CEO Đại Phúc Land: Cần gỡ nút thắt pháp lý để cứu doanh nghiệp địa ốc
Mặc dù đã có nhiều điểm sáng trong tháo gỡ vướng nút thắt pháp lý dự án cho DN bất động sản, tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land, sự điều chỉnh này vẫn chưa đủ và thiếu đồng bộ, thực thi còn chậm.
Áp lực về dòng tiền khiến doanh nghiệp lo sẽ "chết" trên đống tài sản
Từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam hứng chịu hàng loạt khó khăn, thiệt hại nghiêm trọng chưa từng có. Không tránh khỏi khả năng ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các doanh nghiệp bất động sản cũng gặp phải nhiều khó khăn, các chủ đầu tư dự án đều phải điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh, cắt bớt nhân sự để có dòng tiền duy trì hoạt động của công ty trong thời điểm này.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Công ty Đại Phúc Land cũng nhận định, hiện nay, đối mặt với đại dịch lần này các sàn môi giới bất động sản bị thiệt hại nặng nề do đa số các sàn vừa và nhỏ, nguồn lực mỏng không đủ dự phòng khi thị trường ngưng trệ kéo dài không có sản phẩm để bán dẫn đến doanh thu không có trong khi các chi phí duy trì hoạt động như trả lương nhân viên, chi phí mặt bằng, điện nước và các chi phí khác vẫn phải chi.
Số lượng nhân viên càng lớn thì áp lực chi phí duy trì hoạt động càng cao vì vậy nhiều sàn môi giới bất động sản buộc phải chọn giải pháp thu gọn quy mô, đóng cửa tạm thời, tạm dừng hoạt động để chờ đợi cơ hội thị trường phục hồi. Tuy nhiên thiệt hại là không tránh khỏi vì ít nhất có khoảng 30% các sàn môi giới còn lại sau những đợt phá sản trước sẽ không trụ nổi trong đợt đại dịch lần thứ 4 này.

Cũng theo bà Hương không chỉ các sàn môi giới mà các doanh nghiệp bất động sản cũng gặp phải nhiều khó khăn. “Đối với các doanh nghiệp bất động sản, đặc thù là giao dịch trực tiếp do các yêu cầu chặt chẽ về mặt pháp lý và giá trị sản phẩm cao. Chính vì vậy việc giãn cách xã hội đã làm thị trường ngưng trệ. Tùy theo mức độ kiểm soát dịch ở các địa phương mà tình hình ngưng trệ này có thể một phần hay hoàn toàn”, bà Hương nói.
Dưới góc độ là chủ đầu tư dự án bất động sản, bà Hương cho biết doanh nghiệp mình gặp một số khó khăn. Đầu tiên là kế hoạch kinh doanh bị phá vỡ nghiêm trọng. Theo đó, do thực hiện biện pháp giãn cách xã hội nên các kế hoạch ra hàng của chủ đầu tư ngưng trệ.
Theo bà Hương, trước khi chưa có dịch, kế hoạch ra hàng thường là chuẩn bị trong vòng 5 - 6 tháng nhưng khi COVID-19 bất ngờ bùng phát, chủ đầu tư và các sàn giao dịch đều không có phương án thay thế nào khác ngoài việc buộc dừng lại các hoạt động. Kéo theo đó, doanh thu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với dịch.
“Các chủ đầu tư dự án đều phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh giảm từ 30% thậm chí cao hơn, do các hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ vì dịch bệnh. Doanh thu bán hàng sụt giảm nghiêm trọng trong khi chi phí đầu vào tăng dẫn đến hiệu quả hoạt động sẽ bị giảm sâu. Năm nay doanh nghiệp đạt được 50% kế hoạch đề ra là sự nỗ lực không đơn giản,” bà Hương nói.
Thứ hai, bà Hương cho biết là các sự kiện bán hàng bị tạm dừng. Trong khi đó hình thức bán hàng truyền thống của các doanh nghiệp bất động sản thông qua các sự kiện bán hàng là chính. Trong khi đó dịch bệnh hoành hành làm cho các sự kiện bán hàng không thể tổ chức theo dự kiến. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đầu tư cho nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhưng những nền tảng này lại chỉ phù hợp với các thương hiệu lớn, uy tín. Tuy nhiên thói quen giao dịch truyền thống và yêu cầu khắt khe về pháp lý là rào cản chưa mang lại hiệu quả cao cho hình thức giao dịch mới này.

Một khó khăn nữa, với các chủ đầu tư dự án bất động sản là kế hoạch triển khai thi công xây dựng bị đình trệ, hầu hết tiến độ thi công các công trình xây dựng đều bị ảnh hưởng tiến độ. Giá cả vật liệu xây dựng leo thang làm gia tăng chi phí đầu vào đáng kể cho các công trình xây dựng. Đại dịch cũng làm biến động nguồn lao động phục vụ cho công trường. Từ đó, dự án sẽ khó có thể bàn giao sớm hoặc đúng tiến độ.
Khó khăn thứ tư, theo bà Hương là áp lực về đồng tiền và khả năng trả nợ vay. Hầu hết các chủ đầu tư đều sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng và các hình thức huy động tài chính khác. Tỷ trọng nguồn vốn vay tùy thuộc vào quy mô dự án và năng lực tài chính của doanh nghiệp.
“Trong trạng thái bình thường khi dòng tiền ổn định thì khả năng trả nợ vay được đảm bảo. Tuy nhiên trong tình huống hiện nay khi doanh thu và dòng tiền sụt giảm nghiêm trọng mà lãi suất ngân hàng và các lãi từ vay nguồn khác vẫn phải trả theo tháng đương nhiên là một thách thức cho doanh nghiệp. Câu chuyện “chết” trên đống tài sản là tình huống dễ dàng xảy ra trong giai đoạn này nếu không có giải pháp hỗ trợ từ phía ngân hàng và các bên liên quan”, bà Hương nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo bà Hương, nguồn lực dự phòng cho các hoạt động phục hồi hiện nay đã bị cạn kiệt. Sau gần 2 năm dịch bệnh, nguồn lực dự phòng của các doanh nghiệp đang cạn dần và đến thời điểm khi dịch bệnh qua đi, việc tái đầu tư để khôi phục các hoạt động đầu tư và bán hàng là thách thức lớn đang đặt ra.
Doanh nghiệp bất động sản cần gấp "oxy"
Với tình hình khó khăn rất lớn hiện nay, Tổng Giám đốc Công ty Đại Phúc Land cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản đang giống như những cá thể bị nhiễm COVID-19, ngay lúc này rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước.
“Đa số các chủ đầu tư bất động sản dùng vốn vay rất nhiều để phát triển dự án, gánh nặng lãi suất ngân hàng rất lớn. Vì vậy, các ngân hàng cần xem xét giảm lãi suất, khoanh nợ để chủ đầu tư có thêm nguồn lực phát triển dự án nhằm đưa ra sản phẩm vào quý 4 năm nay cũng như năm 2022. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn mới với lãi suất thấp để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong thời điểm hiện tại”, bà Hương nói.

Ngoài các hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần có các giải pháp toàn diện để vực dậy doanh nghiệp và thị trường bất động sản trong thời gian tới. Cụ thể, theo bà Hương, hiện nay trên thị trường, các khó khăn về pháp lý dự án vẫn tiếp tục kéo dài. Đây là nguyên nhân gây ách tắc nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp suốt nhiều năm qua.
“Năm 2021 có nhiều điểm sáng tháo gỡ về pháp lý với các điều chỉnh sửa đổi của các điều luật và các văn bản pháp lý để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này là chưa đủ và chưa đồng bộ, quá trình thực thi còn chậm. Điều này khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và chi phí đầu vào của dự án. Chưa hết, sau đại dịch, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị suy yếu rất nhiều, do đó các vướng mắc về pháp lý, thủ tục triển khai dự án cần được cơ quan chức năng tháo gỡ để tạo ra điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản hồi phục”, bà Hương kiến nghị.
Bà Hương cho biết thêm, bất động sản có cơ hội vượt qua được đợt bão dịch bệnh COVID-19 lần này cũng là cơ hội tăng trưởng kinh tế và phát triển của các ngành nghề liên quan. Một đồng ngân sách chi ra để giúp hồi phục nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ trả lại cho ngân sách 3 đồng, thậm chí 5 đồng trong tương lai.
TIN LIÊN QUAN
-
Tin nhanh bất động sản ngày 23/8: Lạng Sơn đồng ý cho IDJ Việt Nam tài trợ lập quy hoạch dự án Khu đô thị sinh thái Yên Trạch
-
Tin nhanh bất động sản ngày 22/8: Bình Thuận tạm dừng giao dịch chuyển nhượng 3 dự án
-
Hàng loạt sàn bất động sản nhỏ đóng cửa, cò đất chuyển sang bán bảo hiểm
-
Dịch bệnh khiến thị trường bất động sản ngưng trệ: Giải pháp nào để các chủ đầu tư và đơn vị môi giới vượt khó?
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Sở hữu vị trí đắt giá kề cận công viên lễ hội, quảng trường trống Đọi Tam trong đại đô thị Sun Urban City, phân khu Kim Ngân 2 hội tụ hệ tiện ích...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có thêm 2 dự án hơn 65.308 tỷ đồng; Gần 3,3 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án phát triển đô thị thích ứng biến đổi...
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế
Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng "siêu đô thị" của Việt Nam.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: "Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới
"Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới; Công ty con của Tasco muốn rút vốn khỏi dự án bất động sản "treo" hơn 20 năm;...
Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm có quy mô hơn 10.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 285.000 tỷ đồng, hiện là dự án đầu tư ngoài ngân sách lớn nhất năm nay...
Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng
Ngày 29/6/2025, tại nút giao dự án với Quốc lộ 27 (Km192) thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư...
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
Trong khi các dự án nhà liền thổ có nguồn cung và lượng tiêu thụ tích cực, thì căn hộ cao tầng lại chững lại, đặc biệt ở khu vực phía Đông Thủ đô nơi...
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
Sau gần một thập kỷ ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản, Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới với chiến lược tái cấu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/6: Nhiều doanh nghiệp bị tố tạo "sốt ảo" để đẩy giá bán
Kinh Bắc (KBC) triển khai khu công nghiệp gần 150ha tại Hải Dương; Quy Nhơn sắp có dự án chung cư cao 45 tầng, tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng; Đề xuất tăng giá đất...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du...
Tỉnh Phú Thọ mới sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf hơn 1.500 tỷ đồng; Bắc Ninh mới có thêm 3 cụm công nghiệp hơn 170 ha, vốn đầu tư trên 2.400...
Xem nhiều




