Các 'đại gia' địa ốc phía Nam sẽ gặp phải khó khăn gì khi 'Bắc tiến'?
Thị trường bất động sản đang ghi nhận xu hướng “Bắc tiến” của các “ông lớn” bất động sản miền Nam khi hàng loạt doanh nghiệp địa ốc miền Nam đang ồ ạt tiến ra phía Bắc và nhắm đến thị trường Hà Nội. Tuy nhiên theo các chuyên gia, tại thị trường Hà Nội, các chủ đầu tư từ TP.HCM lại không có nhiều lợi thế.
Xu hướng Bắc tiến nở rộ
Nếu như trước đây, thị trường địa ốc chứng kiến làn sóng dịch chuyển của các “đại gia” phía Bắc vào miền Nam như: Vingroup, FLC Group, CEO Group, Mường Thanh, Geleximco,… thì hiện nay, làn sóng này đang có sự đảo chiều khi thị trường ghi nhận hàng loạt “ông lớn” bất động sản miền Nam đang ồ ạt tiến ra phía Bắc và nhắm đến thị trường Hà Nội.
Điển hình trong đó phải kể đến Masterise Group với các sản phẩm bất động sản mang thương thiệu Masterise. Mới đây nhất, vào ngày 24/10, doanh nghiệp này đã tổ chức sự kiện ra mắt dự án Masteri Waterfront tại khách sạn Lotte Hà Nội. Đồng thời khẳng định, Masteri Waterfront đã chính thức bước vào đường đua trên thị trường căn hộ cao cấp. Điều này cho thấy những nỗ lực của “đại gia mới nổi” phía Nam Masterise Group trong công cuộc tiến ra phía Bắc.
Theo giới thiệu, Masteri Waterfront vừa đạt giải thưởng Dự án căn hộ cao cấp xuất sắc nhất (Hà Nội) và Thiết kế căn hộ cao cấp xuất sắc nhất từ PropertyGuRu Việt Nam Property Awards 2020. Với việc ra mắt tại Hà Nội, Masteri Waterfront đã trở thành một trong những nguồn cung căn hộ cao cấp tại thủ đô và được kỳ vọng sẽ khởi tạo lại sức nóng cho phân khúc này…
Thông tin từ buổi lễ ra mắt cho biết, dự án Masteri Waterfront đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm khách hàng đến tìm hiểu thông tin và đăng ký tham quan nhà mẫu. Masteri Waterfront do Masterise Homes - Masterise Group (Masterise Homes là công ty con của Masterise Group) đầu tư và phát triển. Dự án có quy mô 6 tòa tháp căn hộ cao từ 30-38 tầng, bao gồm 3837 căn hộ, dự kiến hoàn thành vào quý 4/2022.
Tại Hà Nội, trước khi sự kiện giới thiệu dự án Masteri Waterfront diễn ra, Masterise Group đã tham gia vào thị trường miền Bắc khi doanh nghiệp này tiến hành hàng loạt vụ chuyển nhượng dự án.
Cụ thể, thông qua các công ty con, Masterise Group đã chi hàng nghìn tỷ thâu tóm các dự án nằm trong khuôn viên dự án Vinhomes tại Tây Mỗ - Đại Mỗ và ở Gia Lâm, Long Biên. Bên cạnh đó, Masterise Group cũng tham gia đầu tư tại dự án Premier Berriver 390 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội của Handico 9.
Trong đó, tòa N01 của Premier Berriver Long Biên đã được khởi công từ năm 2018 và mở bán vào cuối 2019. Theo giới thiệu, đây là tòa tháp được kết hợp bởi Hanco 9 trong vai trò chủ đầu tư và Masterise Group trong vai trò người góp vốn.
Ngoài ra, nhiều ông lớn bất động sản Sài Thành cũng đã và đang triển khai các chiến dịch Bắc “tiến”. Trong đó có thể kể đến như Tập đoàn Phú Long với dự án Splendora Bắc An Khánh giai đoạn 2 có quy mô gần 200ha, Phú Mỹ Hưng có kế hoạch phát triển dự án ở phía tây Hà Nội, Him Lam với dự án Him Lam Vạn Phúc, Trung Thủy cũng đổ bộ thị trường Hà Nội với loạt dự án mang thương hiệu Lancaster ở khu vực hồ Giảng Võ (Ba Đình) và đường Láng (Đống Đa)…
Không chỉ Hà Nội, nhiều tỉnh phía Bắc cũng ghi nhận sự nhập cuộc của các đại gia địa ốc đến từ phương Nam. Him Lam Land công bố ra thị trường dự án khu đô thị Him Lam Green Park 26,8ha tại Bắc Ninh. Với tổng vốn đầu tư 2.600 tỷ đồng, khu đô thị cung cấp số lượng sản phẩm lớn gồm 666 nhà phố liền kề, 22 biệt thự và 1.926 căn hộ.
Tập đoàn Nam Long cũng bắt tay vào triển khai dự án Khu đô thị Nam Long-Hải Phòng (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) với quy mô 21ha.
Hay CTCP May - Diêm Sài Gòn dù chưa có động thái triển khai dự án ở Hà Nội nhưng thời gian gần đây cũng gây chú ý khi liên tục thâu tóm quĩ đất tại một số tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình…
Cơ hội và thách thức
Về nguyên nhân khiến các nhà đầu tư phía Nam có xu hướng "Bắc tiến", bà Đỗ Thu Hằng, đại diện Savills Hà Nội phân tích, sở dĩ nhà đầu tư phía Nam đang có xu hướng Bắc tiến và chọn Hà Nội làm điểm đến là bởi pháp lý bất động sản ở Hà Nội có phần "sạch" hơn TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, những khó khăn về đất đai như việc khan hiếm quỹ đất, khó xin đất làm dự án ở TP. Hồ Chí Minh cũng làm cho các doanh nghiệp địa ốc phải tính toán đến việc dịch chuyển, mở rộng thị trường, và họ chọn Hà Nội.
Theo giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là một thị trường lớn năng động hơn so với Hà Nội. "Trong con mắt của nhiều doanh nghiệp phía Nam, kinh nghiệm phát triển thị trường, điều kiện bàn giao, đầu tư hạ tầng, điều kiện tiện ích chưa thể bằng thị trường TP. Hồ Chí Minh. Họ kỳ vọng sẽ mang được triết lý kinh doanh ra Hà Nội, cạnh tranh trực diện với các chủ đầu tư Hà Nội", bà Hằng nói.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, tại thị trường Hà Nội, các chủ đầu tư từ TP.HCM lại không có nhiều lợi thế.
Theo bà Đỗ Thu Hằng, để đánh giá thành công của các chủ đầu tư phía Nam tại thị trường Hà Nội vẫn còn quá sớm. Các chủ đầu tư từ TP HCM sẽ cần cân nhắc tâm lí khách hàng như là một trong những thách thức lớn, vì họ có thể chưa hiểu tường tận về nhu cầu và thị trường bất động sản Hà Nội, cụ thể là về giá.
Bà Hằng cho rằng, thách thức lớn nhất của các nhà đầu tư khi "Hà Nội tiến" là hiểu được tâm lý khách hàng, hểu được thị trường là thách thức lớn nhất. Hà Nội là một thị trường nhạy cảm về giá, ở TP. Hồ Chí Minh, giá chung cư quận 1 có thể vượt 10.000 USD/m2, nhưng ở Hà Nội, những dự án như vậy rất ít, một số dự án có giá trên 5.000 USD/m2 đã khó bán rồi.
Do đó, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong phát triển bất động sản nhà ở, nhưng thấu hiểu thị trường Hà Nội để đạt được thành công là một thử thách với các chủ đầu tư này.
Còn theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó Giám đốc Bộ phận Tư vấn Đầu tư, Savills Hà Nội, đa phần các dự án nhà ở Hà Nội được đầu tư bởi các chủ đầu tư xuất phát từ Hà Nội và chất lượng thị trường chung cư nhà ở Hà Nội có phần thấp hơn so với TP HCM.
"Cái khó khăn lớn nhất của các nhà đầu tư từ TP HCM là tìm kiếm các dự án tiềm năng và cơ hội hợp tác với chủ đất tại Hà Nội. Để khắc phục điều đó, các nhà đầu tư đang đưa ra các cấu trúc giao dịch linh hoạt hơn, đẩy mạnh ưu thế về tính sáng tạo trong phát triển dự án để khuyến khích cơ hội hợp tác với các chủ đầu tư tại Hà Nội", bà Minh nhận định.
Tương tự, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội cho rằng, các chủ đầu tư phía Nam sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng và phân bổ nhân sự phát triển dự án tại phía Bắc. Vấn đề nhận diện thương hiệu cũng sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp địa ốc phía Nam khi dịch chuyển thị trường.
Theo vị chuyên gia này, mặc dù một số chủ đầu tư đã xây dựng tên tuổi của mình tại thị trường phía Nam nhưng tại phía Bắc thì họ chưa được biết đến nhiều. Do đó, họ sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc quảng bá cũng như gây dựng niềm tin cho người mua nhà.
Giá nhà tại Hà Nội đã tăng trần, phân khúc cao cấp khó bán?
Về tiềm năng tăng giá của thị trường bất động sản, theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS), chung cư tại Hà Nội chỉ tăng 0,4-0,5%, nhưng tại TPHCM giá tăng đến 5-7% thậm chí có những khu vực tăng 10%. Ông Đính cho rằng thị trường đang có bong bóng, giá không phù hợp nhu cầu.
Tại Hà Nội, giá chung cư tăng thấp so với TP HCM, ông Đính cho rằng giá nhà tại thị trường này đã đạt trần, “Nếu tại Hà Nội, đầu tư chung cư chắc chắn không có lời. Giá chung cư hiện nay đã ở mức trần. Chủ yếu những người mua là người mua thật. Hiện nay, hàng thì hiếm giá thì cao, mua đầu tư chỉ có lỗ", ông Đính khẳng định.
Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư bỏ thị trường Hà Nội để tìm đến những thị trường lân cận, những “vùng đất mới”, nơi giá đất còn ở ngưỡng thấp và khả năng tăng giá cao…
Mặt khác, theo ông Đính, giá bất động sản đang đối mặt với nhiều áp lực, do giá chung cư bị đẩy ngưỡng trần, thậm chí có đôi chút bong bóng đã dẫn đến phân khúc chung cư cao cấp tiêu thụ chậm. Nhiều dự án có sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao do áp lực phải thu hồi vốn để trả nợ, phải áp dụng chính sách khuyến mại và tặng quà giá trị lớn. Giá đất ở những địa phương trước đây phát triển nóng, nhanh dẫn đến đẩy giá đất tăng mạnh, nhiều nơi vượt ngưỡng giá trị thật của thị trường, hầu hết phải điều chỉnh cho phù hợp, để lôi kéo lực cầu thị trường trở lại.
Ông Đính cho biết, sản phẩm tồn khó bán trên thị trường chủ yếu đến từ những dự án căn hộ thuộc phân khúc cao cấp, giá bán cao, không ở vị trí đắc địa, không nằm trong lõi trung tâm thành phố; biệt thự có tổng giá trị lớn; dự án xây dựng giá bán không hợp lý, cao hơn giá trị của thị trường; dự án không đảm bảo chất lượng (hạ tầng giao thông – xã hội – dịch vụ), cảnh quan, môi trường...
“Tôi cho rằng khó khăn cũng là thời điểm để các doanh nghiệp bất động sản nhìn lại mình, nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, để thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, chú trọng phát triển phân khúc đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng. Đồng thời chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vào tạo dựng, tiếp thị sản phẩm, cũng như xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Qua đó, giúp bản thân mình và giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh hơn” ông Đính nói.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...