VnFinance
Thứ tư, 19/02/2020, 16:44 PM

1 năm thực hiện CPTPP: Hai vấn đề lớn với Chính phủ và doanh nghiệp

Yêu cầu hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam được các chuyên gia cho là vấn đề đáng quan tâm nhất trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được triển khai trong hơn 1 năm qua tại nước ta.

Thông tin này đã được đưa ra tại Hội thảo "Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 19/02/2020 tại Hà Nội.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Hiệp định này được kỳ vọng tạo thêm xung lực mới cho phát triển thương mại và đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa cải cách kinh tế tại Việt Nam.

DN còn quá quan tâm những vấn đề ngắn hạn

Trình bày báo cáo về thực hiện Hiệp định CPTPP sau 1 năm triển khai, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp - CIEM, cho biết: Hiệp định CPTPP ít nhiều đã có đóng góp tích cực vào hoạt động thương mại của Việt Nam. Với khối nước CPTPP, tỷ trọng XK của Việt Nam chiếm gần 30,2% giai đoạn 2007 - 2008 nhưng giảm dần xuống 23% giai đoạn 2009 - 2010 và 18% giai đoạn 2011 - 2018.

Trong năm 2019 - năm đầu tiên thực hiện CPTPP, kim ngạch XK của Việt Nam sang 6 nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định đạt 34,4 tỷ USD, tăng 8,3%, trong khi kim ngạch NK đạt 30,1 tỷ USD, chỉ tăng 1%.

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA của Việt Nam đạt khoảng 39% năm 2018 - 2019. Hiệp định CPTPP mới bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019, do đó tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa cao ở một số mặt hàng, thị trường.

Tuy nhiên, theo ông Dương, hiệu quả thực thi và khả năng tận dụng những lợi ích tiềm năng của CPTPP còn phụ thuộc vào năng lực thể chế và năng lực của doanh nghiệp trong nước.

Ở cấp độ doanh nghiệp (DN), Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM cho rằng, các DN ít nhiều đã có sự quan tâm, tìm hiểu về CPTPP. Dù vậy, DN còn phải điều chỉnh, xử lý một số vấn đề quan trọng để sẵn sàng hơn đối với CPTPP.

Toàn cảnh hội thảo.

Cụ thể, về mức độ hiểu biết, các DN còn quá lưu tâm đến những vấn đề ngắn hạn; mới chỉ hiểu về thuế quan và cắt giảm thuế quan, chứ chưa thực sự hiểu đầy đủ và có hệ thống về các khía cạnh khác như quy tắc xuất xứ, SPS, TBT... và thiếu thông tin về mạng lưới nhà cung cấp trong và ngoài nước.

Về năng lực khoa học công nghệ, tỷ lệ sử dụng công nghệ cao, đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, và cải tiến công nghệ còn rất thấp.

Trình độ và kỹ năng của người lao động trong khu vực DN; trình độ đội ngũ quản lý, lãnh đạo DN còn hạn chế. DN Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, dù đã có cải thiện quan hệ cung ứng cho DN FDI.

DN Việt Nam có cơ hội không nhỏ từ CPTPP: mở rộng thị trường, gia tăng XK, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; Tiếp cận công nghệ, kỹ năng quản lý nước ngoài; Cải thiện hiệu quả hoạt động khi thể chế kinh tế thị trường trở nên hoàn thiện hơn.

Tuy vậy, DN cũng phải xử lý hiệu quả những thách thức, đặc biệt trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh; khả năng tận dụng cơ hội, đặc biệt là hài hòa việc thực hiện CPTPP với các tuyến hội nhập khác.

Tác động của thể chế có ý nghĩa quan trọng

Một nội dung quan trọng nữa trong báo cáo của CIEM, đó là vấn đề cải cách thể chế. Quá trình thực hiện và triển khai CPTPP trong thời gian qua ghi nhận những nỗ lực nhất định của Nhà nước trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, thể chế theo cam kết FTA. Những chính sách phát triển DN đáng chú ý của Nhà nước là khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân; cải cách DN Nhà nước; cải cách về thu hút FDI, khuyến khích chuyển giao công nghệ và quan hệ cung ứng giữa DN FDI và DN trong nước; điều chỉnh về chính sách hỗ trợ DN tiếp cận nguồn lực và nâng cao năng lực cho DN...

Tuy vậy, ông Dương cho rằng, những nỗ lực này vẫn còn khoảng cách so với thông lệ tốt của quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu cải cách thể chế chính sách thương mại nhằm cải thiện mức độ tận dụng ưu đãi từ các FTA, tận dụng cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng cơ hội gia tăng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, hỗ trợ DN hội nhập và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế, thông tin và tham vấn doanh nghiệp nhằm hỗ trợ DN hội nhập và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.

Thực tế việc triển khai CPTPP trong hơn 1 năm qua cũng đặt ra yêu cầu cải cách thể chế. Đó là thể chế đầu tư; ổn định kinh tế vĩ mô; chính sách ngành/chính sách công nghiệp; thể chế liên quan tới các biện pháp phi thuế quan, sở hữu trí tuệ; thể chế về phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện thương mại, đầu tư; tận dụng không gin chính sách nhằm khuyến khích sự tham gia, sáng tạo của DN.

Bình luận về báo cáo của CIEM, TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, báo cáo đã đề cập đến 2 vấn đề lớn trong khi thực hiện CPTPP, đó là phản ứng của Chính phủ cũng như DN, và đằng sau đó là kỳ vọng về thúc đẩy thể chế.

Nhấn mạnh đến vấn đề thực thi thể chế, TS. Võ Trí Thành cho rằng, Việt Nam Việt Nam cam kết nhiều nhưng thực thi chưa tốt. Đây là điểm mà nhiều nhà đầu tư cho là điểm yếu nhất.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI cho biết, tác động của thể chế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong bối cảnh CPTPP đã được triển khai trong hơn 1 năm qua.

Theo bà Trang, với Việt Nam, CPTPP là tiêu chuẩn và định hướng cho cải cách của bởi nó đề cập cả vấn đề mới và truyền thống, đề cập cả những vấn đề không thuộc thương mại và đầu tư như lao động. CPTPP tạo ra sức ép cho chúng ta cải cách. Nhưng CPTPP cũng là động lực cho Việt Nam cải cách.

"Trong 1 năm vừa qua, về góc độ thể chế có thể nói là quá ngắn nhưng cũng cho thấy những vấn đề về cải cách thể chế chưa được như kỳ vọng của DN. Những cam kết của cơ quan quản lý Nhà nước đến nay vẫn chỉ là kỳ vọng. Nhiều quy định, cam kết về thể chế được đưa vào thực tiễn quá muộn. Đơn cử như cho đến nay vẫn chưa có nghị định quy định về đấu thầu", bà Trang nêu.

Đánh giá cao báo cáo cũng như ý kiến của các chuyên gia, TS. Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng CIEM cho biết, đây là những đóng góp ý nghĩa và thiết thực trong công cuộc cải cách thể chế của Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Lê Đăng Doanh cho rằng cần nhấn mạnh hơn nữa yêu cầu về công khai, minh bạch bởi theo ông đây là yêu cầu không hề dễ dàng khi tham gia CPTPP. Và điều quan trọng là phải thực thi và quán triệt cụ thể.

Tại hội thảo, các chuyên gia đều có chung nhận định, tác động với DN sẽ tích cực hơn nếu Chính phủ củng cố hơn nữa đồng thuận xã hội về tiến trình và các biện pháp cải cách, cân bằng các mục tiêu chính sách, đồng thời tạo dựng thêm không gian chính sách để hỗ trợ DN.

 

Theo Nguyệt Minh/Doanh Nghiệp Việt Nam

 

Link nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/hiep-dinh-cptpp/1-nam-thuc-hien-cptpp-hai-van-de-lon-voi-chinh-phu-va-doanh-nghiep/20200219031019540


3 tháng đầu năm, vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng 13,4%
3 tháng đầu năm, vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng 13,4%
28/03/2024 Tin nóng

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến ngày 20/3/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư...

Giá xăng RON 95 có thể tăng chạm ngưỡng 25 nghìn đồng/lít trong kỳ điều hành 28/3/2024
Giá xăng RON 95 có thể tăng chạm ngưỡng 25 nghìn đồng/lít trong kỳ điều hành 28/3/2024
27/03/2024 Tin nóng

Tại kỳ điều hành 28/3/2024, giá xăng bán lẻ dự báo sẽ tăng từ 2,4 - 2,6% và Liên bộ Tài chính - Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut.

Cảnh báo: 7 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Cảnh báo: 7 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
27/03/2024 Tin nóng

Cục An toàn Thông tin (Bộ TT-TT) cho biết bên cạnh các hình thức lừa đảo xuất hiện trên không gian mạng Việt Nam, gần đây đã đã xuất hiện chiến dịch lừa đảo quốc tế có khả năng ảnh hưởng tới người dùng Việt.

Nhiều cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam
Nhiều cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam
27/03/2024 Tin nóng

Mặc dù bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức nhưng Việt Nam đang ở thời điểm vô cùng quan trọng với nhiều cơ hội lớn, nếu doanh nghiệp bỏ lỡ...

TP HCM công khai 185 doanh nghiệp nợ thuế
TP HCM công khai 185 doanh nghiệp nợ thuế
26/03/2024 Tin nóng

Mới đây, Cục Thuế TP HCM đã công khai danh sách 185 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn đợt 2/2024, với tổng số tiền lên đến hơn 3,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 4 doanh nghiệp nợ thuế trên 100 tỷ đồng.

Bắc Ninh: Sắp đón thêm nhà đầu tư tỷ đô trong lĩnh vực bán dẫn
Bắc Ninh: Sắp đón thêm nhà đầu tư tỷ đô trong lĩnh vực bán dẫn
25/03/2024 Tin nóng

Vừa qua, tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Lam Research đã thông tin về việc hợp tác với Công ty...

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore
25/03/2024 Tin nóng

Sau 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 5,17 tỷ SGD...

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024
24/03/2024 Tin nóng

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động....

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024
23/03/2024 Tin nóng

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động...

Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng
Ngân hàng Nhà nước đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng
21/03/2024 Tin nóng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng...

Vi phạm bồi thường đất đai, 4 cán bộ thành phố Kon Tum bị kết án
Vi phạm bồi thường đất đai, 4 cán bộ thành phố Kon Tum bị kết án
21/03/2024 Tin nóng

Ngày 19/3/2024, TAND tỉnh Kon Tum mở phiên tòa xét xử bốn bị cáo do vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Mức sống của người Đức sụt giảm chưa từng có kể từ sau Thế chiến 2
Mức sống của người Đức sụt giảm chưa từng có kể từ sau Thế chiến 2
21/03/2024 Tin nóng

Một báo cáo do Diễn đàn vì Nền kinh tế mới công bố gần đây cho thấy mức sống năm 2022 của Đức đã sụt giảm lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai...

Thành phố Hồ Chí Minh: Đạt nhiều kết quả trong quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2021-2022
Thành phố Hồ Chí Minh: Đạt nhiều kết quả trong quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2021-2022
20/03/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn...

Dự kiến 1/7/2025, tổ chức tín dụng phải tuân thủ giới hạn về góp vốn, mua cổ phần
Dự kiến 1/7/2025, tổ chức tín dụng phải tuân thủ giới hạn về góp vốn, mua cổ phần
20/03/2024 Tin nóng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc xây dựng và thực hiện lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần...

Hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ tới Việt Nam
Hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ tới Việt Nam
19/03/2024 Tin nóng

Đoàn Doanh nghiệp Cấp cao Hoa Kỳ bao gồm 50 công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, năng lượng, hàng không và quốc phòng, sản xuất...

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' với nhà đầu tư
Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 bảo đảm', đẩy mạnh '3 đột phá' với nhà đầu tư
19/03/2024 Tin nóng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết "ba bảo đảm", đẩy mạnh "ba đột phá" và thực hiện "ba tăng cường" để các nhà đầu tư...

Chính phủ yêu cầu khẩn trương thanh tra, kiểm soát thị trường vàng
Chính phủ yêu cầu khẩn trương thanh tra, kiểm soát thị trường vàng
19/03/2024 Tin nóng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiến độ triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Giá vé máy bay tăng “nóng”, Bộ Tài chính nói gì?
Giá vé máy bay tăng “nóng”, Bộ Tài chính nói gì?
18/03/2024 Tin nóng

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phước cho biết, giá vé máy bay dù có tăng nhưng các công ty vẫn lỗ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về việc chèo kéo, tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm?
Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về việc chèo kéo, tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm?
18/03/2024 Tin nóng

Sáng 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đăng đàn trả lời chất vấn của các ĐBQH. Theo Bộ trưởng, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance