Chuyên gia gợi ý phát hành trái phiếu công trình để huy động vốn cho điện hạt nhân
Từ dư địa trần nợ công, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu công trình sau đó cho chủ đầu tư vay lại để tạo nguồn vốn dự án điện hạt nhân, đảm bảo huy động nguồn lực cho dự án.
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận (thuộc dự án trọng điểm quốc gia) vào tháng 12/2030, hướng đến kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần huy động nguồn vốn rất lớn, ước tính khoảng 22 tỷ USD. Đòi hỏi này đặt ra yêu cầu phải có những quyết sách đặc biệt, chưa từng có trong tiền lệ.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ quốc gia đã có những trao đổi với PetroTimes về các cơ chế có thể đề xuất để giải bài toán vốn cho dự án điện hạt nhân.

Tận dụng dư địa trần nợ công
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 189/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Nghị quyết này tạo cơ chế thông thoáng cho vốn đối ứng dự án từ các nguồn. Vốn tài trợ ODA cũng được Quốc hội tạo cơ chế ở mức thuận lợi cao, cắt giảm thủ tục. Đồng thời, Quốc hội cho phép sử dụng tối đa các nguồn lực trong nước, trong đó, đất đá khai thác cho phép địa phương tự quyết định, không phải đấu thầu.
Tuy nhiên, để tạo thuận lợi hơn nữa cho phương án huy động vốn cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đảm bảo hoàn thành trong thời gian phấn đấu là 5 năm, TS. Lê Xuân Nghĩa nêu ra các cơ chế mà chủ đầu tư có thể đề xuất.
Nhận định xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân phải đối mặt với nhiều thách thức, TS. Lê Xuân nghĩa phân tích, về phía nước ngoài có thể gặp rủi ro giá nguyên vật liệu, giá thuế quan thay đổi trong thời gian thi công dự án. Về phía trong nước, giá đền bù, tỷ giá hối đoán, lạm phát, giá nhân công cũng đối mặt với nhiều biến động, chưa kể chi phí bảo hiểm chưa nằm trong chi phí thực hiện dự án…
Những thách thức này theo TS. Nghĩa sẽ tạo ra 2 rủi ro lớn: Nguồn vốn tài chính vay của nước ngoài không đủ; nguồn tài chính đối ứng của chủ đầu tư không đảm bảo. Do đó, vị chuyên gia đề xuất, Chính phủ có các cơ chế huy động vốn cho dự án thông qua phát hành trái phiếu công trình bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ. Dư địa trần nợ công của Việt Nam hiện còn nhiều, do đó, Chính phủ có thể phát hành trái phiếu Chính phủ cho các ngân hàng thương mại, sau đó cho chủ đầu tư vay lại để tạo nguồn vốn cho 2 nhà máy điện hạt nhân.

