư PPP không thay đổi, các dự án phải chuyển đổi sang hình thức đầu tư công là tất yếu, khi đó, những hệ lụy rất khó tránh khỏi.

Đầu tiên là không khuyến khích, thu hút, tận dụng được nguồn lực từ xã hội hóa vào đầu tư phát triển hạ tầng. Như vậy sẽ dẫn tới lãng phí nguồn lực từ tư nhân, không tạo ra những động lực, khích lệ khu vực tư nhân phát triển, trong khi, chúng ta lại đang thiếu vốn, phải đi vay nợ nước ngoài.

Việc này cũng đồng thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề nợ công quốc gia, nhất là những cảnh báo về nợ công ngày càng tăng cao, mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh gần 40 triệu tiền nợ công, việc vay vốn, đầu tư không hiệu quả sẽ dẫn tới những rủi ro rất lớn.

"Tôi khẳng định, tư nhân đầu tư sẽ nhanh, tiết kiệm và hiệu quả hơn nhà nước đầu tư rất nhiều.

Tôi lấy ví dụ, dự án giai đoạn hai của nhà máy Gang thép Thái Nguyên với công suất là 500.000 tấn phôi thép/năm, tổng vốn đầu tư lên tới 8.000 tỷ nhưng vẫn không hoạt động được.

Trong khi, dự án cùng công suất tại Hải Dương, nhưng Hòa Phát chỉ thực hiện trong 2 năm, với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ, dự án đã nhanh chóng hoàn thành, đi vào hoạt động và rất hiệu quả.

Tôi muốn nhấn mạnh, cách thức làm các dự án tới đây cần phải tư nhân hóa, từ khâu đầu tư, giải phóng mặt bằng cho tới quản lý, vận hành dự án. Ở nhiều nước, nhà nước sẽ đứng ra tổ chức đấu thầu, lựa chọn các nhà quản lý dự án tư nhân, từ đó sẽ dần hình thành lên các công ty quản lý dự án tư nhân có uy tín, chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay, các ban quản lý dự án tại Việt Nam lại thuộc các bộ, ngành nên dẫn tới rất nhiều bất cập.

Nếu giao cho các ban quản lý dự án tư nhân thực hiện, chắc chắn không có chuyện đội vốn, chậm tiến độ, lùm xùm tranh cãi công nghệ như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Như vậy, vấn đề ở đây không phải là không có nhà đầu tư tham gia mà là phải làm thế nào để tư nhân tham gia được, nhà nước không nên ôm đồm", ông Hải nhấn mạnh.


Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
25/04/2024 Tin nóng

Ngân hàng Thế giới dự báo, lạm phát sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% vào năm 2024. Trong khi đó, lạm phát CPI sẽ chững lại còn 3%...

Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 Tin nóng

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, trọng tâm là phát triển kinh tế số.

Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
24/04/2024 Tin nóng

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) phải thuộc lĩnh vực, quy mô và đáp ứng điều kiện...

Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
Sẽ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm
22/04/2024 Tin nóng

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc triển khai các văn bản quy định...

Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
Nắng nóng có nơi trên 41 độ C
22/04/2024 Tin nóng

Nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở miền Trung khi Tương Dương (Nghệ An) 41.3 độ, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 40.5 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 39.8 độ, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 40.9 độ…

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
22/04/2024 Tin nóng

Ngày 21/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
Hủy đấu thầu vàng sáng 22/4 do không đủ số lượng thành viên đăng ký
22/04/2024 Tin nóng

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định, nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hủy đấu thầu bán vàng miếng vàng...

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh quý I/2024 phát triển tích cực
19/04/2024 Tin nóng

Quý I/2024, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu hồi phục và phát triển tích cực khi GRDP tăng 6,54% so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ hỗ trợ đấu thầu vàng miếng
16/04/2024 Tin nóng

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có các văn bản gửi các bộ gồm Bộ Bộ Tài chính, Công an và Bộ Công Thương đề nghị phối hợp tăng cường...

Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+
Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+

Tình hình địa chính trị của Trung Đông, mới đây nhất là cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, đang làm xáo trộn các yếu tố cần thiết để OPEC+ thiết lập một mức giá dầu hoàn hảo - không quá cao và cũng không quá thấp - the

Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
Vì sao cần phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán vàng?
15/04/2024 Tin nóng

Các chuyên gia cho rằng, khi buộc tiệm vàng phải xuất hóa đơn điện tử như kinh doanh xăng dầu sẽ giúp minh bạch hóa thị trường vàng.

Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
Căng thẳng Trung Đông tác động đến dự báo giá khí và dầu mỏ như thế nào?
14/04/2024 Tin nóng

Giá dầu tăng, phản ánh mối lo ngại của thị trường về cuộc khủng hoảng Trung Đông đang leo thang, có khả năng liên quan đến Iran, một nhà khai thác dầu lớn của OPEC....

NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
NHNN đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
13/04/2024 Tin nóng

Ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án...

Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công đạt 30% trong quý II/2024
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu giải ngân vốn đầu tư công đạt 30% trong quý II/2024
12/04/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo toàn bộ dự án mới hoàn tất thủ tục quyết định đầu tư, phấn đấu giải ngân...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng trong bối cảnh bất ổn toàn cầu
12/04/2024 Tin nóng

Ngày 11/4 tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay bất chấp những bất ổn kéo dài...

Kinh tế Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0%
Kinh tế Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0%
11/04/2024 Tin nóng

Sáng 11/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức họp báo về tình hình kinh tế Việt Nam. Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO)...

Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao chót vót, khách đổi hướng đi du lịch
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao chót vót, khách đổi hướng đi du lịch
10/04/2024 Tin nóng

Nhiều người đã phải "suy nghĩ lại" kế hoạch đi du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5 do giá vé máy bay quá “đắt đỏ”.

Tổng thu NSNN thực hiện tháng 3 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng
Tổng thu NSNN thực hiện tháng 3 ước đạt 141,8 nghìn tỷ đồng
09/04/2024 Tin nóng

Lũy kế thu ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I/2024 ước đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2023 (ngân sách trung ương (NSTW)...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 tăng hơn 5%
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 tăng hơn 5%
08/04/2024 Tin nóng

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2024 ước đạt 613,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2 % so với cùng kỳ năm trước.

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance