Cổ phiếu logistic đồng loạt "nổi sóng", triển vọng nào cho năm 2022?
Sau chuỗi ngày "im hơi lặng tiếng", hàng loạt cổ phiếu vận tải biển đồng loạt "nổi sóng", đua nhau bứt phá trong suốt phiên giao dịch hôm nay.
Cổ phiếu vận tải biển tăng tốc
Phiên giao dịch hôm nay không có quá nhiều biến động khi thị trường vẫn giữ nguyên trạng thái đi ngang, VN-Index chỉ giảm hơn nửa điểm xuống mốc 1.475 điểm.
Trong khi nhóm chứng khoán vẫn "gieo sầu" khi ngập chìm trong sắc đỏ, hàng loạt cổ phiếu vận tải biển lại "nổi sóng" đua nhau bứt phá trong suốt phiên giao dịch hôm nay.
Tâm điểm chú ý của nhóm vận tải biển dồn vào cổ phiếu VOS của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam khi tăng kịch trần lên mức 20.700 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản ghi nhận 2,1 triệu đơn vị, trong khi đó dư mua trần hơn 1,1 triệu cổ phiếu.
Lội ngược dòng quá khứ, VOS từng "dậy sóng" trên thị trường khi chạy thẳng một mạch từ mức giá 4.230 đồng lên mức đỉnh lịch sử 25.500 đồng/cổ phiếu vào hồi tháng 9, tức tăng gấp 6 lần chỉ trong vòng 3 tháng.
Sau chuỗi ngày "hạ nhiệt" khi liên tục đi ngang, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vận tải biển Vinaship (mã VNA) cũng ghi nhận đà tăng ấn tượng 9,6% lên mức 36.600 đồng/cổ phiếu. Tương tự như VOS, cổ phiếu này cũng từng có một thời "nổi loạn" khi tăng mạnh nhờ hưởng lợi từ giá cước vận tải biển.
Cổ phiếu HAH của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An cũng bứt tốc ngoạn mục khi có thời điểm bật lên mức giá trần. Tuy chốt phiên có phần giảm nhiệt, song HAH vẫn duy trì sắc xanh với mức tăng 4,8% lên mốc 72.200 đồng. Thanh khoản cũng duy trì ở ngưỡng cao với hơn 3,2 cổ phiếu khớp lệnh trong phiên.
Bên cạnh đó, hàng loạt mã vận tải biển như SGP (7,4%), TCL (5%), PHP (3,9%), GMD (3,3%), VSC (1,8%) cũng đồng loạt tăng mạnh.
Nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu này bất ngờ tăng tốc được cho là đến từ thông tin cước vận tải biển từ Trung Quốc đến Đông Nam Á tăng vọt trong tháng qua và đạt mức cao nhất trong lịch sử. Tính ra, giá cước này tăng cao gấp 10 lần so với mức trước đại dịch Covid-19, khi châu Á bước vào mùa cao điểm vận chuyển hàng hóa trước thềm Tết Nguyên đán.
Triển vọng nào cho năm 2022?
Theo báo cáo ngành cảng biển năm 2022, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá cao triển vọng của cổ phiếu ngành cảng biển do được hưởng lợi từ nhiều yếu tố.
Theo phân tích của VCBS, sản lượng hàng hóa dự báo khôi phục đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 sẽ là động lực lớn cho ngành cảng biển. Nguyên nhân chính được cho là đến từ các dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất đi vào hoạt động của nhiều doanh nghiệp FDI sau giai đoạn đình trệ trong năm 2021 do tỉnh hình dịch bệnh.
Bên cạnh đó, VCBS cũng dự báo cảng hạ nguồn Hải Phòng sẽ tăng trưởng trở lại, đặc biệt nhóm cảng nằm tại trung nguồn sông Cấm – Hải Phòng (cảng Đình Vũ, Tân Vũ, VIP Green, Nam Hải Đình Vũ,…) sẽ tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2022 nhờ hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng sản lượng của khu vực Hải Phòng cùng với việc giải phóng mặt bằng các cảng nội thành để thúc đẩy xu hướng thúc đẩy đầu tư công.
Tuy giá cước vận tải có thể hạ nhiệt trong năm 2022 do nhiều yếu tố vĩ mô, song VCBS vẫn cho rằng giá cước vận tải container sẽ khó có thể về lại mức thấp ngay trong năm 2022 khi: (1) Một số trung tâm sản xuất và tiêu thụ lớn, đặc biệt nằm tại châu Á với quy mô dân số lớn (như Trung Quốc, Ấn Độ) sẽ cần thêm thời gian để đạt miễn dịch cộng đồng; (2) Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược Zero Covid thông qua các biện pháp phong tỏa; (3) Nguồn cung tàu container đóng mới sẽ chỉ bắt đầu vào giai đoạn bàn giao mạnh từ 2023.
Từ những phân tích trên, VCBS đánh giá nhóm doanh nghiệp kho vận/ trung tâm logistic dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Công ty chứng khoán này cũng cho rằng, dư địa tăng trưởng của các doanh nghiệp vận tải biển vẫn dồi dào và có khả năng thiếp lập nền lợi nhuận mới trong giai đoạn tới.
Đối với CTCP Gemadept (mã GMD), VCBS dự phóng sản lượng của Gemalink trong năm 2022 có thể đạt 1.461.690 TEU – gần 100% công suất thiết kế và sẽ là động lực quan trọng đến tăng trưởng lợi nhuận của GMD. Với những kỳ vọng về tiềm năng tăng trưởng từ Cảng Nam Hải và Nam Đình Vũ, VCBS dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của GMD sẽ lần lượt đạt 7.167 tỷ đồng và 2.439 tỷ đồng.
Đối với VCBS cũng đánh giá cao triển vọng của CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (mã VSC) do kỳ vọng tăng trưởng tích cực tại cảng VIP Green và việc mua lại 36% cổ phần cảng cảng VIMC Đình Vũ (Vinalines Đình Vũ) đem đến động lực tăng trưởng và gia tăng hiệu quả hoạt động vận hành cảng của VSC từ năm 2022. Qua đó, VCBS cũng dự phóng doanh thu và lợi nhuận của VSC trong năm 2022 sẽ đạt lần lượt 2.296 tỷ đồng và 466 tỷ đồng.
CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng (mã TCL) cũng được đánh giá là tiềm năng nhờ sản lượng xếp dỡ tại cảng Cát Lái kỳ vọng hồi phục trong năm 2022 và gia tăng hiệu quả mảng dịch vụ cảng cạn. VCBS đặt dự phóng doanh thu Tân Cảng đạt 1.427 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 146 tỷ đồng trong năm 2022.
TIN LIÊN QUAN
-
Tổng lượng hàng thông qua cảng biển Đà Nẵng giảm trong 11 tháng đầu năm 2021
-
Một doanh nghiệp cảng biển bị phạt gần và truy thu gần 673 triệu đồng do vi phạm về thuế
-
Công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
-
Tin nhanh ngân hàng ngày 17/9: TPBank triển khai tính năng thu phí hạ tầng cảng biển trực tuyến
-
Cần hơn 300 nghìn tỷ đồng để phát triển cảng biển trong 10 năm tới
Ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chỉ mua 85% lượng cổ phiếu MSN đã đăng ký
Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do không đạt được thỏa thuận.
Chứng khoán MB chuẩn bị phát hành gần 26 triệu cổ phiếu MBS
Đây là đợt chào bán hơn 25.7 triệu cp, tương đương 7.404% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Tiếp tục xu hướng tăng
Thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà hồi phục tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/11 giúp VN Index có thêm 12 điểm, áp sát mốc tâm lý 1.230...
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng giảm chưa kết thúc
Thị trường không duy trì được đà hồi phục hình thành từ cuối phiên giao dịch trước đó và tiếp đà giảm điểm khi kết phiên giao dịch ngày 12/11. VN Index nhanh chóng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/11: VN Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 12/11, VN Index giảm hơn 5 điểm, là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi bán ròng với giá trị 631 tỷ đồng trên toàn thị trường.