Bàn thêm về khâu tổ chức trong phát hành trái phiếu Chính phủ, ông Nghĩa cho rằng, nhân việc tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả bộ máy, đề xuất chuyển toàn bộ Kho bạc Nhà nước về Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương sẽ là đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ như thông lệ quốc tế, vừa giảm rủi ro về nguồn vốn, vừa tăng uy tín của trái phiếu Chính phủ, đưa trái phiếu Chính phủ trở thành công cụ quản lý tài chính vĩ mô, kiểm soát lạm phát hiệu quả, giảm chi phí cho ngân sách và bộ máy nhà nước.
“Bởi Ngân hàng Trung ương có nguồn lực lớn từ nguồn dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại, tiền gửi của Chính phủ, dự trữ ngoại tệ. Cách làm này mới có thể tạo đủ uy tín, đảm bảo nguồn vốn cần huy động cho dự án điện hạt nhân”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Ngoài ra, một cơ chế khác được ông Nghĩa nhắc tới là cho phép chủ đầu tư trực tiếp đàm phán với các quỹ nước ngoài để vay vốn có sự bảo lãnh của Chính phủ.
Phân cấp, phân quyền cho chủ đầu tư theo nguyên tắc thị trường
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, khó khăn lớn nhất của các dự án điện hạt nhân là nguy cơ đội vốn vì đây là rủi ro ở mức cao với các công trình điện hạt nhân do những thay đổi về công nghệ, nguyên vật liệu, đền bù giải phóng mặt bằng… Do đó, chủ đầu tư cần có những dự toán trước về rủi ro này, đặc biệt cần nghiên cứu về giá cả liên quan đến công trình, làm việc với nhà thầu để kịp thời điều chỉnh. Việc giám sát cả về biến động công nghệ và chi phí vô cùng quan trọng.
Với nhận thức rủi ro trên, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, việc tìm kiếm nguồn vốn bổ sung cho dự án không phải quá khó mà khó nhất là về mặt kế toán nhằm xác định nguồn tài chính phát sinh để chuẩn bị đáp ứng. Khâu này giữa chủ đầu tư với nhà thầu xưa nay rất phức tạp. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến tiến độ các công trình bị chậm.
Cho nên, ngay từ đầu công tác giám sát công trình, đặc biệt giám sát về mặt kế toán là vô cùng quan trọng. Quốc hội cho phép Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính tham gia giám sát dự án điện hạt nhân, nhưng ông Nghĩa cho rằng vai trò chính vẫn thuộc về chủ đầu tư khi thực hiện giám sát thực địa.
Những cơ chế liên quan đến các yếu tố cụ thể, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Quốc hội không nhất thiết phải thông qua, có thể giao Thủ tướng, chủ đầu tư hoặc địa phương tự quyết định. Bởi trong quá trình thực hiện, những quy định sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế cụ thể từng vấn đề: Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến đấu thầu công trình phụ, công trình hạ tầng, nếu không có sự ủy quyền sẽ dẫn đến chậm trễ, tiến độ dự án không thể về đích như kỳ vọng.
“Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nhưng cần phân cấp, phân quyền rõ ràng cho chủ đầu tư theo nguyên tắc thị trường để chủ đầu tư hoàn toàn quyết định tự chủ về tài chính, nhất là khi có các vấn đề phát sinh”, TS. Lê Xuân Nghĩa nêu đề xuất.

3 cơ chế cho chủ đầu tư huy động nguồn lực
Liên quan đến huy động nguồn lực, TS. Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận Việt Nam đang “bao cấp” giá điện, nói cách khác đang “bù lỗ”, nếu cơ chế này không được xóa bỏ trong 5 năm tới, khi điện hạt nhân ra đời, mức độ bù lỗ sẽ lớn hơn, đặc biệt khi đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Vân Nam - Hải Phòng đi vào vận hành thì nhu cầu về điện rất lớn, nguy cơ thiếu điện là hiện hữu. Vì vậy, ông Nghĩa cho rằng muốn huy động nguồn lực đầu tư vào năng lượng thì giá điện cần được điều tiết theo cơ chế thị trường. Đây có thể coi là thách thức lớn nhất đối với tất cả các loại hình đầu tư vào năng lượng ở Việt Nam, kể cả điện gió, điện mặt trời và điện khí.
Cùng với đó, vị chuyên gia cũng đề cập tới 3 cơ chế gợi ý cho chủ đầu tư để tạo thuận lợi cao nhất trong huy động nguồn lực cho dự án. Thứ nhất, chủ đầu tư có thể được hạch toán toàn bộ giá trị công trình theo nguyên tắc tài chính kế toán của Việt Nam, đồng thời có quyền được phép điều chuyển tài chính vốn từ hạng mục này sang hạng mục khác trong quá trình thực hiện dự án.
Thứ hai, chủ đầu tư được phép áp dụng các đổi mới sáng tạo có giá trị kinh tế tài chính quan trọng. Ví dụ như, thay đổi sử dụng nguyên liệu tối ưu hơn, mang lại giá trị cao hơn. Điện hạt nhân có 3 công nghệ lớn: Kiểm soát dây chuyền, kiểm soát nhiệt lượng, kiểm soát rò rỉ phóng xạ. Trong quá trình xây dựng, Việt Nam có thể có những sáng kiến cải tiến công nghệ tốt hơn so với công nghệ mua/được chuyển giao, việc ứng dụng sẽ đi kèm cơ chế giám sát.
Thứ ba, về cơ chế sử dụng nguồn nhân lực, muốn khuyến khích nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án, cần cơ chế thi đua, khen thưởng, chủ đầu tư có quyền được phép quyết cơ chế này khi nhà thầu kiến nghị.
TIN LIÊN QUAN
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Xem nhiều




