VnFinance
Thứ năm, 09/05/2019, 11:17 AM

Bất động sản “bỏ phố về quê” - Bài 1: Thị trường tỉnh lẻ đang bị "bơm thổi" quá đà?

Thời gian gần đây, dòng vốn đầu tư bất động sản đang có sự dịch chuyển từ các thị trường truyền thống như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh sang các tỉnh lân cận. Những gọi mỹ miều như “miền đất hứa”, “nơi đáng sống”..., vì thế xuất hiện tại nhiều nơi.

Câu chuyện doanh nghiệp địa ốc ồ ạt đầu tư dự án tại các thị trường lân cận, tỉnh lẻ khiến thị trường bất động sản nhiều khu vực phát triển sôi động. Tuy nhiên, tình trạng này cũng khiến nhiều doanh nghiệp trả giá, với lượng hàng tồn kho rất lớn.

Nguyên nhân do đâu?

Trong khoảng một năm trở lại đây, thị trường bất động sản ghi nhận rõ rệt xu hướng dịch chuyển của các doanh nghiệp bất động sản từ thành phố lớn sang các tỉnh lân cận.

Từ giữa năm 2018 đến nay, thị trường đất nền nhiều tỉnh, thành phố có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh, đặc biệt là khu vực lân cận các đô thị lớn. Không chỉ gói gọn trong phân khúc đất nền, sự tăng nhiệt bắt đầu lan ra các phân khúc căn hộ, nhà phố, biệt thự, bất động sản phức hợp vừa có nghỉ dưỡng kèm khu vui chơi giải trí với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn của các “ông lớn” bất động sản.

Không thể phủ nhận nguồn cơn của sự dịch chuyển này là vì những tiềm năng và cơ hội đầu tư rất lớn của các địa phương. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, nguyên nhân quan trọng có lẽ lại xuất phát từ chính môi trường đầu tư ở thị trường truyền thống đang có nhiều rủi ro kìm hãm những chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.

Qũy đất sạch tại các thành phố lớn eo hẹp và ngày càng trở nên đắt đỏ.

Theo các chuyên gia, điều dễ nhận thấy đầu tiên là do quỹ đất sạch tại thành phố lớn không còn nhiều và ngày càng trở nên đắt đỏ. Trong khi đó, chính sách nhà nước ngày càng hạn chế về bất động sản trung tâm, một số vấn đề như pháp lý cũng làm nguồn cung giảm, buộc người dân phải ra khỏi thành phố để đầu tư. Thị trường bất động sản tại các khu vực như TP.HCM, Hà Nội rơi vào tình cảnh khó khăn khi chính quyền siết lại các thủ tục hành chính khiến nhiều doanh nghiệp dạt về vùng “quê” để phát triển dự án.

Do đó, các tỉnh lân cận Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Long An, Bình Dương, Đồng Nai... vô tình đón được cơn sóng này.

Thứ hai, tận dụng cơ hội từ các cơn sóng bất động sản đã đẩy giá nhà đất ở khu trung tâm lên cao, trong khi giá bất động sản ở tỉnh còn thấp lại trở thành điểm thuận lợi thu hút đầu tư.

Thứ ba, nhu cầu đầu tư bất động sản của nhà đầu tư vẫn đang gia tăng mạnh mẽ. Đặc biệt, hiện nay việc đi ra khỏi thành phố trở thành một việc đơn giản và thói quen nên những bất động sản mang tính du lịch hấp dẫn người dân. Theo đó, bất động sản ven biển ở các tỉnh lẻ đã trở thành điểm đến được lựa chọn với nhiều nhà đầu tư.

Vì vậy, đầu tư bất động sản ở các địa phương mới nổi là một xu hướng tất yếu mà các nhà đầu tư đã và sẽ lựa chọn trong thời gian tới. Khi thị trường chưa có sức nóng, chưa có nhiều nhà đầu tư để mắt, cùng với đòn bẩy hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, bất động sản vùng ven sẽ còn nhiều dư địa để nổi sóng.

Tiềm năng và rủi ro

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, từ cuối năm 2017, thị trường bất động sản tại các tỉnh lẻ đã “nóng” lên nhờ những dự án từ các chủ đầu tư lớn. Hàng loạt dự án của nhiều “ông lớn” được ra mắt ở cả các thị trường Bắc, Trung, Nam.

Có thể nói, cơ hội và tiềm năng của bất động sản các tỉnh lân cận đô thị lớn vẫn đang mở rộng, song bên cạnh những cơ hội đầu tư nên nắm bắt, các chuyên gia cũng đưa ra những cảnh báo khi chuyển hướng đầu tư vào các thị trường mới nổi này.

Bởi khi quyết định đầu tư vào một thì trường mới mẻ và còn khá ít dự án thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận nhiều rủi ro.

Các chuyên gia phân tích, ở thị trường mới nổi, nguồn thông tin còn ít ỏi, sốt ảo, tin giả dễ xảy ra khiến các nhà đầu tư khó lòng đưa ra lựa chọn đúng đắn.  

Đặc biệt, đối với bất động sản ngoại tỉnh, không phải khu vực nào cũng có nhu cầu cao. Bên cạnh đó, do diện tích đất đai rộng lớn, những khu vực có thanh khoản cao không nhiều. Dù giá mềm nhưng nếu không phù hợp với đặc tính của dân cư trong tỉnh thì việc ra hàng sẽ rất khó khăn. Không ít dự án phân lô bán đất xong rồi bỏ hoang hoặc thay đổi quy hoạch ban đầu, mà người gánh chịu rủi ro không ai khác chính là khách hàng.

Nhiều dự án phân lô, bán nền rồi bỏ hoang khiến nhà đầu tư chịu nhiều rủi ro. Ảnh minh họa.

Mặt khác, khi đầu tư vào bất động sản tỉnh lẻ, các doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án lớn cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều doanh nghiệp đang bị “chôn” vốn ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh do dự án không thể triển khai được, lượng vốn này rất lớn. Điều này ảnh hưởng đến nguồn vốn, tiềm lực tài chính của nhiều doanh nghiệp và tiến độ dự án.

Trong khi đó, việc huy động vốn của doanh nghiệp (như vốn vay từ ngân hàng) khi phát triển dự án tại tỉnh lẻ sẽ kém hơn so với khi phát triển dự án tại thành phố lớn do giá trị tài sản đảm bảo, thế chấp hay bảo lãnh của doanh nghiệp có dự án ở tỉnh lẻ thường bị định giá kém hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn chưa kể đến việc cơ sở hạ tầng tại tỉnh lẻ còn thiếu và yếu, hạ tầng vật chất (điện, đường giao thông) và hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, khu vui chơi, khu hành chính) chưa phát triển đồng bộ.

Bị bơm thổi quá đà

“Ôm” tiền về tỉnh lẻ đầu tư, nhiều đại gia bất động sản hy vọng việc "đánh bắt xa bờ" có thể đem lại thắng lợi lớn, tuy nhiên, không phải nơi nào cũng trở thành “miền đất hứa” giúp doanh nghiệp đạt được kỳ vọng.

Thực tế, khi bất động sản dịch chuyển về các tỉnh lân cận thành phố lớn, thị trường bất động sản sẽ được mở rộng và nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, ở các tỉnh lẻ, nếu vị trí dự án không thực sự thuận lợi thì thanh khoản sẽ khó khăn bởi không phải khu vực nào người dân cũng có nhu cầu, hơn nữa “sức mua” ở các tỉnh cũng kém hơn nhiều so với ở thành phố lớn.

Vì vậy, các chủ đầu tư dự án vẫn hướng đến những nhà đầu tư tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.

Phối cảnh dự án Cát Tường Phú Hưng của Tập đoàn Địa ốc Cát Tường.

Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn địa ốc Cát Tường, doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, đã quyết định giới thiệu dự án Cát Tường Phú Hưng, dự án có địa điểm quy hoạch tại Tiến Hưng, Đồng Xoài, Bình Phước ra thị trường Hà Nội.

“Chúng tôi kỳ vọng, những nhà đầu tư Hà Nội sẽ tìm hiểu những dự án của chúng tôi tại một thành phố trẻ như Đồng Xoài, Bình Phước. Đây cũng là cơ hội xúc tiến đầu tư của các nhà đầu tư ở Hà Nội nói riêng và miền bắc nói chung tại dự án này”, ông Lê Tiến Vũ – Phó Tổng giám đốc điều hành địa ốc Cát Tường chia sẻ.

Về nguyên nhân dự án hướng tới thị trường Hà Nội và miền Bắc, đại diện Địa ốc Cát Tường cho rằng, với tiềm năng lớn như thị trường miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, chắc chắn vấn đề đầu tư của các nhà đầu tư tại Hà Nội cũng như miền Bắc luôn luôn là đề tài nóng bỏng.

“Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng to lớn của thị trường Hà Nội nên đã mang dự án 92ha tại TP trẻ Đồng Xoài giới thiệu với các nhà đầu tư tại Hà Nội”, Phó Tổng giám đốc Địa ốc Cát Tường cho hay.

Một điều đáng chú ý nữa là trạng “bơm thổi” giá đất nền tại các tỉnh, các khu vực xuất hiện dự án của doanh nghiệp bất động sản. Thực tế dễ nhận thấy hiện nay là tại những vùng có quy hoạch dự án, hoặc có dự án bất động sản xuất hiện thì giá đất nền khu vực đó cũng được bơm thổi tăng lên nhanh chóng.

Bên cạnh đó, những thông tin về hạ tầng, tiện ích thuận lợi, những câu chuyện về dự án trở thành “tâm điểm đầu tư” cũng được thêu dệt và xuất hiện dày đặc khiến nhà đầu tư hoang mang bởi cứ nơi nào có dự án thì nơi đó bỗng trở thành “nơi đáng sống”, thành “tâm điểm đầu tư” hoặc những “miền đất hứa”…

Chính những điều này cùng với những thông tin khẳng định việc dịch chuyển BĐS từ thành phố lớn sang tỉnh lẻ đang trở thành xu hướng đã vô tình “bơm thổi” một cách quá đà thị trường tỉnh lẻ, khiến nhiều nhà đầu tư không lường hết được những khó khăn, rủi ro đằng sau những câu chuyện hấp dẫn này.

(Bài 2: "Chôn vốn" ở dự án tỉnh lẻ, Kosy tiền đâu triển khai dự án “khủng” Kosy Hà Nội Complex gần 4 nghìn tỷ đồng?)


Hải Lan
Theo KDPL


Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
24/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.000 tỷ...

Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt
Tin bất động sản ngày 24/4: Lâm Đồng báo cáo về việc xử lý loạt dự án sai phạm tại Đà Lạt

Thanh Hóa duyệt đồ án quy hoạch Khu công nghiệp 353ha; Doanh nghiệp mới thành lập muốn làm dự án KĐT hơn 2.000 tỷ đồng tại Thái Nguyên; Bình Định chấm dứt dự án sản xuất ván gỗ hơn 4.300 tỷ tại thị xã Hoài Nhơn… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Có 105 thành phố, thị xã trên cả nước không được phân lô, bán nền vào năm 2025
Có 105 thành phố, thị xã trên cả nước không được phân lô, bán nền vào năm 2025

Kể từ ngày 1/1/2025, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ có hiệu lực thi hành. Theo đó, quy định về việc phân lô, bán nền trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023...

Bình Định: Dự án Khu đô thị FLC Lux City Quy Nhơn ngừng hoạt động do chậm tiến độ
Bình Định: Dự án Khu đô thị FLC Lux City Quy Nhơn ngừng hoạt động do chậm tiến độ

Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cho biết, Ban quản lý đã hủy bỏ 2 văn bản liên quan đến điều kiện của bất động sản hình thành...

Tin bất động sản ngày 23/4: Cảnh báo người dân mua nhà dự án Charm Diamond
Tin bất động sản ngày 23/4: Cảnh báo người dân mua nhà dự án Charm Diamond

MIK Group khởi công dự án căn hộ gần 5.600 tỷ đồng tại Hà Nội; Bắc Giang sắp có khu dân cư 18ha tại Tân Yên;...

Hà Nội phải giải ngân 39.986 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025
Hà Nội phải giải ngân 39.986 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025

Từ nay đến hết năm 2025, Thành phố Hà Nội sẽ phải giải ngân 39.986 tỷ đồng thuộc kế hoạch vốn trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Thanh Hóa: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất năm 2024
Thanh Hóa: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất năm 2024

Gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1505/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030...

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam thành lập và ra mắt Ban điều hành tại Nam Định
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam thành lập và ra mắt Ban điều hành tại Nam Định

Vừa qua, tại Nam Định, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức Hội nghị bổ nhiệm và ra mắt Ban điều hành. Đây được coi là một bước đi quan trọng...

Chủ tịch Quốc hội nói về việc xây nhà cao tầng trong nội đô
Chủ tịch Quốc hội nói về việc xây nhà cao tầng trong nội đô

Sáng 24/4, đề cập khi cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,...

Cần bổ sung quy định về khấu trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Cần bổ sung quy định về khấu trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Mới đây, Chính phủ vừa ra dự thảo về Nghị định quy định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trong dự thảo, Chính phủ đề xuất lấy ý kiến của các Bộ,...

Giá đất nền tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể tăng trở lại từ quý II?
Giá đất nền tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể tăng trở lại từ quý II?

Theo dữ liệu lịch sử giá của Batdongsan.com.vn, giá đất nền tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều khu vực phía Nam vẫn còn khá “mềm” so với giai đoạn 2022-2023...

Tin bất động sản ngày 22/4: Quảng Nam thông tin tiến độ loạt dự án đô thị du lịch ven sông, ven biển
Tin bất động sản ngày 22/4: Quảng Nam thông tin tiến độ loạt dự án đô thị du lịch ven sông, ven biển

Thanh Hoá sắp khánh thành quảng trường biển gần 1.500 tỷ đồng; Vân Đồn (Quảng Ninh) có Khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên;...

Hà Tĩnh: Chấp thuận chủ trương 8 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng
Hà Tĩnh: Chấp thuận chủ trương 8 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng

Tiếp tục tháo gỡ các bất cập về pháp lý trong việc thực hiện dự án đầu tư với những chính sách mời gọi, ưu đãi phù hợp với tình hình địa phương phương…

Thành phố Hồ Chí Minh: Chưa thu hồi được khu đất 152 Trần Phú sau kết luận của Thanh tra Chính phủ
Thành phố Hồ Chí Minh: Chưa thu hồi được khu đất 152 Trần Phú sau kết luận của Thanh tra Chính phủ

Liên quan đến sai phạm trong thực hiện góp vốn tại dự án 152 Trần Phú (quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam,...

Điều kiện sang tên sổ đỏ, sổ hồng sẽ thay đổi ra sao?
Điều kiện sang tên sổ đỏ, sổ hồng sẽ thay đổi ra sao?

Sang tên sổ đỏ, sổ hồng là cách người dân gọi đối với thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất,...

Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)
Tin bất động sản tuần qua: Cưỡng chế thu hồi khu đất 152 Trần Phú (TP HCM)

Hà Nội duyệt quy hoạch khu đô thị Sóc Sơn gần 630 ha; Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư; Thái Nguyên sắp có khu...

Đề xuất nhiều quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất
Đề xuất nhiều quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

Tại dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, Bộ Tài chính đề xuất nhiều quy định mới về miễn,...

Người dân không đăng ký đất đai lần đầu sẽ bị phạt lên đến 10 triệu đồng
Người dân không đăng ký đất đai lần đầu sẽ bị phạt lên đến 10 triệu đồng

Tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai 2024 đã đưa ra đề xuất...

Tin bất động sản ngày 20/4: Đồng Nai sắp có dự án nhà ở xã hội gần 1.400 tỷ đồng
Tin bất động sản ngày 20/4: Đồng Nai sắp có dự án nhà ở xã hội gần 1.400 tỷ đồng

Yên Bái sắp khai trương sân golf đầu tiên cách Hà Nội 140km; Liên danh nào muốn làm dự án khu đô thị hơn 6.000 tỷ đồng tại Nghệ An; ...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance