ChatGPT là gì? Vì sao lại tạo nên 'cơn sốt'?
ChatGPT, mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo (AI) mạnh mẽ của OpenAI, đã vượt qua 10 triệu người dùng hàng ngày chỉ sau 40 ngày. Tốc độ này vượt xa tốc độ tăng trưởng ban đầu của mạng xã hội Instagram. Instagram mất 355 ngày để đạt được 10 triệu người dùng đăng ký.
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên được điều khiển bởi công nghệ AI cho phép bạn trò chuyện giống như con người và hơn thế nữa với một chatbot. Mô hình ngôn ngữ có thể trả lời các câu hỏi, hỗ trợ bạn thực hiện các tác vụ như soạn email, viết luận và viết code.
ChatGPT do Open AI phát triển, được ra mắt vào ngày 30/11/2022. Chỉ sau 5 ngày, đã có hàng triệu người dùng đăng ký công cụ này. ChatGPT được đánh giá là "Trả lời câu hỏi như người thật", có thể trình bày ý tứ một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp.
Được đánh giá là công cụ mạnh hơn bất cứ chatbot nào từng có trước đây, ChatGPT có thể viết kịch bản, viết tiểu luận cấp đại học, viết content, "nghĩ" hộ tên công ty hay cửa hàng cho người dùng...
ChatGPT hot đến mức nào?
ChatGPT về cơ bản là một biến thể phần mềm tạo ngôn ngữ GPT-3.5 phổ biến của OpenAI, được thiết kế để thực hiện những cuộc trò chuyện tự nhiên với người dùng. Một số tính năng của chatbot là trả lời các câu hỏi, thách thức các cơ sở không chính xác, từ chối những truy vấn không phù hợp và thậm chí thừa nhận lỗi của phần mềm, theo bản tóm tắt về mô hình ngôn ngữ của OpenAI.
Bern Elliot, phó chủ tịch Gartner cho biết, ChatGPT được đào tạo trên một khối lượng khổng lồ dữ liệu văn bản. Phần mềm học cách nhận ra những mẫu câu, cho phép công cụ tạo ra văn bản độc lập, mô phỏng những phong cách viết khác nhau. OpenAI không cho biết, nhóm dữ liệu nào chính xác được sử dụng để đào tạo ChatGPT, nhưng công ty thường xuyên thu thập thông tin trên web, sử dụng sách lưu trữ và Wikipedia.
Theo Elliot, hiện ChatGPT giống như một phương thức để OpenAI thu hút sự chú ý của công chúng và cho thấy những gì có thể đối với những mô hình ngôn ngữ lớn, khác với một phần mềm hữu ích mà các doanh nghiệp tích hợp trên các trang web hoặc thiết bị điện tử. ChatGPT đang được sử dụng miễn phí nhưng OpenAI bán quyền truy cập vào ngôn ngữ cơ bản và những mô hình AI liên quan cho các doanh nghiệp sử dụng.
Ông Zwingmann không đơn độc trong việc sử dụng ChatGPT cho những mục đích cao hơn.
Cai GoGwilt, giám đốc công nghệ của công ty khởi nghiệp quản lý hợp đồng kỹ thuật số Ironclad cho biết, công ty của ông đang khám phá phương pháp sử dụng ChatGPT để tóm tắt những thay đổi đối với các văn bản pháp lý phần mềm kỹ thuật số. GoGwilt cho biết tính năng này sẽ hữu ích cho những khách hàng hợp pháp của công ty khởi nghiệp, thường xuyên thay đổi tài liệu và thông báo cho đồng nghiệp sau khi thực hiện những thay đổi.
GoGwilt cho biết, ChatGPT cung cấp những phản hồi “sáng tạo hơn” so với các mô hình ngôn ngữ tương tự do các công ty công nghệ lớn phát triển. Công cụ ngôn ngữ AI của Meta, có tên là RoBERTa, có khả năng phân loại và gắn nhãn văn bản cao hơn. GoGwilt cho biết thêm, công ty của ông sử dụng cả GPT và RoBERTa để cung cấp những tính năng nhất định trong tài liệu kỹ thuật số của phần mềm.
Tại công ty dữ liệu và nghiên cứu pháp lý LexisNexis, Min Chen, phó chủ tịch doanh nghiệp cho biết, nhóm nghiên cứu của cô bắt đầu thử nghiệm ChatGPT dù đang sử dụng phần mềm GPT-3 của OpenAI trên cơ sở đám mây Azure của Microsoft.
Chen cho rằng, GPT-3 phù hợp hơn với LexisNexis vì đây là sản phẩm dành cho doanh nghiệp và có thể tùy chỉnh. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm với ChatGPT, đôi khi chatbot tạo ra “những câu trả lời hợp lý” và “rất ấn tượng” nhưng vẫn có những sai sót nhất định. Theo cô, phần mềm không đủ tin cậy như một công cụ ra quyết định cho nghiên cứu pháp lý nghiêm túc. Trong một số trường hợp, ChatGPT sẽ đưa ra một câu trả lời rất dài dòng có vẻ hợp lý, nhưng câu trả lời lại không làm rõ sự thật.”
Về những hạn chế của ChatGPT, OpenAI cho biết trong một bài đăng trên blog, trong khi công ty đang nỗ lực giảm thiểu những vấn đề thiên vị, thì phần mềm “đôi khi sẽ phản hồi bằng những hướng dẫn có hại hoặc thể hiện hành vi thiên vị”.
CEO Altman trong một tweet vào cuối tuần nhấn mạnh, ChatGPT “cực kỳ hạn chế” và “thật sai lầm khi dựa vào phần mềm để làm bất kỳ điều gì quan trọng lúc này.”
Krishna Gade, Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp giám sát mô hình AI Fiddler cho biết, ChatGPT và các công nghệ ngôn ngữ liên quan có thể dẫn đến “sự gián đoạn lớn trong tìm kiếm chủ động của người dùng trên web”, một lĩnh vực mà Google thống trị từ lâu.
Gade, từng làm việc tại bộ phận tìm kiếm Bing của Microsoft cho biết, nếu mức độ phổ biến của ChatGPT tiếp tục tăng cùng với những công cụ trả lời câu hỏi trên nền tảng trò chuyện thì Google có thể phải cập nhật công nghệ tìm kiếm cốt lõi, tập trung vào hướng trò chuyện với người dùng.
Mức độ phổ biến tăng chóng mặt của ChatGPT cho thấy, một bộ phận lớn người dùng thích nhận thông tin qua câu hỏi và câu trả lời hơn là truy vấn tìm kiếm thông thường.
Alphabet, công ty mẹ của Google có rất nhiều tài năng về AI và đã giúp phát triển một số công nghệ AI cốt lõi, được sử dụng để tạo ra những hệ thống như ChatGPT.
Tìm kiếm Google là một thói quen người dùng rất khó bỏ. Ông Zwingmann lưu ý, Google có lợi thế lớn hơn so với ChatGPT. Ông cho rằng, cách làm việc hiệu quả ngày nay là người dùng sử dụng ChatGPT và sau đó truy cập Google để xác minh kết quả.
Đây là kết quả của một yêu cầu cho ChatGPT từ các phóng viên CNBC: “Viết cho tôi một tin bài về ChatGPT theo phong cách của CNBC.”
“Kể từ ngày 13/12/2022, ChatGPT, AI xử lý ngôn ngữ mới từ OpenAI, đang tạo nên một làn sóng lan tỏa trong ngành công nghệ. Mô hình tiên tiến, được đào tạo để sản xuất văn bản giống con người, được ca ngợi là công cụ thay đổi cuộc chơi cho các doanh nghiệp, hoạt động trên nền tảng xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Khả năng hiểu và phản hồi nhiều chủ đề của ChatGPT đặc biệt ấn tượng, thậm chí một số người còn cho rằng phần mềm có tiềm năng cách mạng hóa phương thức con người tương tác với công nghệ. Nhiều chuyên gia tin rằng những khả năng tiên tiến của ChatGPT sẽ là tài sản quý giá cho các công ty trong các lĩnh vực như dịch vụ khách hàng, giáo dục trực tuyến và nghiên cứu thị trường.
Một trong những ưu điểm chính của ChatGPT là khả năng học hỏi và thích ứng nhanh với thông tin mới. Điều này có nghĩa là phần mềm tự đào tạo để xử lý các chủ đề và nhiệm vụ mới mà không cần phải đào tạo lại nhiều. Ngoài ra, ChatGPT có khả năng mở rộng cao nên rất phù hợp để sử dụng trong những ứng dụng quy mô lớn.
Cho đến nay, phản hồi của người dùng đối với ChatGPT rất tích cực, nhiều người ca ngợi khả năng phát triển nâng cao và tính dễ sử dụng của công cụ. Mặc dù vậy, vẫn còn phải xem xét, ChatGPT sẽ được sử dụng như thế nào trong những năm tới, nhưng rõ ràng công nghệ có tiềm năng trở thành một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên.”
ChatGPT khiến Google phải đưa ra "Báo động đỏ"
ChatGPT chắc chắn đã gây được tiếng vang lớn. "ChatGPT tốt đến đáng sợ. Chúng ta không còn xa AI mạnh đến mức nguy hiểm", Elon Musk, một trong những người sáng lập OpenAI trước khi rời đi, cho biết.
Khi ChatGPT mới ra mắt, nhiều người dùng thử nghiệm cho rằng "ChatGPT có thể thay thế công cụ tìm kiếm của Google". Hồi đó, Google bỏ ngoài tai các bình luận như vậy và nói "không có gì phải lo lắng". Nhưng chỉ một tháng sau, đội ngũ điều hành của Google bất chợt "quay xe" và phát hoảng trước sự đe dọa tiềm tàng của chatbot này.
Minh chứng cho việc ChatGPT có thể tạo nên một "cơn chất động" cho thế giới công nghệ, ngay trước lễ Giáng Sinh, Sundar Pichai - CEO của Google - đã vội vã phát "Báo động đỏ" (‘Code Red’) cho toàn công ty công ty vì ChatGPT đang trở nên quá bùng nổ trên toàn cầu.
Việc bật báo động đỏ không phải chuyện hiếm trong nội bộ Google. Trong quá khứ, công ty đã từng làm vậy với một số sản phẩm hay hệ thống nội bộ khi có vấn đề.
Ở thung lũng Silicon, các công ty công nghệ thường có một hệ thống cảnh báo màu lấy cảm hứng từ hệ thống báo động phòng thủ của phi thuyền trong phim Star Trek. Hệ thống bao gồm các màu xanh lá cây, xanh dương, vàng, đỏ và các màu khác, đại diện cho các mức khẩn cấp cao thấp khác nhau. Google và LinkedIn cũng đang sử dụng hệ thống cảnh báo màu này.
Ở Google, báo động vàng (Code Yellow) được bật khi có các sự kiện sắp sửa đe dọa đến hệ thống hay sản phẩm trong trong tương lai gần. Ví dụ, khi ổ cứng của một sản phẩm sắp hết chỗ hay API bên thứ ba cần được loại bỏ. Báo động vàng có nghĩa là công ty có vấn đề nhưng tình hình không nghiêm trọng. Nhân viên cần ưu tiên vấn đề ấy hàng đầu nhưng chưa cần phải làm thêm giờ để khắc phục. Thông thường báo động vàng sẽ kéo dài vài tuần hay vài tháng, bởi tình hình không đến nỗi quá cấp bách.
Nhưng báo động đỏ thì khác, nó tượng trưng cho một cuộc khủng hoảng khẩn cấp. Ví dụ như công cụ tìm kiếm, Gmail hay một chức năng quan trọng của sản phẩm nào đó đột nhiên bị treo trong những trường hợp không mong muốn. Khi đó, nhân viên dù phải làm thêm giờ, bỏ ăn bỏ ngủ thì cũng phải cố mà sửa cho xong. Báo động đỏ thường kéo dài lâu nhất là vài ngày. Khi có báo động đỏ, code sau khi sửa sẽ được đẩy vào hệ thống sản phẩm luôn mà không cần phải đi qua các quy trình như rà soát hay chạy thử, nếu có bug không đáng kể thì xử lý sau cũng được.
Các nhân viên của Google cho rằng lần bật báo động đỏ với ChatGPT không phải là do có vấn đề thật sự mà chỉ là một cảnh báo mang tính ẩn dụ trước mối đe dọa của công cụ này. Ý của ‘sếp’ Pichai khi gióng lên hồi chuông cảnh báo này là: "Các anh phải coi mối đe dọa của ChatGPT cũng nghiêm trọng không khác gì Google Tìm Kiếm bị sập", nhằm "đánh thức" nội bộ Google khỏi giấc ngủ quên chiến thắng. Trong thời gian báo động đỏ vừa qua, đội ngũ R&D các công nghệ tương tự của Google đã tổ chức các cuộc họp chuyên sâu để thảo luận chiến lược cho giai đoạn sau kỳ nghỉ Giáng Sinh.
Các "ông lớn" công nghệ và cuộc đua cắt giảm nhân sự
Sau một năm sa thải "khốc liệt", năm nay, các “ông lớn” công nghệ tiếp tục cắt giảm nhân sự ở các vị trí.
Honda Việt Nam triệu hồi gần 3.000 xe CR-V hybrid do lỗi bơm nhiên liệu
Honda Việt Nam vừa triển khai chương trình triệu hồi đối với 2.965 xe CR-V e:HEV RS nhập khẩu từ Thái Lan, được sản xuất từ ngày 24/8/2023 đến 11/9/2024.
Kia "chơi lớn" sắp ra mắt hàng loạt "tân binh": Có đối thủ của Mazda CX-5 giá chỉ 517 triệu đồng
Kia chơi lớn cuối năm khi sắp ra mắt hàng loạt mẫu xe mới, nổi bật là mẫu xe đối thủ với Mazda CX-5 giá chỉ từ 572 triệu đồng.
Honda chính thức ra mắt SUV địa hình chất lừ: Ngoại hình như Santa Fe, giá dự kiến 946 triệu đồng
'Tân binh' offroad này của Honda có ngoại hình đẹp hơn Huyndai Santa Fe, giá cả dễ mua trong phân khúc.
Chủ xe xăng chia sẻ trải nghiệm “cực yên tâm” với quy trình thu mua xe cũ đặc biệt của FGF và VinFast
Nhiều chủ xe tham gia chương trình “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đã chia sẻ sự hài lòng bởi quy trình định giá xe cũ chặt chẽ cùng mức giá tốt...
Ford ra mắt SUV hạng C đối đầu Mazda CX-5 với giá không tưởng 416 triệu đồng, rẻ hơn cả Kia Morning
'Tân binh' mới giá rẻ hơn cả Kia Morning nhà Ford dự kiến sẽ làm dậy sóng thị trường, 'đe dọa' vị trí top 1 phân khúc của Mazda CX-5.
"Trình làng" mẫu SUV rộng và đẹp hơn Hyundai Tucson giá 452 triệu đồng, rẻ gần bằng Kia Morning
Đây là mẫu SUV có kích thước rộng bậc nhất phân khúc SUV cỡ C, nhỉnh hơn cả Hyundai Tucson nhưng giá rẻ gần bằng Kia Morning.
Mazda triệu hồi loạt ô tô SUV CX-90 và CX-70 do lỗi phần mềm
Thương hiệu ô tô Mazda đã triển khai nhiều đợt triệu hồi đối với các mẫu ô tô CX-70 hai hàng ghế và CX-90 ba hàng ghế sau khi phát hiện các sự cố liên quan tới phần mềm có thể gây mất an toàn cho người sử dụng phương tiện.
Hé lộ mẫu sedan hot rần rần sắp ra mắt tại Việt Nam: Rộng hơn Toyota Vios, đẹp hơn Honda City
'Tân binh' này sẽ là đối thủ đáng gờm đối với 2 'ngôi sao' trong phân khúc là Toyota Vios và Honda City.
Ngắm đoàn xe VF 8 giữa khung cảnh “đẹp mê hồn” trên hành trình chinh phục Tây Tạng
Hình ảnh 4 chiếc VinFast VF 8 băng qua những dãy núi tuyết trắng xóa, những “khúc cua trăm tầng” gian nan bậc nhất thế giới là khoảnh khắc ấn tượng...
"Tân binh" sedan cỡ D mới ra mắt giá chỉ 498 triệu đồng gây sốt vì rẻ lại rộng hơn Toyota Camry
Chiếc sedan rộng hơn Toyota Camry này dự kiến sẽ làm nên chuyện vì vừa rẻ vừa trang bị nhiều tiện ích thiết thực.
Vì sao iPhone 16 bị cấm bán tại Indonesia?
Bộ Công nghiệp Indonesia cho biết gã khổng lồ công nghệ Apple sẽ không được phép bán điện thoại thông minh iPhone 16 tại Indonesia...
"Hết cửa"cho Toyota Corolla Cross: Mẫu SUV-B mới ra mắt cực sang lại được giảm luôn 99 triệu đồng
Đây là mẫu SUV cỡ B gây xôn xao khi vừa ra mắt đã có ưu đãi giảm ngay 99 triệu đồng, dự kiến ganh đua doanh số với Toyota Corolla Cross.
Mitsubishi sắp ra mắt SUV 7 chỗ đẹp "kịch trần": "Chung mâm" với Xforce, thay thế Outlander
Mitsubishi chuẩn bị ra mắt mẫu SUV được xếp vào hàng chủ lực cùng với Xforce, khả năng thay thế cho Outlander.
Phone 16 gặp phải hàng loạt lỗi dù mới lên kệ hơn 1 tháng
Không lâu sau khi sản phẩm ra mắt, nhiều người dùng đã phản ánh về một số vấn đề liên quan đến thế hệ iPhone mới trên các diễn đàn công nghệ...
Mazda chính thức ra mắt ‘tân binh’ mới đẹp ‘đốn tim’ giá chỉ 451 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
Với kiểu dáng nhỏ gọn, giá siêu hời chỉ ngang Kia Morning, mẫu xe mới nhà Mazda dự kiến sẽ là cái tên sáng của hãng trong thời gian tới.
VinFast VF 9 và "trò hề" Toyota Land Cruiser Prado LC250 với "bia kèm lạc"
So với Toyota Land Cruiser Prado, VinFast VF9 đang có những ưu thế nổi trội, là một lựa chọn xứng đáng để khách Việt cân nhắc.
Điểm danh các siêu phẩm sẽ có mặt tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2024: Honda, Toyota có thêm "bạn"
Ngoài các thương hiệu quen thuộc như Honda, Toyota sẽ còn nhiều cái tên 'đình đám' sẽ góp mặt trong triển lãm lần này.
[Infographic] Ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
Bất chấp xe nội địa được ưu đãi trước bạ, lượng ô tô cập cảng Việt Nam tăng mạnh trong tháng 9/2024, đạt 18.405 chiếc, tăng 22,2% về lượng và tăng 26,4% về giá trị.